#1. Vệ sinh mũi sạch sẽ
Triệu chứng thường thấy nhất ở bệnh cảm lạnh đó là nghẹt mũi, khiến bạn khó thở, vô cùng khó chịu. Vậy nên, việc vệ sinh mũi sạch sẽ có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, chất nhầy vào sâu bên trong. Nhờ đó mà tình trạng bệnh cũng sẽ được cải thiện rõ rệt và nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn phải thực hiện đúng cách theo các bước sau:
- ✦
Đầu tiên, bạn đặt một ngón tay lên cánh mũi.
- ✦
Sau đó, bịt kín một lỗ mũi và xịt nước mũi vào lỗ mũi còn lại.
- ✦
Thực hiện tương tự với mũi bên kia.
Bạn nhớ rửa tay trước/sau khi thực hiện để đảm bảo vệ sinh nhé. Đặc biệt, không dùng chung dụng cụ này với người khác nhé!
#2. Sát trùng họng bằng nước muối loãng
Muối có tính sát khuẩn tuyệt vời. Khi súc miệng với nước muối loãng, những cơn đau rát họng sẽ giảm đi trông thấy. Không chỉ vậy, khả năng kháng viêm hiệu quả của muối sẽ giúp bạn diệt vi khuẩn gây bệnh hữu hiệu. Bạn nên thực hiện việc này 2 – 4 lần/ngày để mau chóng khỏi bệnh cảm lạnh.
#3. Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý
Chắc chắn khi bị bệnh cảm lạnh bạn sẽ cảm thấy vô cùng uể oải. Vậy nên hãy để cho cơ thể được nghỉ ngơi nhiều nhất, đừng gắng sức làm việc. Bởi nó sẽ chỉ khiến bệnh lâu khỏi và khả năng tái phát cao hơn. Một chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bạn tích lũy năng lượng, tăng cường đề kháng một cách hiệu quả. Ngoài ra, bạn cần hạn chế đi ra ngoài để tránh nhiễm gió lạnh và bổ sung thêm các món ăn dễ tiêu hóa, giàu protein như súp gà, cháo nóng…
#4. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
Một trong những bí quyết giúp cho bệnh cảm lạnh mau khỏi chính là dọn vệ sinh nhà cửa thường xuyên. Bởi khi đó, các vi khuẩn gây bệnh sẽ không còn không gian sinh sống và xâm nhập vào cơ thể của bạn cũng như các thành viên khác nữa.
Để vệ sinh nhà cửa hữu hiệu, Cleanipedia khuyên bạn sử dụng nước lau sàn Sunlight Tinh dầu thiên nhiên, sản phẩm duy nhất trên thị trường được Viện Da liễu chứng nhận “an toàn cho da”. Với chất hoạt động bề mặt tiên tiến, Sunlight tinh dầu thiên nhiên sẽ đánh bật vi khuẩn, các vết bẩn và bụi bám ở mọi ngách ngách và ngăn chúng không bám trở lại.
Từ đó, sàn nhà bạn sẽ luôn sạch bong sáng bóng mà không có bất kỳ vi khuẩn bệnh cảm lạnh nào lưu lại được. Bên cạnh đó, hương thơm tinh dầu thiên nhiên còn giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, nhất là khi cơ thể đang vô cùng mệt mỏi, cần một không gian thư giãn thật sự.
Bị cảm nên uống gì?
Ngoài những cách trên thì việc bổ sung các loại nước uống sau đây sẽ giúp bệnh cảm của bạn nhanh chóng khỏi.
Uống nhiều nước ấm
Khi bị cảm, các triệu chứng mà bạn thường gặp sẽ là chảy nước mũi, sốt, đổ mồ hôi, … Đây chính là những nguyên nhân khiến cơ thể bị mất nước, vì vậy hãy uống nhiều nước ấm sẽ giúp bạn giảm được các triệu chứng cảm cúm, đồng thời làm giảm ho. Đây cũng là cách làm cho cơn đau họng của bạn trở nên dễ chịu hơn do đào thải được các chất nhày tích tụ và làm dịu hệ thần kinh trung ương.
Ngoài ra, việc bổ sung nước liên tục và đầy đủ là một yếu tố rất quan trọng nhằm tránh cho cơ thể bị mất nước dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, táo bón, đau họng và ho dần nặng hơn,…
Sữa chua giúp tăng cường hệ miễn dịch
Một số nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn probiotic và kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, cacbohydrat và protein trong sữa chua còn cung cấp một phần năng lượng giúp cơ thể nhanh hết bệnh, làm dịu đi một số triệu chứng khó chịu và kéo dài của cảm cúm.
Một lưu ý nhỏ là để đạt hiệu quả tốt nhất bạn nên dùng sữa chua không đường. Chính vì các yếu tố trên, nếu còn đang băn khoăn bị cảm nên uống gì thì sữa chua là một trong những lựa chọn thích hợp nhất mà bạn cần bổ sung ngay vào thực đơn nhé.
Nạp Vitamin C cho cơ thể
Có khá nhiều người không biết khi bị cảm nên làm gì. Các chuyên gia y tế khuyên chúng ta cần bổ sung lượng vitamin C càng nhiều càng tốt, vì nó sẽ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Bạn có thể nạp khoáng chất này qua các loại thực phẩm được vắt hoặc ép lấy nước như cam, bưởi, chanh, quýt,…nhất là ở trái ổi có chứa đến 228mg vitamin C/100g thực phẩm so với cam 45mg/100g thực phẩm. Tốt nhất là nên ép lấy nước uống, bởi khi bị cảm cơ thể sẽ rất mệt mỏi, khiến cho bạn rất ngán ngẩm khi phải nhai đồ ăn cứng.
Lưu ý quan trọng khi uống nước ép trái cây là bạn tránh bỏ đường quá nhiều, vì nó có thể gây cản trở hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Pha nước từ gừng
Gừng có tác dụng giữ ấm cơ thể, kích thích lưu thông máu, trị cảm mạo, ho có đờm, làm ấm dạ dày,…Một số cách sử dụng gừng để trị cảm bao gồm:
- ✦
Trà gừng quế: với công dụng tốt từ gừng và hương vị thơm ngon dễ dùng. Chỉ cần pha một ít nước đun sôi, thanh quế, đường phèn là có thể dùng.
- ✦
Trà chanh gừng mật ong: giúp tăng sức đề kháng mau giảm bệnh với chỉ 1 trái chanh, 30g gừng tươi, 2 muỗng mật ong, 2 túi trà thảo mộc, 250ml nước đun sôi.
Nước chanh bạc hà
Nước chanh kết hợp với một ít lá bạc hà sẽ là sự kết hợp tuyệt vời để bổ sung các khoáng chất như vitamin A, C, D, B6, Protein,… Đặc biệt, trong bạc hà có chứa hàm lượng tinh dầu rất lớn, nhờ vậy mang lại tính kháng khuẩn mạnh, có tác dụng hạ nhiệt cơ thể, giảm ho, kích thích tuyến mồ hôi bài tiết,…
Sử dụng tỏi
Có một nguyên liệu mà hầu như bất kỳ căn bếp gia đình nào cũng có, đó là tỏi. Đã có không ít các nhà nghiên cứu, đặc biệt là về Đông y, đều chọn tỏi là giải pháp để tăng cường miễn dịch, đồng thời giảm các triệu chứng liên quan đến cảm cúm tốt nhất.
Tuy nhiên, tỏi lại có mùi hăng sẽ rất khó dùng với một số người, vì vậy bạn có thể nướng tỏi rồi giã nhuyễn, cho vào một ít nước ấm sau đó uống sẽ giảm phần nào vị hăng từ tỏi.
Nước hoa hồng trắng
Có thể bạn chưa biết nhưng hàm lượng Vitamin C trong hoa hồng còn cao hơn cả cam và chanh với rất nhiều vitamin B, A, K. Ngoài ra, thức uống này còn có tính ấm giúp chống nhiễm trùng, giảm viêm, chống ho, ngăn ngừa cảm lạnh, sổ mũi,…
Để thực hiện, bạn cho 15g cánh hoa hồng trắng vào chén sứ, thêm một muỗng đường phèn sau đó chưng cách thủy. Uống ngày 3 lần để mau khỏe bạn nhé.
Uống thuốc trong trường hợp cấp
Nếu sử dụng các biện pháp trên mà triệu chứng cảm vẫn không thuyên giảm, quan trọng hơn nếu sốt trên 38,5 độ C thì bạn cần uống thuốc giảm đau hạ sốt. Có nhiều người băn khoăn không biết bị cảm nên uống thuốc gì (panadol, ibuprofen,…), vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp cả thuốc uống với các loại nước uống trên (nên cách thời gian dùng thuốc từ 2-3 tiếng) để bệnh lý được cải thiện nhanh hơn.
Việc đề phòng và xử lý bệnh cảm lạnh cũng không quá phức tạp như bạn nghĩ, đúng không nào? Chúc bạn nhanh khỏi bệnh và đừng quên thực hiện các mẹo hay nêu trên để bảo vệ sức khỏe cả nhà trong những ngày thời tiết ẩm ương nhé!
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười hai, 2024Cách chăm sóc cây thường xuân tươi tốt tại nhà
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười một, 2024Tổng hợp các cách trồng dưa leo cơ bản cho người mới
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười, 20247 loại cây trồng ban công vừa đẹp vừa tỏa hương thơm ngát
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng chín, 2024Mẹo Chụp Ảnh Cây và Hoa Tuyệt Đẹp Ngoài Thiên Nhiên