Hướng dẫn kỹ thuật chiết cành cây Lộc Vừng đúng cách

PIN

Cây Lộc Vừng, loại cây tượng trưng cho sự thịnh vượng bình an và cũng là 1 trong 4 loại cây cảnh quý được nhiều người ưa chọn. Nên từ lâu cây Lộc Vừng này đã rất thích hợp trở thành phong thủy cây cảnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách chiết cành cây Lộc Vừng sao cho chuẩn, đúng cách để bạn có thể có cho mình cây Lộc Vừng đẹp 1 cách nhanh nhất nhé.

Đặc điểm cây Lộc Vừng

Đặc điểm cây Lộc Vừng là cây Lộc Vừng là loại cây thân gỗ, chúng có thể cao tới hơn 20 mét, thân cây có màu và khá sần sùi không nhẵn giống như những cây tiểu cảnh sân vườn khác. Lá Lộc Vừng thuộc lá đơn, thuôn tròn, có cuống ngắn và hơi to có màu xanh đậm.

Khi cây ra hoa sẽ đem đến cho bạn một không gian rực rỡ với màu đỏ tươi của mình. Hoa buông thõng và kéo dài xuống phía dưới nên lại càng tạo nên cho bạn một không gian tuyệt đẹp đậm chất lãng mạn. Cây Lộc Vừng cũng có cho mình 1 bộ rễ  cây thủy sinh nên chúng có khả năng phát triển tốt ở những nơi nước lợ, nồng độ muối biển từ 1-3 phần nghìn.

Xem thêm  Cây phong thủy cho mệnh hỏa ngày càng giàu sang phú quý
Tên khoa học cây là Barringtonia Acutangula
Tên khoa học cây là Barringtonia Acutangula

Kỹ thuật chiết cành cây Lộc Vừng

Chuẩn bị dụng cụ

Dao sắc để có thể cắt vị trí cây Lộc Vừng chiết được chuẩn xác, tránh trường hợp bị cưa đi cưa lại nhiều lần khiến cho vị trí cành chiết bị trầy xước. Túi nilon, bùn đất, trấu, rễ bèo.

Thời vụ chiết

Bạn nên chiết cây vào khoảng tháng 5 tháng 6 dương lịch, thời điểm này những cành lộc xuân của cây đang chuyển sang dạng cành bánh tẻ, không quá cứng cũng không quá non nên sẽ giúp tăng khả năng sinh sống cho cây giống.

Lộc vừng thường được gọi là Lộc Vừng, Chiếc, Lộc Mưng
Lộc vừng thường được gọi là Lộc Vừng, Chiếc, Lộc Mưng

Xem thêm: Cây giáng hương

Các bước chiết cây Lộc Vừng

Bạn nên chọn những cành lộ sáng ở giữa thân, vỏ dầy, nhiều nhựa và không phải là cành cây Lộc Vừng bị bệnh.

Bước 1: Khoanh bọc vỏ cành Lộc Vừng

Bước 2: Bạn hãy cạo sạch lớp tơ tại điểm mà vừa khoanh bọc ra, rồi để ráo nhựa sau 7 đến 10 ngày sẽ hình thành mô sẹo để kích thích trái sinh rễ mới.

Bước 3: Bạn tiếp tục bó bầu tại thời điểm khoanh cắt cành Lộc Vừng bằng đất bùn ao được nhào kỹ cùng với rơm, trấu, rễ bèo. Lí do bạn sử dụng thêm những nguyên liệu này khi chiết đó là tạo chất dinh dưỡng cho cây.

Bước 4: Bạn bọc lại bầu chiết bằng nilon trong và chắc chắn để có thể dễ dàng kiểm tra bầu chiết hơn. Tránh trường hợp bầu bị khô hay bị hỏng để bạn sẽ có phương án giải quyết kịp thời.

Xem thêm  Top 9 cây cảnh trong nhà hợp mệnh Thuỷ thu hút tài lộc dồi dào

Bước 5: Theo dõi và chăm sóc cây cảnh Lộc Vừng (Bầu chiết)

Lộc vừng có cành nhánh khá nhiều
Lộc vừng có cành nhánh khá nhiều

Những lưu ý khi chiết cành Lộc Vừng

Lưu ý cây Lộc Vừng khi chiết đấy là:

  • Bạn cần buộc chặt bầu chiết ở phía dưới và nới lỏng tay ở phía trên để giúp cho nước và không khí được giữ và luân chuyển trong bầu tốt hơn.
  • Tỉa bỏ những cành tăm, cành khuất tán để hạn chế nơi ẩn nấp của sâu.
  • Chiết đúng thời vụ, không để bầu bị thiếu ánh sáng.
Hoa lộc vừng
Hoa lộc vừng

Với kỹ thuật cây cảnh khi chiết cành cây Lộc Vừng này thì bạn hoàn toàn có thể thành công và sẽ nhanh chóng có cho mình cây Lộc Vừng đẹp như mong muốn. Nếu bạn không muốn mất thời gian để chiết hay vẫn chưa tự tin về kỹ thuật trồng cây Lộc Vừng của mình thì hãy liên hệ đến https://caycanhhanoi.vn chúng tôi để được tư vấn cũng như có được địa chỉ mua cây Lộc Vừng uy tín.

 

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ bốn con!
Bài mới nhất
Xem thêm  38+ mẫu hoa Lan Hồ Điệp màu xanh dương độc lạ và quý hiếm