Lá mai bị đốm vàng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng trừ

PIN Lá mai bị đốm vàng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng trừ

Lá mai bị đốm vàng sau đó rụng đi dù chưa đến mùa Tết đã khiến không ít người chăm sóc cây cảnh lo lắng. Vậy nguyên nhân và cách phòng ngừa loại bệnh này như thế nào? Hãy cùng Caycoi.net tìm hiểu về bệnh đốm vàng trên mai và cách trị dứt điểm nhé.

Bệnh đốm vàng trên lá mai là gì?

Bệnh đốm vàng trên lá mai (còn được gọi là bệnh thán thư), có tên khoa học là Pestalozzia palmarum. Đây là loại bệnh phổ biến nhất trên cây mai vàng hiện nay. Lá mai bị đốm vàng có thể lây lan nhanh chóng nếu không được xử lý kịp thời, làm cây sinh trưởng kém, còi cọc, lá rụng, không ra hoa, hoặc thậm chí là hết cây.

Dấu hiệu nhận biết lá mai bị đốm vàng

Bệnh đốm vàng trên lá mai khởi phát với những chấm nhỏ li ti, sau đó lây lan nhanh chóng sang cả mặt lá rồi đến phần viền. Vết bệnh lan truyền có màu nâu đậm, giữa phần mô bệnh và mô khỏe sẽ có các quầng màu vàng nhạt.

Khi bệnh phát triển nặng hơn, vết bệnh sẽ liên kết với nhau thành những đốm lớn với nhiều hình dạng khác nhau. Lá bệnh già xuất hiện từ dưới gốc lên đến ngọn, màu lá chuyển sang nâu hoặc nâu đen. Sau đó, bệnh sẽ lan truyền từ lá già sang lá non và các mầm non của cây mai. Những phần đọt non bị nhiễm bệnh sẽ bị cháy khô, sau đó bị rụng, toàn bộ cây mai trở nên còi cọc, ra hoa không đẹp trong dịp Tết.

Xem thêm  Trồng cây xanh chỉ bằng cách lướt web, tại sao không?

Nguyên nhân lá mai bị đốm vàng

Lá mai bị đốm vàng nguyên nhân là gì?Lá mai bị đốm vàng nguyên nhân là gì?
Lá mai bị đốm vàng nguyên nhân là gì?

Nguyên nhân lá mai bị đốm vàng là do Pestalotia palmarum – nấm đốm lá gồm các sợi nấm đa bào, không màu và không phân nhánh. Nấm sẽ hình thành các đĩa vũm hơi lõm ở mô bệnh già, sau đó liên kết với nhau theo mật độ dày đặc hơn. Khi nấm sản sinh quá mức sẽ tạo thành các cụm và sinh ra nhiều bào từ nấm mới hơn nữa, khiến cây mai nhiễm bệnh ngày càng nặng hơn.

Cách phòng trừ tình trạng lá mai bị đốm vàng

Để tránh tình trạng lá mai bị đốm vàng, bạn cần thực hiện những điều sau:

  • Tạo độ thông thoáng cho cây bằng cách điều chỉnh mật độ trồng mai.
  • Thường xuyên cắt tỉa những lá bị bệnh, vệ sinh đều đặn, không để bệnh lây lan sang những cây khác.
  • Bón thêm phân hữu cơ và kaki với liều lượng hợp lý, giúp cây có đủ sức khỏe chống chọi lại bệnh đốm vàng.
  • Khi cây xuất hiện dấu hiệu bệnh, bạn có thể phun thuốc Viben C đều trên hai mặt lá từ 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 đến 7 ngày. Để phòng ngừa bệnh này, bạn có thể phun thuốc 10 – 15 ngày/lần.

Một số bệnh đốm phổ biến khác trên mai

Ngoài bệnh lá mai bị đốm vàng, cây mai còn có thể gặp một số loại bệnh khác như sau:

Bệnh đốm tảo trên mai vàng

Bệnh đốm tảo (còn được gọi là bệnh đốm rong) do một loại tảo gây ra.

  • Dấu hiệu: Lá mai xuất hiện đốm tròn khoảng 3-5mm, hơi nhô so với mặt lá, đốm có xanh xám hoặc đỏ nâu rồi chuyển dần sang xám nâu. Khi gặp điều kiện thích hợp, vết đốm bệnh sẽ lây lan nhanh, dưới mặt lá sẽ thấy rõ mô lá bị phá hoại với những sợi tảo mọc xuyên qua màu đỏ nâu. Khi lá bị bệnh nặng sẽ bị bao phủ với nhiều đốm dày đặc.
  • Vị trí xuất hiện: Lá trưởng thành
  • Điều kiện xuất hiện: Ở môi trường độ ẩm cao, vườn mai không thông thoáng hoặc ở mai lâu năm.
  • Phòng ngừa: Thường xuyên cắt tỉa lá, tạo thông thoáng cho lá mai quang hợp. Nếu cây hay bị đốm tảo thường xuyên, hãy dùng vôi quét lên thân cây vào đầu và cuối mùa mưa để phòng ngừa bệnh.
  • Cách trị bệnh: Nếu cây mai xuất hiện bệnh, hãy dùng thuốc gốc đồng như COC 85, Master Cop 21SL…phun trên khu vực bị đốm tảo như lá mai, thân hoặc cành.
Xem thêm  Cách sắp đặt trang trí sân vườn bằng sỏi cuội tự nhiên hiệu quả nhất

Bệnh đốm đồng tiền trên mai vàng

Bệnh đốm đồng tiền trên mai vàngBệnh đốm đồng tiền trên mai vàng
Bệnh đốm đồng tiền trên mai vàng

  • Điều kiện xuất hiện: Ở môi trường độ ẩm cao, thường xuất hiện ở thân cây lâu năm hoặc cây có lá rậm rạp, thông thoáng kém, ít được chiếu sáng, thân có lớp vỏ đã chết, thích hợp để rong rêu và nấm hoại sinh sinh trưởng.
  • Dấu hiệu: Đốm đồng tiền là mảng địa y, thuộc dạng cộng sinh giữa rêu và nấm. Bệnh thường tập trung ở sát gốc cây trong giai đoạn đầu, sau đó phát triển lên các nhánh. Vết bệnh sẽ loang lổ tròn như đồng tiền, có màu xám xanh hoặc xám trắng. Khi bệnh phát triển mạnh, vết bệnh sẽ liên kết với nhau tạo thành mảng lớn đa dạng. Các vết bệnh xếp chồng lên nhau, chiếm diện tích lớn trên phần vỏ mai. Vỏ mai lúc này sẽ có độ xốp như một lớp nhung, tập trung bao quanh ở gốc mai.
  • Ảnh hưởng: Dù địa y phát triển bên ngoài vỏ cây không gây hại lớn, nhưng sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mai.
  • Phòng ngừa: Dọn dẹp sạch sẽ vườn cây, tạo độ thông thoáng, khô ráo cho vườn mai, tạo điều kiện cho phần tán lá và dưới gốc mai được nhận nhiều ánh sáng tự nhiên. Nếu cây thường xuyên bị bệnh đốm đồng tiền, hãy dùng vôi hoặc thuốc gốc đồng như Viben C 50BTN, Norshield 86.2 WG, Bordeaux 25WP, COC 85,… quét lên phần thân cây vào đầu và cuối mùa mưa.
Xem thêm  Địa điểm bán buôn hoa lan hồ điệp tại Hà Nội

Kết luận

Bài viết trên đây đã giúp bạn biết được nguyên nhân và cách phòng ngừa lá mai bị đốm vàng. Hi vọng thông qua đó, bạn có thể chăm sóc mai vàng ra hoa đúng dịp Tết, mang tài lộc và may mắn cho gia đình của mình.

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ bốn con!