Trồng một ít rau xanh, củ quả hoặc các loại thảo mộc trên bệ cửa bếp không chỉ làm tăng giá trị thẩm mỹ, mà còn cung cấp cho bạn các thực phẩm lành mạnh và tươi sạch cho bữa ăn gia đình. Dưới đây là 7 lời khuyên tuyệt vời về cách trồng cây trong nhà bếp.
1. Lựa chọn loại cây trồng trong nhà bếp
Có rất nhiều loại cây có thể được trồng trong nhà bếp, điển hình là các cây rau củ có thể ăn được. Ưu tiên chọn những loại rau dễ sinh trưởng, dễ chăm sóc và không cần nhiều không gian. Có thể lấp đầy bệ cửa sổ bằng một hàng xà lách, rau diếp, ngò rí hay rau tía tô, bạc hà.
Cây thảo mộc, các loại cây dễ sống thanh lọc không khí hoặc có thể khử mùi cũng là lựa chọn tốt cho khu vườn mini trong nhà bếp của bạn. Các loại thảo mộc phổ biến nhất bao gồm lá cà ri, húng quế, húng tây, hương thảo, bạc hà và rau mùi tây, …
Bạn có thể tham khảo Top 5 loại cây trồng trong nhà bếp và những điều cần biết để lựa chọn và đa dạng hóa các cây trồng ở nhà bếp.
2. Phương pháp trồng cây trong nhà bếp
Có hai cách bạn sử dụng được để trồng cây trong nhà bếp. Một là gieo hạt, hai là giâm cây từ rễ hoặc thân, cành có sẵn. Gieo hạt giúp cây phát triển thuần hơn, nhưng tốn khá nhiều thời gian chăm sóc. Lời khuyên đưa ra là nên giâm cây. Các loại cây ăn được như hành lá, hành tây, ngò rí, tỏi, gừng, … bạn chỉ cần để lại một đoạn rễ hoặc phần thân giâm vào đất là có cây mới mọc lên.
Bạn cũng có thể mua cây con từ vườn ươm và cấy trên đất. Với cách làm này, cây trồng sẽ khỏe mạnh hơn và thích nghi nhanh hơn so với cây được gieo hạt trực tiếp.
3. Kết hợp các loại cây trồng
Cây trồng trong nhà bếp nếu quá nhiều và rậm rạp sẽ tạo điều kiện để thu hút côn trùng và nấm bệnh phát triển. Bí quyết khắc phục điều này là kết hợp các loại cây trồng với nhau. Một số gợi ý như sau:
- Húng quế, hẹ và hạt tiêu
Trồng tiêu cùng với húng quế và hẹ là một cách tuyệt vời để tăng hương vị cay nồng của hạt tiêu. Đồng thời, cách trồng cây trong nhà bếp này còn giúp triệt tiêu cỏ dại cho chậu cây.
- Cà tím, đậu, húng tây & rau bina
Cà tím có nhu cầu nitơ rất cao, có thể được đáp ứng bằng cách trồng cây họ đậu trong cùng một chậu trồng. Húng tây giúp xua đuổi côn trùng, trong khi rau bina lại triệt tiêu hết không gian sinh trưởng của cỏ dại. Bên cạnh đó, rau bina cũng khá thích sống dưới bóng râm của cây cà tím.
- Tỏi và cà chua hoặc Hương Thảo và rau xanh bụi
Tỏi có mùi hắc với tác dụng ngăn côn trùng bám vào cây. Do đó trồng một cây tỏi giữa hai chậu cà chua là gợi ý khá hay. Hương Thảo thì vừa xua được côn trùng lại khá thơm nên nếu trồng giữa các chậu rau xanh thì có thể đuổi muỗi và khử mùi cho nhà bếp.
4. Chọn chậu trồng phù hợp
Tất cả những gì bạn cần đó là chuẩn bị chậu trồng thích hợp. Người ta hay sử dụng chậu sứ, đất nung làm sẵn. Nếu không thích, bạn có thể tái chế và sáng tạo nên chậu trồng từ chai nhựa, ly nước, chén, xô, thùng xốp, …
Các loại thảo mộc và rau lá xanh là phù hợp cho người mới bắt đầu trồng vì chúng phát triển dễ dàng và có rễ nông, có thể sống trong các thùng xốp nhỏ. Rau diếp, cải xoăn và rau bina có thể được trồng trong chậu hoặc máng.
Nếu bạn muốn trồng các loại cây có rễ sâu và kích thước lớn hơn, chẳng hạn như cà rốt, cà chua hay ớt, bạn cần chậu trồng lớn hơn. Hãy nhớ rằng những cây này phải được trồng nơi có không gian giữ cho chúng đứng thẳng và cho phép trái cây chín.
5. Ánh sáng là điều tối quan trọng
Có một số loại cây sống được trong bóng râm, hoặc nơi thiếu ánh sáng. Nhưng đa số cây trồng đều cần nhiều ánh sáng để quang hợp và sinh trưởng. Vị trí hoàn hảo để trồng cây trong nhà bếp là nơi nhận được nhiều ánh nắng mặt trời như bệ cửa sổ. Cũng lưu ý cần có khu vực dành riêng được che mát một phần để bạn có thể trồng các loại thảo mộc và rau thích bóng râm ở đó.
Nếu căn bếp khép kín không có cửa sổ đón nắng, bạn nên hỗ trợ hệ thống chiếu sáng cho cây. Các loại thảo mộc và rau lá xanh cần vài bóng đèn halogen 50 Watt. Đồng thời, cách trồng cây trong nhà bếp đúng đắn là thỉnh thoảng nên đem cây ra ngoài phơi nắng nhẹ để chúng phát triển tốt hơn.
6. Chú ý việc thoát nước của chậu cây
Bất kỳ cây trồng nào cũng cần phải có nước thì mới sống được, cần ít hay nhiều nước tùy vào loại cây. Khi trồng cây trong nhà bếp, việc tưới nước trở nên khó khăn hơn. Bởi nếu chậu trồng không thoát được nước cây sẽ ngập úng. Nhưng chậu thoát nước quá dễ thì sẽ chảy lênh láng khắp nơi gây mất vệ sinh.
Do đó, bất kể chậu trồng làm từ chất liệu gì và hình dáng như thế nào thì cũng cần có lỗ thoát nước bên dưới đáy chậu. Đồng thời, chậu nên đặt trên dĩa hoặc khay để hứng nước thoát ra qua lỗ.
7. Phương pháp trồng cây trong nhà bếp bị hạn chế không gian
Đừng để thiếu không gian ngăn cản tình yêu của bạn đối với cây trồng trong nhà bếp! Hãy xem xét việc thiết kế những chậu trồng cây trên tường, lan can hay sử dụng những chiếc giỏ treo để hỗ trợ cho cây trồng phát triển theo chiều dọc.
Trồng cây hay rau theo chiều dọc không chỉ tiết kiệm không gian mà còn rút ngắn thời gian chăm sóc. Việc tưới nước nhanh chóng hơn và bạn có thể dễ dàng nhìn thấy cây, trái ở đâu để kịp thời xử lý sâu bệnh.
Bài viết chỉ đưa ra vài lời khuyên nho nhỏ nhưng lại cực kỳ hữu ích đúng không các bạn? Còn chần chừ gì nữa mà không áp dụng ngay những cách trồng cây trong nhà bếp như trên nào! Chúc các bạn có một căn bếp xinh xắn, tươi xanh đầy sức sống nhé.
Vườn Cây Việt xin gợi ý bạn 5 cây trồng trong nhà bếp qua video sau nhé!
[wpcc-iframe src=”https://www.youtube.com/embed/hHTEHsiMwLg” frameborder=”0″ width=”560″ height=”315″]
Xem thêm:
Top 5 loại cây trồng trong nhà bếp và những điều cần biết
5 cây trồng trong phòng ngủ và 5 nguyên tắc cần ghi nhớ
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười hai, 2024Cách chăm sóc cây thường xuân tươi tốt tại nhà
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười một, 2024Tổng hợp các cách trồng dưa leo cơ bản cho người mới
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười, 20247 loại cây trồng ban công vừa đẹp vừa tỏa hương thơm ngát
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng chín, 2024Mẹo Chụp Ảnh Cây và Hoa Tuyệt Đẹp Ngoài Thiên Nhiên