Bí quyết phân biệt các loại chậu đất nung, men sứ, composite và nhựa ABS

PIN

Việc trồng cây xanh trong chậu trang trí đang là xu hướng ưa chuộng của khá nhiều người hiện nay. Sau khi đã quyết định được loại cây mà mình sẽ trồng, mọi người sẽ quan tâm đến việc chọn chậu. Bên cạnh màu sắc hay kiểu dáng thì chất liệu của chậu là điều mà hầu hết chúng ta đều đắn đo suy nghĩ. 

Hiện nay chậu trồng cây được làm từ nhiều chất liệu khác nhau nhưng màu sắc thì có vẻ khá giống, khiến khách hàng trở nên lúng túng khi lựa chọn. Sau đây Vườn Cây Việt sẽ bật mí bí quyết phân biệt các loại chậu làm từ đất nung, men sứ, composite và nhựa ABS. Hãy cùng theo dõi.

Chậu đất nung và chậu men sứ khác nhau như thế nào?

Thật ra hai loại chậu này khá dễ phân biệt. Thường thì người ta sẽ nhận biết bằng màu của sản phẩm.

#Chậu đất nung

chau-dat-nung.jpg 

Chậu đất nung

Chậu đất nung được làm từ đất sét thô và nung dưới nhiệt độ khoảng 800 – 1200 độ C, phổ biến là khoảng 900 độ C. Sau khi chế tác, các sản phẩm này hầu như không được tráng men nên có màu nâu hoặc đỏ gạch, một số khác có màu trắng ngà. Chậu được nung ở nhiệt độ không cao nên sản phẩm có độ bền thấp, dễ vỡ nếu rơi hoặc va chạm.

Đồng thời chậu này hút nước khá tốt, dẫn đến nhanh hư hơn các loại chậu khác. Một số sản phẩm đất nung được tráng men kín, tuy nhiên lớp men sẽ khác màu với lớp đất bên trong và chỉ cần lớp men bị tróc thì chậu vẫn có thể hút nước.

Xem thêm  Cây chịu nắng gắt giúp hạ nhiệt khi hè về

#Chậu men sứ

  chau-tron-men-lon.jpg

Chậu men sứ

Chậu sứ làm từ đất sét tinh, được nung ở nhiệt độ khá cao, khoảng 1300 độ C trở lên nên có kết cấu rắn chắc, cứng và bền chắc hơn đất nung rất nhiều. Sứ có nước men bóng, thường là màu trắng và không bị ố màu, phai màu như đất nung. Các sản phẩm sứ hoàn toàn không thấm nước, và nặng hơn sản phẩm bằng đất nung có cùng kích thước và kiểu dáng.

|Ngoài ra: Một số dân chuyên nghiệp còn phân biệt hai loại chậu này bằng cách dùng thanh kim loại, đũa hay ngón tay gõ vào thân chậu. Chậu đất nung sẽ phát ra tiếng khá đục. Chậu men sứ thì âm thanh trong, ngân và dài hơn.

Làm sao để phân biệt chậu men sứ và chậu nhựa sơn bóng bằng mắt nhìn?

#Chậu men sứ

Chậu men sứ có màu thật, khi đưa ra trước ánh sáng thì phản xạ ánh sáng nhẹ nhàng. Chậu sứ có thể chế tác các hoa văn hoặc có vân nổi (mắt lưới, gợn sóng, ô vuông, kim cương, …) trên thân.

mai-van-phuc-de-ban-phong-thuy.jpg 

Chậu men sứ sẽ có hoa văn trên thân

#Chậu nhựa sơn bóng

Màu sắc chậu nhựa sơn bóng sặc sỡ hơn rất nhiều so với chậu sứ, nếu trắng thì trắng tinh, đen thì đen nhánh. Khi đưa chậu nhựa ra ánh sáng thì sự phản xạ ánh sáng cao, bóng hơn, rõ ràng hơn.

 chau-tron-men-trang.jpg

Chậu composite tròn

Chậu nhựa hoặc thân trơn hoặc có vân nổi chứ không vẽ hoa văn được như chậu men sứ.

Nhận biết chậu nhựa ABS và chậu composite

Hai loại chậu này đều làm bằng nhựa tổng hợp, nhẹ, độ bền cao, chịu được áp lực, khó bể vỡ khi va chạm hay ngã đổ. Bên cạnh đó, chúng không thấm hút nước nên rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, giá thành của từng loại sản phẩm lại khác nhau. Do đó, khách hàng cần biết cách phân biệt để không bị đánh lừa.

Xem thêm  Cảnh báo: 15 loại cây cảnh có độc cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi trồng

#Chậu composite

chau-tron-lonn.png 

Chậu composite

Chậu composite (Fibeglass Reinfored Plastic) hay còn gọi là nhựa cốt sợi thủy tinh. Loại sản phẩm này là nhựa tổng hợp nhằm tăng cơ lý tính so với loại nhựa thành phần ban đầu, do đó có độ bền hơn nhựa ABS. Chậu composite khó trầy xước và cách nhiệt tốt hơn ABS rất nhiều. Mặt trong của chậu đôi khi sẽ có lớp sợi gốc thực vật (gỗ, xenlulô) như: giấy, sợi đay, sợi gai, sợi dứa, sơ dừa,…

hinh-chau.jpg

Mặt trong chậu composite

#Chậu nhựa ABS

Chậu nhựa ABS (acrylonitrile-butadiene-styrene ) có đồ đàn hồi kém, hơi giòn và mỏng hơn chậu composite có cùng kiểu dáng, kích thước. Nhựa ABS không chịu được nhiệt độ cao, khả năng chịu ẩm và chống lão hóa ở mức trung bình. Đây là sản phẩm nhựa có giá thành khá rẻ.

chau-nhua-combosite-tron-mau-trang.jpg

Chậu nhựa

Đồng thời, mặt trong của chậu nhựa ABS chỉ hơi nhám, có màu gần tiệp với màu sơn bóng bên ngoài, hoàn toàn là nhựa, không thêm lớp sợi kết dính như chậu composite. Do đó, về trọng lượng thì chậu nhựa ABS cũng nhẹ hơn so với các loại chậu còn lại, nhẹ hơn cả composite.

chau-nhuaABS-hinh-vuong-trang-4.jpg

Chậu nhựa ABS

|Gợi ý thêm: Dùng đầu đũa hoặc tay gõ nhẹ lên hai sản phẩm. Chậu nhựa ABS có âm thanh nghe khá giòn và có tiếng vọng từ bên trong thành chậu. Chậu composite phát ra tiếng nghe thanh hơn và không có tiếng từ bên trong

Mỗi loại chậu có chất liệu làm ra khác nhau nên về độ bền, tính chịu lực cũng như hút nước hoặc chống ẩm cũng khác nhau. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà ta nên lựa chọn loại chậu phù hợp. Ví dụ như chậu đất nung chỉ thích hợp với những cây trồng nhỏ, chịu hạn tốt, cần thoát nước tốt như xương rồng hay sen đá. Chậu này không thích hợp trồng những cây bonsai, cây sân vườn lớn vì độ chịu lực không cao, dễ bị nứt chậu. Như chậu men sứ thì dùng cho các loại cây đặt cố định, nơi phòng khách hay phòng họp, phòng làm việc, cần sự thanh lịch, sang trọng kiểu cách. Chậu nhựa ABS và composite có độ bền cao, chịu lực tốt nên thích hợp với nhiều loại cây, có thể di chuyển mà không lo bể vỡ, khá hoàn hảo khi dùng để trồng cây sân vườn.

Xem thêm  Top 7 cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe

Ngoài các loại chậu trên, còn có các loại chậu khác mà chúng ta có thể sử dụng để trồng cây như: chậu thủy tinh, chậu đá mài – xi măng, chậu tráng epoxy, … Hãy cùng đến với Vườn Cây Việt để tham quan và “rinh” ngay về cho mình một chậu cây phù hợp bạn nhé!