Bỏ túi 3 cách tăng áp lực nước không cần dùng máy bơm cực kỳ hữu ích

PIN

4 biểu hiện áp lực nước đang yếu

4 biểu hiện áp lực nước đang yếu

Các loại vòi xịt, vòi nước hay vòi sen sẽ xuất hiện tình trạng như sau khi gặp tình trạng nước chảy yếu: 

  • Nước trong bồn cầu cần nhiều thời gian để bơm đầy trở lại sau khi ấn xả. Tình trạng này gây bất tiện trong quá trình sinh hoạt của bạn và cả gia đình vì phải chờ cho nước đầy lại.  

  • Lượng nước lên bồn có hiện tượng nhỏ giọt, phải mất hơn một giờ đồng hồ mới cấp đủ nước trên bồn.

  • Vòi xịt, vòi sen hay vòi rửa chén chảy nước yếu dù có đầy đủ lượng nước trong bình chứa. 

  • Các thiết bị như máy rửa chén, máy giặt hoạt động lâu do nước chảy chậm, ảnh hưởng đến nguồn điện và gây bất tiện trong quá trình sinh hoạt. Thông thường, máy giặt sẽ tự hoạt động khi có đủ nguồn nước trong lồng giặt. Thế nhưng sự cố này khiến máy phải mất hơn 20 phút mới bơm đủ nước. Nhiều dòng máy giặt sẽ báo lỗi khi gặp phải hiện tượng áp lực nước yếu. 

Sau khi xác định những biểu hiện như trên, bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân để có cách tăng áp lực nước không cần máy bơm hiệu quả. 

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách sửa máy bơm bể cá cảnh đơn giản tại nhà

Xem thêm  Hướng dẫn chi tiết cách nhân giống cây kim tiền

Những lý do dẫn đến áp lực nước yếu là gì?

Những lý do dẫn đến áp lực nước yếu là gì?

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng áp lực nước yếu? Có 4 lý do thường gặp sau đây:

  • Lý do 1: Bồn nước đặt ở vị trí gần các vòi nước, máy nước nóng hoặc máy giặt. Đây là nguyên do dẫn đến tình trạng nước không đủ mạnh khi đẩy xuống đường ống. Nếu đặt máy giặt quá cao so với vòi nước cũng khiến nước chảy vào máy bị chậm. 

  • Lý do 2: Kích thước hệ thống ống cấp nước quá nhỏ, từ đó nguồn nước không đủ cấp nhanh vào các thiết bị. Hoặc kích thước ống quá lớn cũng tạo rào cản cho việc cung cấp nước. Bạn nên chọn ống có kích thước phù hợp với nhu cầu và từng thiết bị gia dụng. 

  • Lý do 3: Nguồn nước giếng khoan chứa nguy cơ nhiễm phèn và rác thải, khiến đường ống bám bẩn và làm giảm tiếp diện ống dẫn nước. 

  • Lý do 4: Rác thải hoặc các thiết bị trong đường ống như vòi nước và van một chiều bám bẩn, gây tắc nghẽn đường ống cấp nước. Điều này diễn ra hầu hết là do không dùng bộ lọc đầu nguồn, nhất là đối với các gia đình sử dụng nước thuỷ cục hay giếng khoan. 

  • Lý do 5: Lắp đặt sai những thiết bị cung cấp nước trong gia đình. Theo đó, việc bố trí không đúng yêu cầu sẽ khiến bình nước nóng lạnh chảy yếu, gây ảnh hưởng đến quá trình sử dụng nước của mọi người trong gia đình. 

  • Lý do 6: Đường ống nước bị bể âm, gây nên hiện tượng rò rỉ nước và suy giảm lực nước trong ống. 

3 cách tăng áp lực nước không cần máy bơm cực kỳ hữu ích 

Lắp bồn nước đúng cách

Bên cạnh vị trí đặt bồn nước càng cao càng tốt, bạn cần phân loại bồn nước để lắp đặt đúng cách. Đây là biện pháp tăng áp lực cho bồn chứa nước hiệu quả. Thông thường, có hai loại bồn nước bao gồm bồn đứng và bồn ngang. 

  • Với bồn ngang: Kiểu bồn này phù hợp với hầu hết gia đình nhưng cần lắp đặt ở vị trí cao tối thiểu từ 3 tầng lầu trở lên. 

  • Với bồn đứng: Dạng bồn đứng có chức năng tăng áp lực nước tối ưu hơn so với bồn ngang, đặc biệt phù hợp với những căn nhà tầng thấp, từ 3 tầng trở xuống hoặc nhà cấp 4. 

Việc lắp đặt bồn nước đúng kỹ thuật không chỉ cải thiện tốc độ nước mà còn đảm bảo an toàn cho người dùng. Theo đó, thiết bị cần nằm trên bề mặt phẳng và nền bê tông chắc chắn nhằm chịu lực tốt cho bồn chứa. Đồng thời, điểm tiếp xúc của bộ phận chân đế với mái nhà phải có độ cứng đạt tiêu chuẩn, giữ thăng bằng cho bồn nước và tạo cảm giác vững chắc nhất. 

Xem thêm  Cách trồng khoai lang thủy canh đơn giản tại nhà, bạn đã thử chưa?

>> Xem thêm: Mẹo xử lý bồn nước bốc mùi mỗi khi xả nước

Tăng áp lực nước bằng cách vệ sinh bộ phận sục khí

Tiếp theo, bạn cần vệ sinh bộ phận sục khí thường xuyên. Chi tiết này nằm ở đầu vòi lavabo, vòi nước nóng lạnh, vòi nước rửa chén…, chúng có vai trò tăng lực nước đầu ra. Được biết, bộ phận sục khí có tấm lưới lọc nên thường bám cặn trong quá trình sử dụng, từ đó làm giảm áp lực nước. Vì vậy, bạn hãy lấy cờ lê mở bộ phận này ra rồi chà rửa và vệ sinh thật sạch để khắc phục tình trạng nước chảy yếu.

Nâng cấp hệ thống cấp nước

Một trong những nguyên nhân gây hiện tượng áp lực nước yếu là dùng co lơ nhiều quá mức khiến đường ống xuất hiện những đoạn gấp khúc. Chính vì thế, bạn nên hạn chế dùng co lơ mà hãy thiết kế ống nước theo đường thẳng. Hơn nữa, việc chọn kích thước đường ống hợp lý cũng hỗ trợ tăng áp lực nước vô cùng hiệu quả. Biện pháp này giúp bạn không cần sử dụng đến máy bơm. 

Vừa rồi là 3 cách tăng áp lực nước không cần máy bơm mà Cleanipedia gợi ý đến bạn. Mong rằng đây là thông tin hữu ích giúp bạn và gia đình sinh hoạt thuận tiện hơn. 

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xem thêm  Hướng dẫn kinh nghiệm bứng chuyển cây to không bị chết