Hướng dẫn cách trồng bầu lớn nhanh, sai trái

PIN

Các giống bầu hiện nay, nên trồng loại nào?

Cùng Cleanipedia điểm qua một số giống bầu phổ biến nhất hiện nay:

  • Bầu ta (bầu quả dài): Loại bầu này thường cho ra quả thon dài (độ dài lớn nhất đạt được là 2 mét), không to. Cách trồng bầu dễ dàng, không cầu kì và cực kỳ thích hợp với khí hậu cũng như môi trường ở Việt Nam.

  • Bầu sao: Đặc điểm nhận diện là vỏ bầu có nhiều đốm trắng loang lổ tựa như sao trên trời nên được dân gian gọi là bầu sao. Loại bầu này bao gồm 2 loại là quả ngắn và quả dài.

  • Bầu tròn: Còn được gọi với tên thông dụng là bầu xị. Bầu tròn thường có hình dáng khá lạ mắt và trọng lượng lớn nên sẽ mang đến hiệu quả kinh tế tốt.

  • Bầu hồ lô: Trong các loại bầu, bầu hồ lô thuộc giống bầu đặc biệt nhất về hình dáng. Đây là loại bầu đặc trưng để làm kiểng, thường không sử dụng phổ biến cho mục đích ẩm thực.

Nếu bạn muốn thực hiện cách trồng bầu tại nhà dễ dàng và đạt tỷ lệ thành công cao thì có thể lựa chọn giống bầu sao và bầu xị. Còn trong trường hợp bạn mong muốn trồng bầu với mục đích làm cảnh/ trang trí sân vườn thì hãy lựa chọn giống bầu hồ lô nhé!

Xem thêm  Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây Vạn Lộc

Cây bầu có khó trồng không?

Cây bầu có nguồn gốc từ Châu Phi và Ấn Độ, do đó sẽ là loài cây ưa khí hậu nhiệt đới. Vì đặc tính thuyết phục trên mà cây bầu hầu như không hề khó để trồng ở Việt Nam. Chưa dừng lại ở đó, cách trồng bầu cũng không đòi hỏi kỹ thuật quá chuẩn chỉnh, điêu luyện nên bạn hoàn toàn có thể tự học hỏi và ươm trồng tại nhà.

Nên trồng bầu ở đâu?

Với khả năng thích ứng tốt cùng các loại đất trồng, cây bầu không quá kén chọn trong việc sinh trưởng ở đặc thù một loại đất nào. Nhưng sẽ phát triển tốt hơn trong môi trường đất mùn, đất tơi xốp, đất phù sa hoặc khi bạn mix match đất thông thường với một số ít vỏ trấu, xơ dừa, phân bón để nâng cao dinh dưỡng cho đất trồng.

Hướng dẫn chi tiết cách trồng bầu đúng chuẩn, cây nhanh lớn, sai quả

Cùng Cleanipedia điểm qua chi tiết cách trồng bầu tại nhà hiệu quả, sai trái và đạt chuẩn dưới đây nhé!

Chuẩn bị

  • Hạt giống.

  • Đất trồng.

  • Dụng cụ: Khay/ chậu hoặc thùng xốp.

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Trước tiên, bạn cần ngâm hạt giống bầu trong nước ấm (khoảng 40 độ C) từ 2-6 giờ. Sau đó bạn hãy mang đi rửa sạch và để ráo.

  • Bước 2: Cho hạt giống đã để ráo vào khăn ẩm, bỏ vào túi nilon kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh (khoảng 20-25 độ C).

  • Bước 3: Sau từ 24-36 giờ, khi hạt nứt nanh và nảy mầm, bạn tiến hành gieo hạt vào đất tơi xốp (với độ sâu khoảng 2-3 cm) trong khay/ chậu đã chuẩn bị sẵn.

  • Bước 4: Nhớ tưới thêm một ít nước để hạt giống đủ điều kiện phát triển, bạn nhé!

Cách chăm sóc cây bầu trồng tại nhà

Sau khi đã tìm hiểu hoàn tất đầy đủ cách trồng bầu, hãy cùng Cleanipedia bỏ túi tiếp tục một số phương cách chăm sóc cây bầu tại nhà ngay sau đây nhé!

  • Tưới nước: Tưới nước thường xuyên cho cây, ít nhất 2 lần/ ngày. Khi cây bầu bắt đầu ra hoa và ra quả, bạn nên tăng tần suất tưới nước lên gấp đôi.

  • Bón phân: Sau khoảng 60 ngày bắt đầu từ thời điểm gieo hạt, bạn hãy chú trọng bón phân cho cây mỗi tuần một lần để thúc đẩy sự sinh trưởng và giúp cây sai trĩu quả hơn.

  • Vun xới: Khi cây bầu phát triển đạt độ dài khoảng 1m, cứ cách 2 đốt thân cây, bạn hãy lấy đất chặn lên trên và vun nhiều đất lên gốc để bổ sung dinh dưỡng triệt để cho gốc bầu nhé!

Cách chăm sóc cây bầu trồng tại nhà

Các vấn đề thường gặp khi trồng bầu tại nhà

Cây bầu thường dễ thu hút các loài ruồi đục, rầy mềm, bọ rầy, rệp sáp, nhện đỏ tấn công. Do đó, chúng ta nên phòng bệnh hơn trị bệnh bằng phương pháp xịt phòng dùng nấm xanh, bio-b – một trong những phương án giải quyết vấn đề sâu bệnh cho cây bầu vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả.

Xem thêm  Cây Kim Phát Tài

Còn riêng đối với những trường hợp cây bầu bị nhiễm sâu bệnh nặng, bạn hãy sử dụng thuốc: Yamida, actara, radiant,…để “trị liệu” nhé! 

Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ của Cleanipedia về cách trồng bầu và cách chăm sóc bầu trong bài viết trên sẽ mang đến những kiến thức hữu ích dành cho bạn. Mong rằng bạn sẽ có thể sớm thu hoạch được những dây bầu sai trĩu quả tại nhà của mình nhé!

Xem thêm:

  • Kỹ thuật trồng rau sạch tại nhà trên sân thượng an toàn, đơn giản và hiệu quả

  • Cách trồng rau sạch tại nhà đơn giản và tươi tốt

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ bốn con!