Cách trồng cây lưỡi hổ trong nhà như thế nào để cây luôn xanh tươi?

PIN

1. Trồng cây lưỡi hổ trong nhà có tốt không?

Ngoài ý nghĩa tốt lành mà loài cây này mang đến, theo nghiên cứu khoa học cho thấy, cây lưỡi hổ nếu được trồng trong nhà có thể giúp bạn lọc sạch không khí và hấp thụ lên đến 107 loại khí độc, trong đó có cả độc tố gây ra bệnh ung thư, mang lại không gian sạch sẽ cho ngôi nhà của bạn. 

Trung bình cứ 75m2 diện tích căn phòng sẽ cần 1 chiếc cây lưỡi hổ 4 lá để giữ cho không khí gian phòng của bạn luôn trong lành. Chưa hết, loài cây này còn được dùng là vị thuốc để chữa các chứng bệnh ho, khàn tiếng, viêm họng, viêm tai có mủ…

Đó cũng là lý do mà nhiều người tìm đến cách trồng cây lưỡi hổ trong nhà. Bạn đừng lo vì dù có nhiều công dụng như vậy, nhưng loài cây này rất dễ trồng, bạn chẳng cần tốn nhiều công sức để chăm sóc.

Xem thêm: Có nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà? 

2. Chi tiết cách trồng cây lưỡi hổ trong nhà đơn giản, ai cũng làm được

Tuy là đơn giản và không cần tốn nhiều công sức để chăm sóc nhưng bạn phải biết cách trồng cây lưỡi hổ trong nhà. Tùy theo điều kiện hoàn cảnh, bạn có thể chọn cách trồng cây lưỡi hổ bằng nước hoặc cách trồng cây lưỡi hổ bằng lá. Song cách trồng cây lưỡi hổ bằng nước có vẻ đơn giản hơn nhiều so với cách trồng bằng lá. Cụ thể:

Xem thêm  Cây thường xuân: Đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng đúng chuẩn tại nhà

Cách trồng cây lưỡi hổ bằng nước

Bạn nên chuẩn bị những thứ sau gồm: Chậu thủy tinh, giống cây trồng và giá đỡ để cố định cây trong chậu. 

  • Trong đó, đối với giống cây trồng, bạn nên chọn những chiếc lá khỏe mạnh, không bị sâu bệnh và có màu đẹp. Sau khi mua về, bạn nên tách cây ra rửa sạch đất bám rễ rồi ngâm trong thau nước trong vòng 15 – 20 phút và tiếp tục rửa thêm 2 – 3 lần nước nữa cho đến khi sạch. Trước khi cắm vào chậu, bạn nên kiểm tra bộ rễ lần nữa và cắt bỏ những chiếc rễ già dễ bị bệnh, lá già vàng úa. Bởi đơn giản trồng cây lưỡi hổ trong nước, chúng ta không chỉ quan sát lá mà còn có cả bộ rễ. 

  • Cắm cây lưỡi hổ vào chậu xong, bạn đổ thêm nước đến khoảng 2/3 chậu. Nếu đổ nhiều hơn, rễ cây có thể bị ngập úng dẫn đến hư cây. Bạn hãy nhỏ thêm vài giọt dinh dưỡng thủy canh vào để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây. 

  • Lưu ý, để cây luôn xanh tươi, bạn nên đặt cây ở nơi thoáng mát và có ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Ngoài ra, bạn nên thay nước 1 lần/tuần hoặc thay khi nước bị vẩn đục. Đến mùa lạnh, bạn có thể thay nước ít hơn, chừng 10 – 15 ngày một lần. Khi thay, bạn nhớ rửa sạch rễ và cắt bỏ những chiếc lá và rễ bị thối.  

trồng lưỡi hổ thủy sinh

Cách trồng cây lưỡi hổ bằng lá 

Khác với cách trồng bằng nước, đối với cách trồng này, bạn nên chuẩn bị thêm đất. Không giống nhiều loài cây khác, lưỡi hổ khá dễ chịu, không kén đất. Bạn chỉ cần chọn đất thoáng khí, thoát nước tốt và khô thoáng là được. Ngoài ra, bạn nên dùng thêm các loại đá và xỉ than để cho đất luôn tơi xốp. 

  • Sau khi cắt lá để trồng, bạn không nên trồng ngay mà nên để ở ngoài trong vòng 1 – 2 ngày, rồi cắm nhẹ nhàng xuống chậu đã chuẩn bị sẵn và tưới nước. 

  • Theo lời khuyên, bạn nên dùng thêm thuốc kích rễ pha loãng với nước rồi tưới cây, cứ định kỳ 10 ngày lại tưới hỗn hợp này 1 lần. Dù không cần phải tưới nhiều nước nhưng nếu bạn thấy đất khô có thể bổ sung thêm nước vào. 

  • Nếu bạn làm đúng theo hướng dẫn cách trồng cây lưỡi hổ trong nhà bằng lá, khoảng 1 tháng cây sẽ ra rễ và 4 tháng sau cây sẽ phát triển hoàn chỉnh. 

  • Ngoài ra, đối với cây lưỡi hổ mini, bạn nên tưới nước khi thấy bề mặt đất đã khô hạn và chỉ nên tưới 1 lần/tuần. Nếu bạn đặt cây ở trong bóng râm thường xuyên, khoảng từ 1-2 tuần, bạn nên để cây ‘tắm nắng’ để lấy ánh sáng tự nhiên cho cây luôn xanh tươi.

ươm lưỡi hổ

 

Xem thêm  Cây Hoa Mua màu sắc tên gọi, công dụng, cách trồng chăm sóc

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ trong nhà

Trong quá trình trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ sẽ phát sinh một số vấn đề khiến cây bị hư hỏng và không phát triển tốt như mong đợi, chủ yếu do nước, ánh sáng và nhiệt độ.

Tưới nước

Nếu tưới nước quá nhiều thì có thể sẽ gây ra thối rễ, ngược lại nếu bạn tưới quá ít có thể khiến đất bị khô hạn. 

  • Để biết khi nào cần tưới nước, bạn không chỉ dựa vào bề mặt của đất mà cắm ngón tay hoặc chiếc đũa gỗ xuống đất vài cm, trong trường hợp thấy hơi ẩm hoặc đất còn dính vào chiếc đũa nghĩa là còn nước nên bạn không cần phải tưới. 

  • Khi tưới nước, bạn nên tưới từ đáy giúp thẩm thấu và thúc đẩy rễ phát triển xuống sâu hơn làm các lá dày và cao hơn. Riêng vào mùa lạnh, bạn nên hạn chế số lần tưới nhằm tránh cây bị úng, bệnh và bung rễ. 

Ánh sáng

Dù là loài cây dễ trồng nhưng nếu bạn di chuyển quá nhanh cây từ khu vực bóng râm đến khu vực có ánh sáng chiếu trực tiếp sẽ khiến cây sẽ bị sốc nhiệt và hư hại, thay vào đó hãy từ từ di chuyển. Đặc biệt vào mùa lạnh, bạn nên bảo vệ cây khỏi các cửa sổ có gió lùa. 

Khi cây có lá vàng rũ xuống bạn nên nhẹ nhàng lấy cây ra khỏi chậu và kiểm tra xem rễ có bị thối rữa không. Nếu có, bạn hãy nhanh chóng cắt bỏ phần hư để tránh làm hỏng các vùng xung quanh.

Xem thêm  Cách chọn cây cảnh trong phòng khách

Với những chia sẻ trên đây, Cleanipedia hy vọng rằng sẽ giúp bạn nắm rõ cách trồng cây lưỡi hổ trong nhà cũng như chăm sóc để chúng luôn được tươi xanh. Còn gì bằng sau thời gian dài làm việc mệt mỏi về nhà được ngắm không gian xanh mát mắt phải không?!

>>> Xem thêm: Cây lưỡi hổ: Tác dụng, cách trồng và chăm sóc.

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ bốn con!