Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc dưa leo Nhật Bản tại nhà chuẩn nhất

PIN

Giới thiệu dưa leo Nhật Bản 

Dưa chuột Nhật Bản có nguồn gốc dưới chân dãy Himalaya và du nhập vào xứ Phù Tang trong thời Heian thông qua cửa khẩu Trung Quốc. 

Dưa leo Nhật Bản với hình dáng thuôn dài từ 20-25cm, ruột đặc và gần như không có hạt. Vỏ dưa có màu xanh đậm với nhiều gai và trên bề mặt phủ một lớp bột màu trắng gọi là phấn dưa. Đây là một thành phần do chính dưa chuột tiết ra để bảo vệ bản thân khỏi mưa và nắng nóng nên thường bị nhầm với thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, chính nhờ lớp phấn và vỏ gai này mà giúp dưa leo Nhật Bản có độ giòn và ngọt hơn hẳn so với dưa chuột có bề mặt trơn bóng.

Dưa leo Nhật Bản có thành phần tới 96% là nước, giàu dinh dưỡng và ít calo. Không chỉ thế, chúng còn sở hữu độ giòn dai và hương vị thanh mát nên rất được ưa chuộng ở dạng ăn trực tiếp. Ngày nay, Nhật Bản đã trở thành loại rau thân thiện với chế độ ăn kiêng vì chứa ít calo và giàu kali.

Dưa leo

Hướng dẫn cách trồng dưa leo Nhật Bản

Dưa chuột Nhật Bản có sự sinh trưởng mạnh và tương đối dễ trồng nên sẽ là một loại rau bổ sung tuyệt vời cho khu vườn nhà bạn. Dưới đây là cách trồng dưa leo Nhật Bản đơn giản và chi tiết mà bạn có thể tham khảo:

Gieo hạt

Trước khi gieo, bạn hãy ngâm hạt giống dưa leo Nhật Bản trong nước ấm ít nhất 12 giờ. Bởi vì hạt có vỏ ngoài dai nên ngâm hạt trước sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ nảy mầm của hạt. 

Sau khi ngâm, bạn có thể gieo hạt vào bầu ươm cây giống để bắt đầu ủ hoai mục. Để làm việc này thì bạn cần chuẩn bị một chậu đất có khả năng thoát nước tốt. Tiếp theo trộn hỗn hợp phân hữu cơ và phân trùn quế vào chậu để tăng cường dưỡng chất cho đất. Cuối cùng, cho vào mỗi chậu 1 hạt giống và phủ một lớp đất mỏng lên trên hạt rồi dùng vòi xịt phun sương lên bên trên để giữ ẩm cho đất.

Hạt giống dưa leo Nhật Bản cần nhiệt độ ít nhất 20°C để nảy mầm nên bạn hãy giữ chậu cây con ở nơi ấm áp và có nhiều ánh sáng. Hạt sẽ nảy mầm sau 7 đến 10 ngày và khi mỗi cây có ít nhất hai bộ lá, bạn có thể cấy chúng vào vườn.

hat-giong-cay-trong

Mẹo phát triển ngoài trời

Hãy bổ sung các mẹo phát triển ngoài trời sau đây vào cách trồng dưa leo Nhật Bản tại nhà nếu bạn muốn cây khỏe mạnh và cho năng suất cao.

  • Vị trí trồng:Vì có nguồn gốc Đông Nam Á nên dưa leo Nhật Bản rất ưa ấm và chỉ sẽ phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 20°C – 30°C. Vì vậy hãy chọn 1 nơi trong khu vườn của bạn được nắng chiếu trực tiếp ít nhất 6 giờ mỗi ngày. 

  • Đất: Môi trường lý tưởng để trồng dưa leo Nhật là đất thịt, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Bên cạnh đó, độ PH của đất phải từ 6.0 – 7.0 để giúp cây dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết từ đất.

  • Dụng cụ hỗ trợ: Vì là loài cây thân leo và có thể vươn cao đến 1.8m thì bạn cần cung cấp cho chúng một dụng cụ giúp hỗ trợ cho sự sinh trưởng chẳng hạn như giàn. Điều này giúp tiết kiệm diện tích trong vườn cũng như hạn chế sự tấn công bởi các loại côn trùng gây hại.

  • Khoảng cách và tưới nước: Nên trồng cây dưa leo Nhật Bản theo hàng với mỗi cây cách nhau ít nhất 30cm. Sau khi cấy, bạn nên tưới nước đầy đủ cho cây con bởi dưa leo Nhật cần nhiều ẩm để phát triển tốt. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng đất của bạn thoát nước tốt để cây không bị úng và phủ thêm lớp mùn phủ vào gốc để giúp giữ ẩm.

  • Chăm sóc: Nếu được cung cấp đầy đủ ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng thì dưa leo Nhật Bản phát triển rất nhanh. Chúng sẽ bắt đầu mọc chi chít trên giàn sau chưa đầy một tháng. Trong khi dưa leo phát triển, hãy dành thời gian để kiểm tra cây thường xuyên cắt tỉa cây. Bởi dưa chuột Nhật hầu hết cho quả trên thân chính và việc cắt tỉa thường xuyên sẽ khuyến khích cây đơm hoa cũng như cho nhiều quả hơn. 

  • Phân bón: Khi nhận thấy cây dưa leo Nhật Bản bắt đầu ra hoa, bạn có thể bón phân lỏng. Lặp lại công việc này mỗi 3 tuần 1 lần trong suốt thời gian đậu quả của cây. Phân bón tốt nhất cho dưa chuột trong giai đoạn này nên chứa nhiều kali, phốt pho và ít đạm. Nếu phân có quá nhiều nitơ sẽ kích thích sự phát triển của lá và dây leo thay vì hoa.

>> Xem thêm: Chi tiết cách trồng khổ qua trong chậu nhanh chóng

Xem thêm  Dịch Vụ Trang Trí Decor Cây Xanh Văn Phòng, Cây Xanh Chung Cư

Sâu bọ và các vấn đề khác

Dưa leo Nhật Bản là một loại rau ngon có vị ngọt và giàu nước nên chúng sẽ thu hút rất nhiều loài gây hại trong vườn như ốc sên, rệp, nấm và bệnh phấn trắng,…

Nếu bạn trồng dưa leo Nhật Bản tại nhà thì không nên sử dụng thuốc trừ sâu hay các hóa chất khác để kiểm soát dịch hại. Cách đơn giản nhất để giữ cho cây của bạn khỏe mạnh là nên cắt tỉa chúng thường xuyên. Hãy loại bỏ các lá ở phía dưới sát mặt đất cũng như nhánh dây leo phát triển bên ngoài thân chính.

Việc này không chỉ đảm bảo quá trình đậu quả tốt hơn mà còn giúp cải thiện lưu thông không khí, giảm nguy cơ mắc bệnh nấm cho cây. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhặt ốc và sâu bướm bằng tay rồi bỏ vào xô nước xà phòng để tiêu diệt chúng.

Cây dưa leo

Ra hoa và thụ phấn

Dưa leo Nhật Bản sẽ ra hoa đực và hoa cái riêng với hình ngôi sao màu vàng xinh xắn. Bạn có thể dễ dàng phân biệt 2 loại hoa này bằng cách nhìn vào thân của chúng. Hoa cái có một bầu noãn nhỏ bên dưới và sẽ trở thành quả sau khi thụ phấn.

Giống như hầu hết các giống cây dây leo thì dưa leo Nhật Bản có thể tự thụ phấn. Tuy nhiên, giúp cây thụ phấn nhân tạo là cách trồng dưa leo Nhật Bản giúp cải thiện đáng kể năng suất thu hoạch.

Xem thêm  3 lưu ý khi trồng cây cảnh phong thủy sân vườn

Làm thế nào để bạn tự thụ phấn cho dưa leo Nhật Bản? Quá trình này là khá đơn giản, bạn chỉ cần ngắt hoa đực ra khỏi cây và nhẹ nhàng cọ xát vào hoa cái để chuyển phấn hoa. Thời gian tốt nhất để làm điều này là vào sáng sớm và nếu thụ phấn thành công, bạn sẽ bắt đầu thấy cây kết quả sau vài ngày.

Dưa leo

Thu hoạch 

Dưa leo Nhật Bản mất khoảng 60 đến 80 ngày để phát triển. Khi hoa cái đã thụ phấn và quả bắt đầu ra quả thì bạn có thể bắt đầu thu hoạch trong vòng một tuần. Khi  thu hoạch, hãy dùng kéo để cắt tỉa và tìm những quả khi chạm vào có cảm giác chắc tay, vỏ sẫm màu và không tỳ vết. Tránh chọn quả dưa chuột bị đốm, vàng đầu hoặc sờ vào thấy mềm úng. Tùy thuộc vào giống, bạn có thể hái dưa leo Nhật Bản khi chúng dài ít nhất 12cm và hãy kiểm tra dây leo thường xuyên để tìm quả mới.

Bạn nên hái dưa leo Nhật Bản trước khi chín hoàn toàn là tốt nhất vì chúng sẽ dễ bị đắng nếu càng để lâu trên cây. Sau khi thu hoạch, bạn có thể thể bỏ dưa leo trong bọc nilon và đặt vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản từ 5 – 7 ngày.

>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng rau mầm trong khay nhựa đơn giản ai cũng có thể thực hiện

Bí quyết chăm sóc cây dưa leo Nhật Bản

Bên cạnh cách trồng dưa leo Nhật Bản tại nhà đúng quy trình thì cách chăm sóc cây cũng được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là một vài bí quyết chăm sóc dưa chuột Nhật để giúp cây phát triển khỏe mạnh:

Chuẩn bị

  • Dụng cụ: Để trồng dưa leo Nhật Bản tại nhà thì bạn cần chuẩn kéo cắt tỉa, phân hữu cơ và một chậu đất trồng loại lớn có đường kính từ 30cm trở lên cho mỗi cây.

  • Đất: Nên sử dụng đất thịt vì chúng rất giàu dinh dưỡng và dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng làm vườn.

  • Giá đỡ: Nếu bạn trồng cây trong chậu thì hãy chuẩn bị 1 cây cọc gỗ vững chắc với chiều dài khoảng 1.8m cho mỗi cây con. Còn trồng nhiều cây cùng 1 phần đất thì bạn cần giăng lưới với các trụ đỡ để tạo thành giàn chắc chắn.

  • Mua cây giống: Nếu không muốn trồng dưa leo Nhật Bản từ hạt để tiết kiệm thời gian thì bạn nên mua cây mạ. Hãy lựa chọn những cây con chắc nịch và có nhiều khía vào các mùa ấm áp trong năm như xuân hè và thu đông.

Sai lầm thường gặp khi trồng rau mầm

Chăm sóc cây con

Bạn cần tưới nước đều đặn cho cây con sau khi trồng vì dưa leo sẽ phát triển kém và có vị đắng nếu thiếu nước. Do đó, bạn cần tưới nước cho cây ngay khi đất trên bề mặt bị khô và cần bón phân 2 tuần 1 lần để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây. Ngoài ra, dưa leo rất khó phát triển nếu ở trong thời tiết lạnh nên bạn cần duy trì mức nhiệt độ ≥ 20°C cho cây.

Xem thêm  Đặc tính của các loại sen đá được ưa chuộng nhất hiện nay

Cắt tỉa cây thường xuyên và đúng cách

Dưa leo Nhật Bản chỉ phát triển tốt trên nhánh chính nên bạn cần thường xuyên cắt bỏ các nhánh con. Dùng kéo cắt tỉa các lá già cũng như có kích thước to bằng bàn tay để cải thiện khả năng lưu thông không khí. Đặc biệt, nên loại bỏ phần lá phía dưới, sát gần mặt đất để hạn chế sâu bệnh cho cây.

>> Xem thêm: Cần nhớ 3 điều khi tự tỉa cây cảnh

Thực hiện các biện pháp chống lại sâu bệnh, dịch hại

Điều quan trọng nhất trong chăm sóc dưa leo Nhật Bản khỏe mạnh là phát hiện và phòng trừ dịch bệnh càng sớm càng tốt. Nếu bạn bị bệnh phấn trắng (bề mặt lá xuất hiện đốm phấn trắng) hoặc sương mai (đốm vàng ngay viền lá) thì hãy loại bỏ chúng để ngăn chặn sự lây lan.

Dùng tay để bắt bỏ những con rệp hoặc bọ cánh cứng xuất hiện trên cây. Hoặc bạn có thể luân canh cây trồng theo từng mùa vụ thích hợp để ngăn chặn sâu bệnh cho dưa leo. Vì nuôi trồng và sử dụng dưa cho gia đình nên tốt nhất không nên sử dụng thuốc trừ sâu hay bất kỳ hóa chất nào.

>> Xem thêm: Top 7 cách diệt bọ trĩ bằng phương pháp sinh học tại nhà an toàn

Thụ phấn nhân tạo được thực hiện khi cần thiết

Hãy giúp dưa leo thụ phấn nhân tạo để nâng cao năng suất bằng cách ngắt hết hoa đực trên cây. Sau đó, để cho hạt phấn của hoa đực lộ ra ngoài rồi chà nhẹ lên đầu nhụy ở giữa hoa cái nhiều lần. Nếu việc thụ phấn nhân tạo thành công thì sau vài ngày bạn sẽ thấy hoa cái bắt đầu xuất hiện quả.

Hy vọng với những chia sẻ chi tiết về cách trồng dưa leo Nhật Bản tại nhà ở trên thì bạn đã có thể thực hiện thành công để mang lại một nguồn rau sạch dồi dào cho gia đình. Hãy ghé thăm Cleanipedia thường xuyên để học hỏi thêm nhiều mẹo trồng trọt bổ ích nhằm trở thành chuyên gia làm vườn tại gia nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ bốn con!