Tại sao cây kim ngân bị úng thân?
Cây kim ngân bị úng thân có thể có nhiều nguyên nhân. Để phòng tránh tình trạng này, bạn nên tìm hiểu nguyên do vì không hẳn do tưới nhiều nước khiến cây bị úng. Chúng ta cùng tìm hiểu để phòng tránh và khắc phục tình trạng này nhé.
Cây kim ngân bị úng thân do “đuối nước”
Cây kim ngân thuộc dạng thân gỗ nên nếu tưới quá nhiều nước khiến độ ẩm tăng cao quá mức, tăng áp lực lên bộ rễ. Lúc này đất trở thành môi trường ưu trương, tạo áp lực phá vỡ tế bào rễ cây khiến rễ cây bị úng và thối.
Chưa kể nếu đất ướt lâu ngày sẽ khiến nấm và các vi khuẩn sản sinh làm sức khỏe của cây bị ảnh hưởng, bộ rễ dễ bị tấn công nhanh chóng dẫn đến tình trạng úng rễ rồi chuyển sang úng thân.
Cây kim ngân bị úng thân do thiếu nước
Nghe thật lạ lùng nhưng đó là một hiện tượng dễ gặp phải khi chúng ta tưới nước sai cách. Nhiều người sợ cây bị úng thân nên chỉ phun sương. Cách này chỉ đủ cho đất ẩm phía trên mà phần dưới lại không có nước. Kiểu tưới nước “có tiếng mà không có miếng” này khiến độ ẩm trong đất không đủ, phần thân trên cây dễ bị hư thối.
Cây kim ngân bị úng thân vì đặt sai vị trí
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng úng thân của cây chính là bạn đặt cây kim ngân ở nơi kín gió hoặc vị trí có nhiệt độ thay đổi thất thường như bên dưới máy điều hòa nhiệt độ. Có thể nói “ sốc nhiệt” cũng là một nguyên nhân khiến cây kim ngân dần vàng lá, thối gốc, úng thân rồi héo dần.
Cách xử lý khi bị cây kim ngân bị úng thân
Với tình trạng cây kim ngân bị úng thân, bạn nên thực hiện quá trình hồi phục bằng cách xử lý rễ cây cũng như thay chậu để cải thiện tình trạng, đồng thời giúp cây sinh trưởng tốt hơn trong môi trường mới.
Giờ chúng ta bắt tay vào xử lý thôi:
Bước # 1: Tách cây kim ngân bị úng thân ra khỏi chậu
Trước khi đào cây lên cần phải chuẩn bị khăn giấy nhà bếp hoặc tạp chí cũ để dễ dàng khi gom rác. Nhẹ nhàng đưa cây kim ngân của bạn ra khỏi chậu, đặt nó nằm nghiêng trên bề mặt và kiểm tra bộ rễ xem hư hỏng phần nào.
Bước # 2: Kiểm tra rễ để tìm nguyên nhân
Nếu cây kim ngân bị úng thân do thối rễ, bạn sẽ dễ dàng nhận ra phần gốc rễ đã mục nát, chúng có màu nâu đến đen, mềm nhũn khi chạm vào.
Bước # 3: Giải phóng hệ thống gốc
Thật dễ dàng để đánh giá mức độ thiệt hại của rễ khi xem xét kỹ. Lúc này bạn vệ sinh bộ rễ nhẹ nhàng với nước để loại bỏ toàn bộ phần đất xung quanh. Bỏ luôn phần đất cũ trong chậu cây vì chúng có thể chứa nấm gây bệnh, vi khuẩn, nấm mốc và các mầm bệnh khác.
Bước # 4: Cắt bỏ các rễ bị ảnh hưởng
Bạn sẽ cần phải loại bỏ những gốc rễ không tốt cho sức khỏe của cây. Rễ thối có màu đen, sờ vào thấy mềm hoặc nhũn thậm chí có mùi khó chịu. Sử dụng kéo sắc và sạch để cắt chúng đi. Đừng quên lau lưỡi kéo bằng cồn sau mỗi lần cắt vì điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan của nấm bệnh sang các rễ khỏe mạnh.
Bước # 5: Tỉa vài chiếc lá
Bạn đã cắt bỏ một số rễ của cây kim ngân bị úng thân, điều này đặt ra câu hỏi: liệu bộ rễ yếu ớt còn lại có thể chống đỡ được toàn bộ thân cây không? Và thực sự là cây không thể chịu nổi. Đó là lý do tại sao bạn cần giảm bớt một phần ba đến một nửa tán lá để cây tập trung vào việc phục hồi.
Bước # 6: Xử lý rễ
Phần rễ vẫn có thể chứa một số loại nấm và có nguy cơ thối rễ trở lại. Nhúng phần rễ vào dung dịch thuốc diệt nấm để loại bỏ nấm.
Bạn cũng có thể xử lý rễ bằng dung dịch hydrogen peroxide (nước oxy già) bằng cách trộn hai phần nước, một phần hydrogen peroxide thực phẩm và đổ trực tiếp lên rễ khỏe mạnh.
Bước # 7: Thay thế chậu cây và đất trồng
Vứt bỏ phần đất cũ nếu bạn không muốn tái diễn tình trạng này. Bạn có thể sử dụng chậu cây mới hoặc xử lý chậu cây cũ bằng cách vệ sinh sạch sẽ, phơi nắng diệt khuẩn trong khoảng nửa giờ.
Sử dụng hỗn hợp đất mới khi thay chậu cho cây. Bạn nên đảm bảo đất đã qua xử lý để tránh tình trạng trong đất có nấm và dùng dung dịch tiệt trùng như oxy già hay vôi để triệt tận gốc nấm, giúp cải thiện sự thông khí.. Ngoài ra, bạn có thể trộn vào đất một ít hoa cúc, bột quế hoặc than hoạt tính.
Lưu ý: chăm sóc để hạn chế úng thân ở cây kim ngân
Cần cung cấp cho cây những điều kiện phát triển lý tưởng để tránh tình trạng cây kim ngân bị úng thân:
- ✦
Ánh sáng: Đặt cây ở nơi nhận được nhiều ánh sáng gián tiếp. Tăng thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tạo điều kiện làm khô đất và hỗ trợ cây phục hồi. Đặt cây bên bậu cửa sổ cũng là vị trí hợp lý vì nơi đây vừa thoáng gió lại đủ ánh nắng.
- ✦
Độ ẩm: Thông thường cây kim ngân ưa độ ẩm nhưng nếu chúng ta đã từng lạm dụng việc tưới tiêu thì ngay lập tức bạn phải giảm độ ẩm cho đến khi cây phục hồi.
- ✦
Nhiệt độ: Cây kim ngân ưa nhiệt độ lý tưởng trong khoảng 15-32° C.
- ✦
Phân bón: Chú ý đến sự phát triển mới của cây sau vài ngày. Sau đó, bạn có thể bón phân bằng phân bón cây trồng trong nhà. Hòa tan phân bón trong nước với liều lượng ½ lượng hàng tháng.
- ✦
Khi cây kim ngân đã hồi sinh sau cơn “đuối nước”, bạn có thể tiếp tục tưới nước. Lưu ý chờ cho đến khi một nửa hay 3/4 đất đã khô bạn mới được tưới nước tiếp.
Hy vọng với những chia sẻ của Cleanipedia về cách khắc phục cây kim ngân bị úng thân có thể giúp các chị em “sửa chữa” lại tình trạng cây kim ngân để sớm hồi phục nhé
>>> Xem thêm:
- ✦
Khám phá chi tiết cách tưới nước cây kim ngân đầy đủ nhất
- ✦
Cách tỉa cây cảnh tạo hình cho người “nghiệp dư”
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười, 20247 loại cây trồng ban công vừa đẹp vừa tỏa hương thơm ngát
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng chín, 2024Mẹo Chụp Ảnh Cây và Hoa Tuyệt Đẹp Ngoài Thiên Nhiên
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng chín, 202439 Ý tưởng trang trí ban công chung cư đẹp mà chi phí tiết kiệm
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng chín, 2024Lịch chích ngừa cho bé từ 0 đến 10 tuổi