Nhà bạn sẽ ngập tràn sắc xuân, nếu biết cách “chăm” mai vàng sau Tết

PIN

Những nguyên khiến mai vàng bị chết sau khi ra hoa

Gần đây, thú chơi mai vào dịp Tết đang phát triển rất mạnh. Chính vì thế, cây mai có giá trị rất cao. Tuy vậy, sau khi trải qua một mùa hoa, mai sẽ dễ suy yếu và chết. Điều này bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

1. Nguyên nhân mai vàng bị chết là do úng nước

Do lỗ ở đáy chậu bị bịt kín hoặc đất trồng thoát nước kém. Đất trồng phải đủ độ thoáng để cây thoát nước, vừa phải vững chắc để giữ được gốc cây. Trong đất còn phải có các vi sinh vật cố định đạm chuyển hóa dinh dưỡng.

Nguyên nhân mai vàng bị chết là do úng nước

2. Nguyên nhân mai vàng bị chết là sử dụng sai phân bón

Ở mỗi giai đoạn, cây cần một công thức nhất định. Đầu năm khi xả tàn, cây cần nhiều đạm để phát triển cành lá. Vào mùa Tết, cây cần nhiều kali để nuôi hoa và nụ. Tùy theo nhu cầu mà bạn bón phân với lượng cho phù hợp. tránh bón quá nhiều làm cây bị xót, cháy rễ.

Xem thêm  Tuyển tập 5 Cây cảnh tượng trưng cho tình bạn ít người biết

Nguyên nhân mai vàng bị chết là sử dụng sai phân bón

3. Nguyên nhân mai vàng bị chết là cách tưới nước

Ông bà ta có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Mai khi được đem vào nhà chưng thường ít được tưới nước. Chính vì thế, sau khi hoa tàn thì sức sống cây cũng kiệt quệ theo. Bạn nên sử dụng nước mưa hoặc nước sông, tránh sử dụng nước máy hoặc nước nhiễm phèn tưới cho cây.

Nguyên nhân mai vàng bị chết là do cách tưới nước

Làm thế nào để cây mai vàng mỗi năm đều tràn đầy sức sống?

Đối với mai được trồng trong chậu, việc đem cây vào nhà trong một khoảng thời gian dài khiến cây bị thiếu nước và ánh nắng nghiêm trọng. Do đó bạn cần phải:

Đem cây ra ngoài nắng

Thời gian đầu, bạn nên đem ra vào buổi sáng hoặc chiều để cây quen với cường độ ánh sáng. Nếu đột ngột đem cây ra phơi nắng trực tiếp thì mai sẽ bị héo hết lá non. Thời gian phơi nắng nên được tăng dần cho đến khi cây trở lại chu trình sinh lí bình thường, có thể ở dưới ánh nắng 24/24.

Đem cây ra ngoài nắng

Tỉa tán, chồi

Mùa xuân là thời gian cây cối đâm chồi nảy lộc. Với mai vàng, bạn càng thấy điều này rõ hơn với hàng trăm chồi non đua nhau mọc lên từ nhánh và thân. Bạn cần tỉa bớt và chừa lại những chồi ở vị trí mong muốn sao cho hài hòa với hình dáng gốc và tán cây.

Xem thêm  Cây Trầu bà đế vương là gì? Chiêm ngưỡng cây Trầu bà đế vương để bàn

Tỉa tán, chồi

Bỏ hạt

Hãy bỏ hết hạt non nếu mai đậu trái, trừ khi bạn cần nuôi hạt để lấy giống. Trong trường hợp này, bạn cần bón thêm phân hữu cơ và kali để cây có đủ dưỡng chất nuôi trái. Bạn cũng nên tỉa bỏ hạt lép càng sớm càng tốt.

Bỏ hạt

Đối với nhiều người, mai vàng không chỉ là cây cảnh mà còn là người bạn, là vật may mắn. Chính vì thế, sự khỏe mạnh của cây gắn liền với suy thịnh của gia đình. Hãy nhớ những mẹo chăm sóc mai vàng sau Tết đúng cách trên để ngôi nhà luôn tràn ngập sắc xuân mỗi khi tết đến xuân về nhé.

>>> Xem thêm: cách trang trí sân vườn nhỏ, cách trang trí tết, cách trang trí nhà cửa ngày tết, cách trang trí nhà ngày tết đơn giản, trang trí cây xanh trong nhà, don dep nha cua, dọn nhà đón tết

Tác giả: Team Cleanipedia 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ bốn con!
Bài mới nhất
Xem thêm  Khái quát về cây Cọ Dầu – cây xanh phổ biến trong khu đô thị