Cách chăm sóc người bị bệnh cảm lạnh

PIN

Đánh gió cho người bị bệnh cảm lạnh

Đánh gió là phương pháp được ông cha ta lưu truyền từ thời xa xưa. Cách này có thể trị bệnh nhờ khả năng giảm đau, làm nóng cơ thể và khiến máu lưu thông tốt hơn của dầu gió. Nếu bị bệnh cảm lạnh, bạn có thể sử dụng phương pháp này theo hướng dẫn dưới đây: 

Chuẩn bị

Dụng cụ cạo gió hoặc một đồng bạc nhỏ, dầu gió 

Thực hiện

  • Xoa dầu vào các phần cần đánh gió, tập trung ở vùng lưng, vai, cổ

  • Sử dụng đồng bạc để đánh dọc theo các vị trí và các vùng vừa xác định 

  • Khi thấy vùng da được đánh gió đỏ và nóng lên thì dừng lại 

Cần lưu ý thực hiện nhẹ nhàng, tránh để người bệnh bị đau hay bỏng rát bề mặt da. Không đánh gió ở vùng da hở. Nếu muốn nhẹ nhàng hơn, bạn có thể đánh gió bằng gừng tươi, quả bồ kết nướng… 

Chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi

Chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi

Đối với người bị bệnh cảm lạnh, ăn uống và nghỉ ngơi có vai trò rất quan trọng. Đồng thời, các loại thực phẩm bạn cần bổ sung vào thực đơn ăn uống của người bệnh bao gồm: 

Súp gà

Súp gà vừa có giá trị dinh dưỡng cao lại vừa dễ ăn đối với người bệnh. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, súp gà giúp làm thông thoáng và giải nghẹt mũi. Điều này rất có lợi cho người bị bệnh cảm lạnh. 

Các loại rau xanh

Rau xanh cung cấp vitamin, khoáng chất và giúp kháng khuẩn rất hiệu quả. Bạn cần thêm vào bữa ăn cải xoăn, bông cải xanh, bí ngô, hành tây… để chống lại các cơn cảm lạnh 

Xem thêm  Nhà bạn sẽ ngập tràn sắc xuân, nếu biết cách "chăm" mai vàng sau Tết

Các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C

Loại vitamin thần thánh này giúp bảo vệ cơ thể và tăng sức đề kháng. Do đó, nếu bạn ăn hoặc uống các loại nước ép cam, bưởi, quýt… khi bị cảm lạnh thì bệnh sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi. 

Các loại thực phẩm chứa tính nhiệt

Gừng, ớt, tỏi sẽ giúp thông thoáng đường mũi và khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Một tách trà gừng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo giúp làm dịu cổ họng và đỡ nghẹt mũi. Ngoài ra, trà gừng cũng giúp phòng ngừa cảm lạnh cực tốt. 

Bên cạnh các loại thực phẩm cần bổ sung khi bị cảm lạnh, người bệnh cần hạn chế sử dụng các sản phẩm từ sữa hoặc các đồ uống chứa cồn và caffeine. Theo các nghiên cứu, sữa và các chế phẩm từ sữa gây ra tình trạng dị ứng và làm tăng dịch nhầy trong mũi. Cafe hoặc các đồ uống có gas khiến cơ thể người bệnh bị mất nước. Do đó, chúng sẽ làm tình trạng bệnh kéo dài lâu hơn. 

Người nhiễm bệnh cảm lạnh cần ngủ nhiều hơn 8 tiếng. Giường ngủ phải sạch sẽ và đủ ấm (nhất là vào mùa đông). Sau khi ngủ ngon giấc, cơ thể cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn và bệnh cũng nhanh chóng bị đẩy lùi. 

Đừng bỏ qua vấn đề vệ sinh cá nhân

Đừng bỏ qua vấn đề vệ sinh cá nhân

Người bị bệnh cảm lạnh cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Việc thay quần áo thường xuyên và tắm rửa bằng nước ấm là cần thiết. Ngoài ra, lưu ý rửa tay sau khi ra ngoài, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh sẽ giúp đảm bảo sức khỏe của người bị bệnh. 

Bạn cũng cần mặc đồ đủ ấm và sạch để cơ thể có thể mau lành bệnh hơn. Khi ngủ, nên ưu tiên mặc đồ mỏng thoáng mát và khi ra ngoài cần mặc đồ đủ ấm, nhất là vào mùa đông.

Cảm lạnh và cảm cúm khác nhau như thế nào?

Bệnh cảm lạnh

Cảm lạnh là một loại nhiễm trùng hô hấp trên do nhiều chủng virus gây ra  như là các chủng Rhinovirus, Enterovirus, Coronavirus…

Bệnh này có thể xảy ra với mọi lứa tuổi đặc biệt dễ xâm nhập nhất là người già và trẻ nhỏ do sức đề kháng yếu và khả năng bảo vệ sức khỏe kém. Bệnh cảm lạnh có thể mắc phải ở hầu hết các mùa trong năm nhất là vào những lúc chuyển giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và lây lan. Các triệu chứng của cảm lạnh thường biểu hiện từ từ  khoảng 3-4 ngày và có khả năng tự khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày.

Xem thêm  Cây phong thủy hợp tuổi sửu gia tăng tài lộc cuộc sống bình an

Triệu chứng bệnh cảm lạnh

Bệnh cảm lạnh thông thường ảnh hưởng đến mũi, họng bao gồm các triệu chứng sau:

  • Ngạt mũi, chảy nước mũi.

  • Sốt nhẹ.

  • Ho có đờm

  • Cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh,..

Bệnh cảm cúm

Cảm cúm nghe có vẻ “họ hàng” với cảm lạnh nhưng thực chất đây là 2 loại bệnh hoàn toàn khác nhau. Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, do một loại virus cúm gây ra, thường có 2 chủng là cúm A và cúm B. Các đối tượng người già, trẻ em và phụ nữ mang thai thường dễ mắc bệnh cảm cúm và dễ gặp phải biến chứng nghiêm trọng như viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản và những bất thường cho sản phụ, thai nhi. Các triệu chứng cảm có thể nhận thấy như là:

  • Sốt cao

  • Đau đầu

  • Ho khan

  • Đau cơ, mệt mỏi suy nhược cơ thể,…

Trẻ em bị cúm thường bị đau đầu, đau cơ, đau nhức khắp cơ thể, khó chịu và hay quấy rầy. Chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ nhỏ để có thể phát hiện bệnh kịp thời. 

Đa phần các triệu chứng bệnh cảm cúm thường kéo dài 5-7 ngày và người bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, có nhiều chủng virus cúm có thể gây bệnh từ nhẹ đến nặng hơn thậm chí là thành đại dịch, gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Cảm lạnh và cảm cúm khác nhau như thế nào?

Cảm lạnh và cảm cúm khác nhau như thế nào?

Có thể thấy bệnh cảm lạnh và cảm cúm có nhiều triệu chứng giống nhau như sốt, ho, mệt mỏi nhưng giữa chúng có những khác biệt đáng kể như:

  • Các triệu chứng của cảm cúm thường kéo dài và tốc độ lây lan nhanh hơn cảm lạnh thông thường.

  • Hội chứng đau là một dấu hiệu khá nổi bật của cúm, giúp phân biệt với cảm lạnh thông thường

  • Cảm lạnh thường kèm theo ngạt mũi, chảy nước mũi còn cảm cúm thì không.

Tuy nhiên, chỉ quan sát các triệu chứng rất có thể sẽ nhầm lẫn giữa bệnh cảm lạnh và cảm cúm, nếu gặp các triệu chứng liên quan mà không chắc chắn là mắc phải cảm cúm hay cảm lạnh thông thường cần tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ.

Xem thêm  Tác dụng của cây Long Não trong đời sống

Cách điều trị cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh gây ra bởi virus nên không có thuốc đặc trị. Để mau khỏi bệnh cảm lạnh cần tập trung điều trị các triệu chứng, tăng sức đề kháng cho cơ thể như:

  • Uống nhiều nước,  nên uống nước ấm hạn chế nước lạnh nước có ga

  • Ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ăn đồ chiên nóng hoặc các món quá lạnh

  • Thường xuyên tập thể dục

  • Giữ ấm cho cơ thể, hạn chế tiếp xúc với gió.

Cách chăm sóc người bệnh cảm lạnh không quá phức tạp, chỉ cần bạn rèn luyện thói quen sinh hoạt khoa học và điều độ là hoàn toàn có thể đẩy lùi được bệnh. Cleanipedia hy vọng những thông tin trên có ích với bạn và chúc bạn thành công!

Xem thêm:

  • Bệnh tay chân miệng ở người lớn

  • Dịch Vụ Chăm Sóc Người Bệnh Trên App bTaskee

  • Bệnh viêm phổi ở trẻ em

  • Bệnh whitmore triệu chứng

  • Top 5 Dịch Vụ Chăm Sóc Người Cao Tuổi Chuyên Nghiệp

Tác giả: Team Cleanipedia 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ bốn con!