Cần lưu ý điều gì khi chăm sóc mai vàng sau Tết?

PIN

Tại sao cần phục hồi cây mai sau tết

Vào những ngày Tết, mai trổ rất nhiều hoa, đòi hỏi phải tập trung toàn bộ dưỡng chất và năng lượng. Vì thế, sau khi hoa tàn, cây trở nên xơ xác và suy kiệt. Do vậy, mai cần phục hồi nhanh chóng để sang năm có thể ra hoa đúng và xum xuê hơn.

Mùa xuân ấm áp là thời kì phát triển mạnh của sâu bệnh hại, cần loại bỏ các mầm bệnh, tồn dư nấm mốc, phân hóa học để cây phát triển khỏe mạnh.

Chăm sóc mai vàng sau tết

Một số điều cần lưu ý khi chăm sóc mai vàng sau Tết

Thay đất cho cây

Trộn đất theo công thức xơ dừa + trấu + đất thịt. Rải một lớp trấu dưới đáy chậu để cây thoát nước tốt hơn.Tiếp đến là xơ dừa có tác dụng giữ nước và dinh dưỡng cho cây. Cuối cùng là đất thịt và phân giúp ổn định bộ rễ và cung cấp dinh dưỡng.

Xem thêm  Những cây trồng trên sân thượng dễ chăm sóc, làm đẹp không gian nhà bạn

Về việc thay đất trong điều kiện cây bị kiệt sức sau mùa hoa: Tiết trời miền Nam thường nóng sau Tết nên việc thay đất thường không có lợi, vì bộ rễ không hấp thu đủ nước và muối khoáng sẽ bị yếu đi. Thay vào đó, người ta thường bón đạm và kali cho cây, hoặc phân hữu cơ trộn một ít kali. Nếu bộ rễ chưa phát triển hoàn chỉnh thì việc thay chậu, thay đất là không cần thiết.

Thay đất cây mai

Bón phân

Cần xác định thời gian phục hồi để giúp mai phát triển trong giai đoạn tốt nhất. Khi trồng trong chậu, bạn phải thường xuyên bón phân cho cây ít nhất 2 tuần/lần.

Tỉa cành

Sau Tết, bạn nên tỉa bớt cành phụ và hoa. Khi cây lợi sức thì từ từ đưa ra nắng để cây quen dần với ánh nắng, khi đó nó sẽ phát triển chồi rất nhanh. Nếu năm không nhuận thì việc tỉa tán thường được thực hiện trong khoảng 15 – 20 Âm lịch, nếu năm nhuận thì tỉa muộn hơn. Khi cắt cành, các tược non sẽ phát triển nhanh mang theo cả chồi trên nách lá, chồi này có thể phát triển thành nhánh hoặc nụ, tùy thuộc vào quang kỳ, nhiệt độ, phân bón và một số yếu tố khác.

Đối với mai chưng ngoài sân hoặc trồng trên đất, do cây không bị mất sức nhiều như mai chưng trong nhà, nên bạn không cần phải hồi sức cho cây. Tuy nhiên, bạn phải nhặt bỏ các hoa còn lại dù đã nở hay chưa.

Xem thêm  9 LOẠI CÂY KHAI TRƯƠNG ĐƯỢC “ƯA CHUỘNG NHẤT” NĂM 2019

Ánh sáng

Nếu mai được đặt trong nhà thì nên để ở nơi thoáng mát, gần cửa sổ hoặc cửa ra vào. Bạn xoay mai 1 góc 180 độ định kỳ mỗi 2 tuần để cây phát triển đồng đều hơn. Thường xuyên kiểm tra lá và thân để sớm phát hiện các biểu hiện bệnh trên cây.

Chăm sóc mai vàng sau tết

Các câu hỏi thường gặp khi chăm sóc mai vàng sau Tết

1. Có nên bón phân ngay sau khi thay đấy cho cây mai?

Khi vừa thay đất, cây mai sẽ không kịp thích ứng với môi trường đấy mới. Vì vậy, nếu bạn bón phân ngay sẽ làm hỏng bộ rễ cây.

2. Mai vàng sẽ ra hoa nhiều ở những cành được tỉa?

Đúng. Những cành mai không được tỉa và chăm sóc sẽ dễ bị nấm bệnh, ít ra hoa. Còn những cành được tỉa càng gần thân cây thì cành phát triển mạnh và cho ra nhiều hoa.

3. Nên phun thuốc nào cho mai vàng để tiêu diệt bọ trĩ?

Bạn nên mua thuốc có hoạt chất Hexaconazole (Anvil) và Fipronil (Regent) phun thuốc ngừa sâu bệnh. Thời gian thích hợp là phun lần đầu khi đã tỉa cành được 10 ngày, lần 2 là cây nhú mầm và lần 3 là cây già.

Trên đây là một số kinh nghiệm chăm sóc mai vàng sau Tết được các nghệ nhân truyền lại mà Cleanipedia tổng hợp được. Bạn có thể tham khảo thêm để tự tay chăm sóc cây mai nhà mình. Chúc bạn thành công, có một năm mới suôn sẻ, trọn vẹn và nhiều hạnh phúc.

Xem thêm  Máy nước nóng mặt trời loại nào tốt? Cách lựa chọn phù hợp

Xem thêm: cách trang trí nhà ngày tết đơn giản, cách trang trí tết, dọn nhà đón tết, dọn dẹp nhà cửa đón tết, dọn nhà ngày tết, trang trí cây xanh trong nhà, cách trang trí sân vườn nhỏ

Tác giả: Team Cleanipedia 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ bốn con!