Cách sử dụng vitamin B1 cho cây hiệu quả bạn nên biết

PIN

B1 Là gì?

B1 hay còn gọi là Thiamine, một nguyên tố vi lượng có ích cho cả sức khỏe con người và quá trình sinh trưởng của cây trồng. Khi đó, loại vitamin này được xem như một chất xúc tác tạo điều kiện để cây hấp thụ, chuyển hóa dinh dưỡng cũng như đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điều hòa cơ bản của các loại thực vật.

Xem thêm: Nhìn thấy 5 dấu hiệu này, tuyệt đối đừng mua hoa về chưng

Tưới B1 cho cây có tác dụng gì?

Thực chất, vitamin B1 đã được phát hiện là có vai trò đáng kể với cây trồng từ  kết quả thí nghiệm tích cực của rễ cây trong những năm 1930. Vào năm 1938, dưới sự giúp đỡ của B1, những bông hoa hồng và hoa thủy tiên trong vườn được khỏe mạnh, to lớn, ra hoa rực rỡ hơn đã khiến loại chất này dần phổ biến với các nhà vườn.

Cụ thể, vitamin B1 có tác động tích cực với rễ, giúp rễ cây nhanh phát triển và sinh trưởng, nhất là với những loại cây mới được đưa vào chậu, mới thay giá thể, cây trồng thủy canh,… Khi đó, cây sẽ nhanh chóng thích nghi với môi trường mới cũng như hấp thụ dinh dưỡng được cung cấp trong đất.

Sự trao đổi các sắc tố diệp lục của lá cây cũng được thúc đẩy nhờ vitamin B1, giúp cho lá cây được tươi xanh hơn. Đồng thời, nhờ quá trình quang hợp diễn ra với tốc độ nhanh và tăng lên nên việc sinh trưởng của cây cũng được thúc đẩy đáng kể.

Bên cạnh đó, tưới B1 cho cây còn có một lợi ích đặc biệt, đó là khả năng giải độc. Khi cây có triệu chứng ngộ độc dinh dưỡng hay do các thuốc bảo vệ thực vật, B1 sẽ giúp giải các độc tố đó cũng như tạo khả năng đề kháng. ngăn ngừa độc xâm hại.

Trồng và tưới cây tại nhà

Xem thêm: Những loại hoa tươi lâu nhất, bạn nên chọn mua

Có nên tưới B1 cho cây?

Với những lợi ích đáng kể phía trên, việc tưới B1 cho cây dường như là điều rất đáng được cân nhắc. Tuy nhiên, hãy lưu ý là B1 chỉ có thể kích thích rễ hay thúc đẩy sự tăng trưởng cho cây, chứ không phải một thần dược hay loại thuốc nhất định phải sử dụng trong quá trình gieo trồng. Do đó, tùy theo chủng loại và tình trạng của cây, bạn sẽ sử dụng vitamin B1 với nồng độ được khuyến cáo để không khiến cây bị ngộ độc hay mất đi sự cân bằng dinh dưỡng.

Xem thêm  Cách chăm sóc cây si Đài Loan luôn xanh tốt tại nhà

Hiện nay, bạn có thể tìm thấy vitamin B1 ở trong cả tự nhiên và bào chế, như nước vo gạo hay dạng viên thuốc, chai nước ở các quầy thuốc tây. Trong khi nước vo gạo có thể dùng trực tiếp thì các dạng bào chế cần phải pha loãng với nước. Thời điểm tưới B1 hiệu quả nhất thường được khuyến nghị là sáng sớm để cây có thể hấp thu các dưỡng chất một cách tối đa.

Hướng dẫn cách sử dụng B1 cho cây

Tưới B1 cho cây kim tiền

Kim tiền là loại cây xanh dễ trồng, dễ chăm trong nhà và cũng không cần phải tưới nước quá thường xuyên. Tuy nhiên, khi tưới B1 cho cây, rễ sẽ được kích thích và cây cũng có thể phát triển tốt hơn.

  • Với B1 tự nhiên từ nước vo gạo: Dùng tưới trực tiếp, không cần pha loãng. Tưới 5 – 7 ngày/1 lần với cây non hoặc mới ghép rễ và 2 tuần/ 1 lần với cây trưởng thành.

  • Với B1 dạng bào chế: Pha loãng 1ml B1 và 1 lít nước với dạng thuốc nước, còn với dạng viên thì hòa 5 – 7 viên trong 1 lít nước đó. Tần suất tưới có thể áp dụng như khi tưới B1 tự nhiên.

Tưới B1 cho hoa lan

Để cây hoa lan có thể phát triển và ra hoa như mong muốn, ngoài việc tưới nước đầy đủ, bạn có thể cân nhắc đến việc dùng thuốc B1 cho cây nữa nhé!

  • Với B1 tự nhiên từ nước vo gạo: Dùng tưới trực tiếp, không cần pha loãng. Tưới 5 – 7 ngày/1 lần với cây non hoặc mới ghép rễ và 2 tuần/ 1 lần với cây trưởng thành.

  • Với B1 dạng bào chế: Pha loãng 1 – 2ml B1 và 1 lít nước với dạng thuốc nước, còn với dạng viên thì hòa 5 – 7 viên trong 1 lít nước đó.  Tần suất sử dụng vitamin B1 có thể áp dụng như khi tưới B1 tự nhiên và hạn chế khoảng 15 ngày/1 lần nếu trời mưa.

Tưới B1 cho cây quất

Tưới B1 cho cây quất, táo, cam, quýt và các loại cây ăn trái sẽ giúp kích thích, phát triển bộ rễ khỏe, mập mạp và tăng khả năng hút các chất dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng.

  • Với B1 tự nhiên từ nước vo gạo: Dùng tưới trực tiếp, không cần pha loãng. Tưới 5 – 7 ngày/1 lần với cây non hoặc mới ghép rễ và 2 tuần/ 1 lần với cây trưởng thành.

  • Với B1 dạng bào chế: Pha loãng 1 ml B1 và 1 lít nước với dạng thuốc nước, còn với dạng viên thì hòa 5 – 7 viên trong 1 lít nước đó. Tần suất tưới có thể áp dụng như khi tưới B1 tự nhiên.

Tưới B1 cho hoa hồng

Với các loại hoa, sử dụng vitamin B1 có khả năng thúc đẩy cây nảy nhiều chồi hơn, chồi mập mạp, lá xanh tốt. Tác dụng của B1 với cây trồng còn giúp hoa nở to, lâu hơn, cùng màu sắc tươi tắn, rực rỡ và lâu tàn. 

  • Với B1 tự nhiên từ nước vo gạo: Dùng tưới trực tiếp, không cần pha loãng. Tưới 3 ngày/1 lần với cây non, mới ghép rễ hoặc định kỳ 1 lần/ tháng.

  • Với B1 dạng bào chế: Pha loãng 1 ml B1 với 1 lít nước với dạng thuốc nước, còn với dạng viên thì hòa 5 – 7 viên trong 1 lít nước đó.  Tần suất tưới có thể áp dụng như khi tưới B1 tự nhiên.

Thường xuyên bấm tỉa cành giúp cho hoa hồng có nhiều dinh dưỡng và giúp hoa nở to đẹp hơn

Tưới B1 cho cây thủy sinh

Dù là loại cây phát triển trực tiếp trong nước, bạn cũng cần chú ý thật kỹ đến nguồn nước cho cây và cả các chất dinh dưỡng bổ sung như B1. 

  • Với B1 tự nhiên từ nước vo gạo: Đổ một ít nước vo gạo vào chậu thủy sinh mà không cần pha loãng. Tưới 5 – 7 ngày/1 lần với cây non và 2 tuần/ 1 lần với cây trưởng thành.

  • Với B1 dạng bào chế: Pha loãng 1 – 2 giọt vào chậu với dạng thuốc nước, còn với dạng viên thì cho khoảng 1 – 2 viên.  Tần suất tưới có thể áp dụng như khi tưới B1 tự nhiên.

Một vài lưu ý khi sử dụng vitamin B1 cho cây

Không phải tất cả các loại cây cảnh đều cần đến sự hỗ trợ của Vitamin B1 để phát triển. Do đó, bạn cần hiểu rõ về nhu cầu dinh dưỡng cụ thể của từng loại cây để việc bổ sung B1 trở nên hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm chứa B1 tại những cửa hàng vật tư trồng trọt hoặc tự làm phân bón B1 cho cây tại nhà từ những nguyên liệu có sẵn.

Xem thêm  Tổng hợp cây cảnh trong phong thủy nhà ở

Cách sử dụng vitamin b1 cho cây để phát huy tối đa hiệu quả, bạn cần tuân thủ các yếu tố an toàn sau:

  • Thời điểm tưới B1: Hãy chọn thời điểm không có ánh nắng mặt trời như sau khi mặt trời lặn hoặc trước khi mặt trời mọc.

  • Pha loãng đúng tỷ lệ: Bạn cần pha loãng B1 với nước theo tỷ lệ phù hợp (khoảng 1-2ml/1-2 lít nước) và tưới từ lá, đến thân và ngọn. Sử dụng thiết bị tưới phun sương để đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Không kết hợp với những loại phân bón hóa học khác: Tránh sử dụng vitamin B1 cùng lúc với các loại phân bón hóa học khác để không làm giảm hiệu suất hấp thụ B1 của cây.

  • Tưới thường xuyên: Tưới B1 đều đặn, đặc biệt là vào mùa đông để giúp cây phát triển khỏe mạnh.

  • Tuân thủ nguyên tắc tưới cây an toàn: Chú ý đến nhiệt độ môi trường, thời tiết, độ ẩm đất và khả năng thoát nước của chậu để tưới nước một cách hiệu quả nhất.

Các thông tin hữu ích phía trên đã chứng minh là tưới B1 cho cây có vai trò và lợi ích đáng kể trong quá trình sinh trưởng cũng như phát triển của thực vật. Tuy nhiên, để tránh cây bị ngộp hay ngộ độc thuốc, tốt hơn hết là bạn nên áp dụng đúng cách sử dụng vitamin B1 cho cây nhé!

Xem thêm  Làm sao để rửa xe máy không làm hỏng máy móc?

>>Xem thêm: 

  • Ý tưởng trang trí ban công: 13 loại cây hoa trồng ngoài ban công chịu nắng, dễ chăm sóc dành cho bạn

  • 25 Cây trồng trong nhà tốt nhất,cho sức khỏe phong thủy và lọc khí

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.