Sansevieria (Lưỡi hổ) – Chuyện cái tên

PIN Sansevieria (Lưỡi hổ) – Chuyện cái tên

Sansevieria (Lưỡi hổ) – Chuyện cái tên

Bn có biết rng Sansevieria, mt dòng cây mng nưc quen thuc vi ngưi Vit dưi nhng cái tên như Lưi h, Lưi cp, hay Lưi rn…, gi đã đưc gii thc vt hc gi bng cái tên mi là Dracaena?

Đầu tiên chúng ta sẽ cần một chút kiến thức cơ bản về việc đặt tên cho một loài cây bất kì. Trước đây NOTH đã có một bài chia sẻ về tên gọi của loài Sen đá (Tham khảo Sen đá hay Hoa đá thực chất là cây gì).

⊕ Xem toàn bộ bài về Sansevieria

  • Giới thiệu chung
  • Câu chuyện về cái tên của Lưỡi hổ
  • Nguồn gốc – Đặc tính – Ý nghĩa phong thủy
  • Cách chăm sóc tổng quan
  • 3 cách nhân giống Lưỡi hổ
  • Các vấn đề thường gặp
  • Hỏi đáp/FAQ

Cách gọi tên một loài cây

Tên thưng gi (Common Name) của một loài cây có thể mô tả một chút về vẻ bề ngoài và cách mà cây đó “ứng xử”. Chẳng hạn ở Trung Quốc nó có tên Lan đuôi hổ (虎尾兰). Còn ở bên “Tây”, Lưỡi hổ lại có một vài cái tên như Mother-in-law’s Tongue, Devil’s Tongue, Bow String Hemp, Snake Plant hay Saint George’s sword (tại Brazil)… trong đó Snake Plant là được dùng nhiều hơn cả.

Dù vẫn cùng một loài cây đó, nhưng ở mỗi nơi, mỗi thời kì nó lại được gọi một cách khác và chẳng cần dựa trên một cơ sở nào. Ví dụ cái tên “Mother-in-law’s Tongue”, dịch nghĩa ra là “Lưỡi của mẹ chồng”, hẳn sẽ gây ra một chút bối rối với bạn. Nhưng nói chung, tên thường gọi luôn gắn chặt với văn hóa và lịch sử của vùng đất mà nó được đặt tên, đó là điều khiến cho tên thường gọi luôn có một sự độc đáo (và bối rối) của riêng nó.

Tên khoa hc (Scientific Name), hay tên Latin (Latin Name), ngược lại, chỉ có một và được hiểu chính xác như nhau trên phạm vi toàn cầu. Ngoài việc đọc lên vui mồm và hơi khó nhớ đối với phần đông mọi người, tên khoa học có ý nghĩa quan trọng bởi nó chỉ ra rất nhiều thông tin về loài cây đó dưới hình thức danh pháp hai phần: tên chi (1) + tên loài (2) + ‘thông tin về biến thể loài’ (không bắt buộc). Ngoài ra cuối tên người ta cũng có thể đề thêm tên của người đã lên danh sách phân loại cho loài đó.

Tên khoa học = Tên chi + Tên loài + (‘Thông tin về biến thể loài’)

Ví dụ Dracaena triafasciata ‘laurentii’ là tên khoa học của loài Lưỡi hổ lá dài có mép màu vàng. Trong đó Dracaena = tên chi, trifasciata = tên loài, ‘laurentii’ = tên giống lai tạo. Một cây Dracaena trifasciata ‘laurentii’ mép lá vàng khác với cây Dracaena trifasciata nguyên thủy lá màu xanh ở chỗ nó không bao giờ xuất hiện ngoài tự nhiên mà là kết quả từ sự chọn lọc và lai tạo giống của con người. Nếu bạn nhân giống Lưỡi hổ mép lá vàng bằng việc giâm lá thay vì tách cụm, cây con mọc ra hầu như sẽ biến xanh trở lại giống hệt như cây Lưỡi hổ sinh trưởng ngoài tự nhiên.

Cây Dracaena trifasciata lá xanh ngoài tự nhiên.
Cây Dracaena trifasciata lá xanh ngoài tự nhiên
Photo: Mokkie/Wikimedia Commons – CC BY-SA 3.0
Cây lai tạo Dracaena trifasciata 'laurentii'
Cây lai tạo Dracaena trifasciata ‘laurentii’
Photo: Mokkie/Wikimedia Commons – CC BY-SA 3.0
Quảng cáo


Xem thêm  Cây cảnh hợp tuổi Giáp Tý năm 1984 trồng nội thất rước tài lộc

Vì sao Lưỡi hổ là Dracaena?

Cho đến cuối năm 2017, các dòng cây Lưỡi hổ vẫn được liệt vào chi Sansevieria – cái tên được nhà tự nhiên học người Thụy Điển Carl Thunberg đặt vào năm 1794 theo tên của hoàng tử Raimondo di Sangro (1710-1771) xứ San Sevierio. Phải nói rằng Carl Thunberg đã nghĩ ra một cái tên rất đắt giá vì nó bắt đầu bằng phụ âm S (giống với “Snake” – con rắn), và được đọc lên một cách rất vần điệu, uyển chuyển như có chuyển động uốn lượn bên trong, hoàn toàn ăn nhập với vẻ bề ngoài của Lưỡi hổ. Ấy nhưng khi mình bắt đầu quen với việc phát âm cái tên rất kêu này (IPA: san-suh-vee-eer-ee-uh) thì cũng là lúc nó biến mất khỏi bản đồ phân loại sinh học. Điều này cũng bất ngờ với các bạn chơi cây ở nước ngoài khi đùng một cái chi Sansevieria bị gộp vào chi Dracaena (chi Huyết giác trong tiếng Việt), vốn trải dài từ những cây thân gỗ như Huyết long đến các loài như Thiết mộc lan, Phát tài, Huyết giác…

Huyết long Dracaena cinnabari
Huyết long Dracaena cinnabari
Photo: Rod Waddington – CC BY-SA 2.0
Phất dụ Dracaena reflexa
Phất dụ Dracaena reflexa
Photo: Mauricio Mercadante – CC BY-NC-SA 2.0
Huyết dụ kiếm Dracaena marginata
Huyết dụ kiếm Dracaena marginata
Photo: Mauricio Mercadante – CC BY-NC-SA 2.0
Huyết dụ Dracaena deremensis
Huyết dụ Dracaena deremensis
Photo: David J. Stang – CC BY-SA 4.0
Thiết mộc lan Dracaena fragrans
Thiết mộc lan Dracaena fragrans
Photo: Forest and Kim Starr – CC BY 2.0

Tuy nhiên, đây là kết quả của những nghiên cứu kĩ lưỡng về tiến hóa học. Nhờ vào việc xác định trình tự DNA của từng loại cây, chúng ta biết được rằng dù hình thái khác nhau nhưng chúng lại chia sẻ một gốc gác. Giờ đây một cái cây sẽ được đặt tên dựa vào việc giải mã gen, thay vì dựa hoàn toàn vào kĩ năng và sự sáng suốt của các nhà phân loại (taxonomist) truyền thống khi quan sát hình thái bên ngoài hay cách chúng ra hoa có giống nhau hay không.

Việc phân loại thực vật ngày trước thực hiện chỉ bằng những tiêu bản ép khô như thế này
Việc phân loại thực vật ngày trước thực hiện chỉ bằng những tiêu bản ép khô như thế này
Photo: BOTANIC GARDEN MEISECC BY-SA 4.0

Thiết lập được một phả hệ gen giúp chúng ta thy đưc s đng nht nm bên trong s đa dng. Hãy cùng NOTH nhìn vào đa dng loài ca dòng cây Lưi h, vi tên gi mi ca chúng.

Xem thêm  20+ Những loại cây leo giàn chịu nắng hướng tây mùa hè

Photos: Peter A. Mansfeld – CC BY-NC-SA 2.0.

Quảng cáo


Thế còn Sansevieria thì sao?

Các nhà khoa học đã còn đi xa hơn khi gợi ý về một tương lai mà họ có thể chiết xuất được mã gen của toàn bộ sinh vật được biết tới trên hành tinh! Họ gọi đó là “DNA barcoding” – một hình thức định nghĩa thông tin di truyền chỉ bằng một “trích đoạn” rất nhỏ trong mã gen. Chỉ cần quét đoạn mã đó là bạn sẽ biết được tông ti họ hàng của một loài mới phát hiện, kèm theo tất cả những thông tin về giá trị, độc tố, dược tính… mà không cần phải thực hiện quá nhiều nghiên cứu và thử nghiệm như trước. Y như quét mã vạch ngoài siêu thị vậy. Và trên con đường tới được với tương lai đó, hẳn nhiều loại cây/con/sinh thể… khác cũng sẽ được thay tên đổi họ.

Mặc dù việc đổi tên có ý nghĩa như vậy, thật khó để mô tả loài Lưỡi hổ cho các bạn nước ngoài nếu dùng Dracaena thay cho tên chi cũ là Sansevieria. Đây lại chính là một ví dụ cho việc khi một thứ gì đã đi vào văn hóa thì rất khó để thay đổi, là khi những thứ sai mãi cũng thành đúng. Đôi khi, việc phân loại cứ là chuyện riêng của các nhà khoa học. Còn chuyện Rắn (Sansevieria) hay Rồng (Dracaena) thì là tùy mình thôi…

Tham khảo

  1. https://en.wikipedia.org/wiki/Sansevieria
  2. https://en.wikipedia.org/wiki/Dracaena_(plant)
  3. https://en.wikipedia.org/wiki/Dracaena_trifasciata
  4. https://www.howtopronounce.com/sansevieria
  5. https://www.researchgate.net/publication/303003493
  6. https://www.quantamagazine.org/dna-analysis-reveals-a-genus-of-plants-hiding-in-plain-sight-20180904

Loạt bài trong mục “Hồ sơ cây (Plant Profile)” được xây dựng dựa trên nghiên cứu và trải nghiệm thực tế của vườn NOTH. Nếu bạn yêu thích Lưỡi hổ và có kiến thức muốn chia sẻ thêm, mục Đóng góp nội dung cuối bài là dành riêng cho bạn.

___
©2020 NOTH GardenCC BY-NC-ND 4.0
Bạn được phép sao chép và phân phối nội dung này với điều kiện tuân thủ theo các Điều khoản về Ghi công-Phi Thương mại-Không phái sinh. Nội dung vi phạm có thể bị gỡ bỏ thông qua Đạo luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số (DMCA) mà không cần báo trước. Xem chi tiết tại trang Điều khoản Sử dụng của chúng tôi.

Đóng góp nội dung

Mọi thông tin trong bài viết này được đội ngũ NOTH Garden tự tìm hiểu, nghiên cứu và trải nghiệm. Nội dung trong bài sẽ không được đảm bảo là chính xác 100%. Chúng mình sẽ thường xuyên cập nhật nội dung bài viết (có thể thêm/sửa nội dung) sao cho phù hợp với người đọc nhất có thể. Vì vậy chúng mình mong muốn nhận được sự đóng góp và đánh giá lại mọi thông tin để bài viết ngày càng hoàn thiện hơn và người đọc có thể nhận được những thông tin ngày càng chất lượng hơn.


Quảng cáo



113
Shares



  • 113






Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ bốn con!