Bạn đã biết kỹ thuật trồng sầu riêng đúng cách và sai quả chưa?

PIN

Thông tin về đặc tính của sầu riêng

Sầu riêng có nguồn gốc từ khu vực Đông Á. Đầu tiên, cây được phát hiện mọc hoang dại ở rừng Sumatra và rừng Kalimantan thuộc địa phận Malaysia. Vì xuất phát ở vùng nhiệt đới ẩm nên sầu riêng chủ yếu được trồng tại Thái Lan, Lào, Indonesia, Malaysia, Campuchia… Riêng ở Việt Nam, cây sầu riêng được trồng nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, Đắk Lắk, sau này đã được trồng ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế…

Nhìn chung, sầu riêng có những đặc tính sau:

  • Cây cao khoảng 40m, thân to lớn. 

  • Lá hình elip, mọc đối xứng nhau, dài khoảng 8 – 10cm.

  • Mỗi hoa có từ 3 – 5 cánh, nở từng chùm trên thân và cành.

  • Bên trong cây sầu riêng có ete thơm và ete thối, tùy vào cảm nhận từng người.

  • Quả có có hình bầu dục và hình tròn, bên ngoài có gai nhọn. 

  • Đường kính mỗi quả khoảng 15 – 30cm, chiều dài 30 – 40cm, trọng lượng 2 – 7kg. 

  • Màu sắc của sầu riêng sẽ chuyển từ xanh đến vàng nâu tùy mức độ chín.

Một số loại sầu riêng ngon nổi tiếng có thể kể đến như: Sầu riêng RI6, Sầu riêng hạt lép Bến Tre, Sầu riêng Cái Mơn, Sầu riêng Thái Lan, Sầu riêng khổ qua, Sầu riêng chuồng bò…

>> Xem thêm: Hướng dẫn 3 cách bổ sầu riêng cực nhanh đơn giản lại không bị đau tay

Thông tin về đặc tính của sầu riêng

Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật trồng sầu riêng đúng cách và sai quả

Những điều kiện sinh lý của cây sầu riêng bạn cần lưu ý

  • Ưa khí hậu nóng, độ ẩm cao.

  • Lá là nơi dự trữ dinh dưỡng chính của cây, vậy nên nếu bạn để lá rụng sẽ khiến cây dễ suy yếu.

  • Cây hợp với đất thịt so với các loại đất khác.

  • Nên để cây trồng có độ dốc không quá 30 độ, gần nguồn nước tưới để dễ dàng chăm sóc và đảm bảo độ ẩm.

  • Cây khó phát triển trên đất phèn, kém phát triển trên đất mặn.

  • Vì là loại thân rễ yếu và rễ nông nên cây không chịu được gió mạnh. 

Những điều cần lưu ý về giống trồng sầu riêng

Các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện kỹ thuật trồng sầu riêng bằng phương pháp ghép cành hoặc ghép mắt. Lý do vì sầu riêng không phải cây tự thụ phấn mà là cây thụ phấn chéo nhờ vào yếu tố gió và côn trùng. Nếu bạn trồng bằng hạt giống sẽ sinh ra biến dị. Theo đó, bạn cũng cần trồng 2 giống cùng lúc để tạo ra sự thụ phấn chéo, giúp sầu riêng đậu nhanh và phát triển khỏe mạnh hơn. 

Xem thêm  Những điều bạn chưa biết về loài hoa hướng dương

>> Xem thêm: Chi tiết cách trồng, chăm sóc xà lách xoong đơn giản hiệu quả tại nhà

Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật trồng sầu riêng đúng cách và sai quả

Mách bạn kỹ thuật ghép

Với phương pháp ghép cành hay mắt, bạn cần chọn từ cây sầu riêng mẹ đầu dòng. Nếu thực hiện kỹ thuật ghép gốc thì cần ươm từ hạt sầu riêng thường. Dưới đây là quy trình ghép cây sầu riêng:

  • Xử lý gốc ghép: cắt tỉa bớt cành nếu quá nhiều, giữ lại cành khỏe nhất. Khoét một hình chữ nhật trên gốc ghép, có chiều rộng 1 – 1,5cm, cách mặt đất 25 – 30cm. Dùng dao nhọn rạch giữa hình chữ nhật một lỗ nhỏ.

  • Xử lý mắt ghép: chọn một cành sầu riêng khỏe mạnh và lấy mắt từ cành đó, khoét quanh mắt một hình chữ nhật tương tự với gốc ghép.

  • Ghép cây: đặt mắt ghép vào vị trí đã khoét của gốc ghép. Dùng dây chuyên dụng quấn chặt vết ghép. 

Chuẩn bị hố trồng

Hố trồng thường được áp dụng ở những địa hình cao với kích thước phổ biến là 60 x 60 x 60cm. Nên đào hố trước khi trồng cây sầu riêng khoảng 1 tháng.

Kỹ thuật trồng sầu riêng đúng cách 

Nên trồng sầu riêng từ đầu mùa mưa đến giữa mùa mưa (tháng 5 – tháng 8) theo quy trình tham khảo như sau:

  • Trộn hỗn hợp đất và phân rồi lấp hố trước khi trồng 10-15 ngày.

  • Tạo một khoảng trống giữa hố sao cho vừa bầu cây con. 

  • Xé bỏ bầu, đặt cây vào hố trồng, lấp đất ngang mặt bầu (với những nơi đất cao hơn, bạn sẽ thực hiện trồng cây con xuống sâu mặt đất hơn).

  • Lấp kín mặt bầu, nén chặt đất.

  • Cắm cọc và buộc cây con để khỏi bị đổ ngã khi mưa gió.

  • Đặt thêm rơm và cỏ khô quanh gốc nhằm giữ ẩm tốt hơn. 

>> Xem thêm: Bỏ túi ngay cách trồng cây hoa nhài và chăm sóc đúng để nở rộ quanh năm

Xem thêm  Có nên trồng hoa giấy trước nhà không?

Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật trồng sầu riêng đúng cách và sai quả

Những điều cần lưu ý về kỹ thuật chăm sóc sầu riêng

Chăm sóc cây con 

  • Cần che bóng cho cây con nhưng phải đảm bảo trên 50% ánh sáng được chiếu vào.

  • Khi trời khô, bạn nên phủ thêm rơm cỏ xung quanh gốc để giữ ẩm. 

  • Khi trời nắng hạn phải tưới nước thường xuyên hơn để giúp cây luôn khỏe mạnh.

  • Bón phân 4 lần/năm trong năm đầu, có thể tham khảo công thức Hữu cơ + 0,3kg N:P:K:Mg 18:11:5:3. 

Chế độ bón phân cho sầu riêng

Đối với giai đoạn cây con: Cần tổng 5 – 10kg phân hữu cơ mỗi năm, tăng dần vào những thời điểm cây ra trái. Tuyệt đối không dùng phân bón KCI sẽ làm giảm chất lượng sầu riêng. 

Đối với giai đoạn cây đã ra trái ổn định thì cần 3 lần mỗi năm, nếu bạn bỏ qua bước này thì kỹ thuật trồng sầu riêng có chuẩn đến đâu cũng vô ích: 

  • Lần 1: Sau khi thu hoạch tỉa cành, bón 10- 20kg phân hữu cơ kết hợp với 5 – 6kg phân vô cơ cho mỗi cây. 

  • Lần 2: Bón thúc 2 – 3kg phân NPK có hàm lượng lân cao và tưới nước cách ngày trước khi cây ra hoa khoảng 30 – 40 ngày. 

  • Lần 3: Bón 2 – 3kg phân NPK có hàm lượng Kali cao kết hợp tưới nước đều khi trái bắt đầu to lên. 

Những điều cần lưu ý về kỹ thuật chăm sóc sầu riêng

Kỹ thuật tỉa cành và tạo tán

Nên tỉa bỏ các cành sau để giúp cây phát triển hơn: cành ốm yếu, cành bị sâu bệnh, cành mọc quá gần mặt đất… Bạn cần giữ lại 1 cành trên mỗi vị trí thân cây và giữ khoảng cách 10cm đối với cây nhỏ, 30cm đối với cây lớn. 

Xem thêm  Những mẫu thiết kế cây xanh ban công đẹp nhất | Greenvibes

Thông thường từ năm thứ 3 hoặc thứ 4 trở đi, bạn mới phải theo dõi và sửa tán cây, thực hiện sau mỗi mùa thu hoạch nhé. 

>> Xem thêm: Hướng dẫn các cách trồng cây hoa giấy đơn giản, thành công cao

Cách tỉa hoa, trái

Khi sầu riêng chuẩn bị đậu trái, bạn cần tỉa bỏ bớt hoa trước 30 ngày và các loại trái biến dạng, có mùi hôi, mọc dày, mang dấu hiệu sâu bệnh… nhằm tập trung dưỡng chất cho lứa trái chuẩn chất lượng.

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã biết kỹ thuật trồng sầu riêng đúng cách và sai quả. Mọi thứ từ khâu chuẩn bị, ghép cành cho đến chăm sóc đều rất quan trọng nếu bạn muốn sở hữu thành phẩm ngon ngọt. Đừng quên sầu riêng có nhiều giống, tùy mong muốn mà bạn có thể tìm hiểu kỹ về từng loại trước khi trồng nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ bốn con!