Các mẹo và cách trồng cây ban công luôn tươi, xanh

PIN

1. Cách trồng cây ban công chia theo loại cây

1.1 Chọn giống cây trồng ban công thích hợp

Khi đã quyết định trồng cây trên ban công, chắc hẳn bạn nên xem xét yếu tố môi trường tự nhiên và mùa trong năm. Sau đây là cách chọn các loại cây trồng ban công chia theo mục đích sử dụng và thời gian trong năm.

Các loại cây mọc vào mùa xuân, mùa lễ hội

Một số loài cây thường được ưa chuộng trồng vào mùa xuân và mùa lễ hội bởi những loại cây này mang vẻ đẹp tươi mới, giúp trang hoàng cho không gian ban công. Cụ thể như dạ yến thảo, đơn mộc, thảo xoắn, pansy, viola, lồng đèn, xác pháo, hoa trà, hai dương, du quinn, bất tử, tỳ bà diệp, cúc lá nho, cẩm chướng, tulip, mâm xôi…

Các loại cây xanh trồng ban công quanh năm

Trong khi đó, một số loại cây có sức bền cao và có thể phát triển quanh năm như cây kim tiền, dâm bụt, ớt cảnh, Mai hoàng yến, Thu hải đường… Các loại cây này có thể phát triển mạnh mẽ ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất.

Cách trồng cây ban công theo hướng

Tuỳ vào hướng chính của ban công nhà bạn mà bạn có thể chọn cách trồng cây ban công chia theo loại cây cho phù hợp nhất:

  • Ban công hướng Nam: hướng đón nhiều ánh sáng, đặc biệt là vào mỗi buổi sáng. Do đó, ban công hướng Nam sẽ rất thích hợp để trồng những loại cây như cây lưỡi hổ, cây hồng môn, cây chuối, cây rẻ quạt, trầu bà…

  • Ban công hướng Đông: thường có nhiều ánh sáng vào buổi sáng, do đó, bạn nên chọn trồng nhiều loại cây xanh như thịnh vượng, thiết mộc lan, huệ tây, nho, hoa trà…

  • Ban công hướng Tây: ban công hướng này thường đón ánh nắng gay gắt vào buổi trưa và chiều. Do đó, bạn phải chọn những loại cây có khả năng chịu nhiệt cao, cụ thể như hoa giấy, dâm bụt, ngũ sắc, xương rồng tám tiên, hoa hồng leo, thiết mộc lan, hoa mười giờ…

  • Ban công hướng Bắc: hướng này thường đón ánh nắng dịu nhẹ và râm mát. Do đó, nếu sở hữu ban công nhà hướng Bắc, bạn nên trồng nhiều loại cây ưa bóng như Thường xuân, Bạch thủy tiên, Ngọc ngân, Chuối hoàng yến…

Lựa chọn các loại cây chịu được nắng

Với hầu hết ban công của các gia đình, đây đều là không gian đón nhiều nắng gió nhất. Do đó, nếu bạn chưa biết chọn loại cây nào trồng trên ban công thì lựa chọn đơn giản và thông minh nhất là những cây có khả năng chịu nắng. Bạn có thể lựa chọn trồng một số loại cây như cây xương rồng, cây huyết long, cây phong lữ, cây đại kích… Những loại cây này không những giúp che bớt đi phần nào ánh nắng gay gắt mà còn giúp cho không gian nhà bạn thoáng mát hơn, đặc biệt là vào mùa hè. 

>>> Xem thêm: 13 loại cây hoa trồng ngoài ban công chịu nắng, dễ chăm sóc

Chọn cây dựa theo kích thước phù hợp

Cành lá nhiều xum xuê cũng có thể khiến cho không gian ban công trở nên tù túng và là nơi sinh sống lý tưởng cho côn trùng. Do đó, khi trồng cây ở ban công, bạn cần lựa chọn loại cây có kích thước phù hợp, tránh lựa chọn cây quá lớn hay quá nhỏ. Điều này sẽ có thể gây trở ngại cho việc thiết kế, thi công, trồng và chăm sóc. Ngoài ra, với những loại cây có cành lá phát triển nhanh, bạn cần phải thường xuyên cắt tỉa để giúp cây thông thoáng hơn, hạn chế nấm bệnh cho cây.

Chọn cây trồng cho không gian khuất nắng

Thông thường, tại các thành phố lớn với những tòa nhà cao tầng, ban công thường bị che hết nắng. Do đó, nếu lựa chọn giống cây trồng không phù hợp với điều kiện bóng râm, cây sẽ không thể phát triển tốt nhất. Một số loại cây trồng thích hợp cho trường hợp này có thể kể đến như lan ý hồng môn, sen Thái…

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh trồng cây có gai nhọn, lá sắc để gần nơi cửa sổ hoặc cửa ra ban công. Có thể cây sẽ mang đến nguy hiểm cho gia đình bạn và hàng xóm lân cận đấy!

Xem thêm  Cây cảnh hợp tuổi Nhâm Thân 1992 mang đến nhiều may mắn tài lộc

1.2 Cách chọn chậu cho cây trồng ban công

Sau khi đã chọn được giống cây phù hợp nhất mà mình yêu thích, bạn nên tiến hành chọn loại chậu cây chia theo loại cây để cây có điều kiện phát triển tốt nhất. Bởi nếu chậu cây quá lớn, phần đất dư thừa và giữ nhiều nước sẽ làm tăng khả năng úng nước cho cây khi bị nước mưa hắt vào. Trong khi đó, nếu chậu cây quá nhỏ, phần rễ có khả năng bị thương tổn và hư hại do không có đủ không gian để phát triển. Vì vậy một chiếc chậu phù hợp nhất sẽ giúp rễ có điều kiện sinh trưởng, đồng thời giúp cây đứng vững chắc hơn.

Cách chọn chậu cho cây trồng ban công

Bên cạnh đó, chậu cây cũng nên có độ thoát nước tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây. Bạn không nên sử dụng các loại chậu quá rộng hay quá cao cho cây trồng ban công. Bởi các loại chậu đó sẽ chiếm diện tích không gian, hạn chế việc đi lại cũng như chăm sóc cây.

Ngoài ra, yếu tố thẩm mỹ của chậu cây cũng rất cần được cân nhắc. Hãy lựa chọn chậu có kiểu dáng và màu sắc mà mình yêu thích, đồng thời hài hòa với ban công. Những loại chậu đó sẽ tạo nên một không gian tươi xanh, đẹp mắt và vừa ý bạn đấy!

1.3 Cách chọn đất trồng phù hợp

Đối với cây trồng ban công, bạn nên sử dụng lại đất tơi xốp có chứa nhiều mùn. Đồng thời, để đảm bảo độ dinh dưỡng cần thiết cho cây, bạn nên trộn đất với phân hữu cơ để cây có thể sinh trưởng mạnh mẽ hơn. Sau khi đã đổ đất vào từng chậu, nên lưu ý nén nhẹ đất nhằm hạn chế tạo khe hở không tốt cho sự phát triển của rễ về sau.

Bên cạnh đó, tùy vào cách trồng chia theo loại cây, mỗi loại cây sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Do đó, khi trộn phân bón với đất trồng, bạn phải cân nhắc trộn đúng loại phân phù hợp với cây và với hàm lượng vừa đủ. Nếu bạn chưa nắm rõ, hãy trao đổi trực tiếp với người bán hàng để được tư vấn chi tiết cách sử dụng phân bón cho cây trồng ban công.

Hơn nữa, lượng đất trong chậu nên ở mức hợp lý. Nếu đất quá ít thì sẽ không đủ dinh dưỡng cho cây trồng phát triển cũng như để cây bám rễ sâu. Thậm chí, nhiều trường hợp lượng đất trong chậu quá ít dẫn đến cây bung gốc, lay lắt và phần rễ bị tổn thương. Ngược lại, nếu đất trong chậu quá nhiều, sẽ dẫn đến tình trạng lượng nước trữ trong chậu nhiều hơn, gây nguy cơ úng nước hoặc gây bệnh cho cây (ví dụ như nấm bệnh).

1.4 Cách trồng chia theo loại cây – Xử lý hạt giống 

Hạt giống cây thường dễ mang mầm bệnh. Do đó, để giảm bệnh cho cây con và đảm bảo cây trồng ban công sinh trưởng mạnh, tốt nhất bạn nên tiến hành khử trùng hạt giống trước khi trồng. Cách làm rất đơn giản như sau:

  • Ngâm hạt với nước nóng khoảng 60°C trong 10-15 phút.

  • Tiếp tục ngâm từ 3-4 giờ khi nhiệt độ nước xuống 30°C rồi vớt ra phơi khô.

Trong trường hợp, hạt bị bám bẩn, để lâu hoặc bị nhiễm bẩn, bạn có thể khử trùng bằng cách ngâm vào nước. Ngâm hạt trong nước sạch từ 3 đến 4 giờ, sau đó ngâm trong dung dịch formalin 20 phút, rồi rửa lại bằng nước sạch.

1.5 Giai đoạn cây trồng ban công nảy mầm

Một số loại hạt giống trồng trên ban công như hạt giống cà chua, ớt, cà tím, dưa chuột và các loại rau củ quả khác thường nảy mầm khá chậm. Trong trường hợp bạn muốn tăng tốc độ nảy mầm của cây, hãy ngâm hạt giống trước khi nảy mầm. Bạn cũng cần lưu ý không nên ngâm hạt quá lâu nhé! Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng ban công sau này đấy!

Tiếp theo, hạt giống đã sẵn sàng để bắt đầu nảy mầm. Bạn hãy lót nhiều khăn giấy thấm nước sạch dưới đáy khay gieo hạt, đặt hạt đã ngâm ủ vào khay rồi để trong môi trường 28-30 độ C trong 1 đến 5 ngày. Sau đó, bạn sẽ có thể quan sát được hạt đem gieo đã nảy mầm. Trong thời kỳ nảy mầm, nếu hạt bị khô thì bạn nên phun nước và các chất độn chuồng để giữ ẩm cho hạt.

1.6 Gieo hạt cho cây trồng ba công

Có hai phương pháp trồng cây phổ biến hiện nay: một là cấy cây con và hai là gieo hạt trực tiếp.

  • Cấy cây con: Những người mới trồng cây ban công lần đầu thường thích mua cây con được bán sẵn rồi mang về nhà thực hiện cách trồng chia theo loại cây. Có thể nói, đây là phương pháp trồng cây đơn giản và nhanh chóng nhất. Trên thị trường bày bán rất nhiều cây cảnh, cây hoa giống. Điều này giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian khi không phải tự ươm cây giống. 

  • Gieo hạt trực tiếp: Một số các loại rau ăn lá hoặc cây trồng trang trí ban công thường được sử dụng phương pháp gieo trực tiếp. Sau khi gieo hạt, bạn nên đặt giá thể ở nơi ấm áp, thoáng gió để giữ ẩm cho đất. Trong trường hợp đất khô thì bạn chỉ cần phun một lượng nước nhỏ cho hạt để tránh gây ngập úng.

1.7 Phương pháp chăm sóc cây cho cây phát triển xanh tươi

Trong khi thực hiện ủ hạt giống cây, nguyên liệu lên men được làm ướt và đổ đầy vào thùng, sau đó nén chặt và phủ một lớp đất dày 5 cm. Việc này giúp giữ cho lớp đất ẩm và sau khi phơi nắng khoảng 1 tháng là bạn đã có thể dùng làm phân bón nền. Bên cạnh đó, cách ủ men khi trồng cây chia theo loại cây là cho nguyên liệu đã ủ men vào thùng, đổ nước, đậy kín nắp rồi đem phơi nắng ủ men trong 3 tháng thành phân lỏng. Trong khi đó, phân hữu cơ được làm bằng phương pháp ngâm ủ có phần đặc biệt. Phân có dạng lỏng nên sẽ được cây hấp thụ tốt hơn.

Xem thêm  Nguyên nhân cây bàng singapore bị cháy lá và cách khắc phục

2. Các mẹo chăm sóc cây ban công luôn tươi, xanh

2.1 Ánh sáng

Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng và không thể thiếu cho sự phát triển của cây xanh. Vì thế, tuỳ vào cách bạn lựa chọn cây trồng chia theo loại cây, bạn cũng nên lưu ý sắp xếp cây ở những vị trí có ánh sáng hợp lý. Bởi mỗi loại cây sẽ có nhu cầu ánh sáng khác nhau. Một khi cây được sinh trưởng trong điều kiện ánh sáng phù hợp, cây sẽ sớm phát triển tươi xanh.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các loại cây và cây hoa ưa nắng nên được đặt ở nơi thoáng đãng, dễ đón ánh nắng mặt trời buổi sáng. Điều này giúp thúc đẩy quá trình quang hợp của cây, giúp cây ra hoa rực rỡ. Ngược lại, các loại cây ưa bóng râm nên được sắp xếp đặt ở nơi khuất nắng. Đặc biệt vào buổi trưa chiều, nắng gắt có thể làm cây bị héo hoặc thậm chí là cháy lá.

Nếu ban công nhà bạn đón nhiều nắng hơn mức cây đòi hỏi, hãy thiết kế thêm một hàng rào lưới để giảm nắng chiếu lên cây. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm những khung bảo vệ nhỏ cho từng cây. Khi trưa nắng thì bạn đem ra che cho cây còn buổi tối thì cất vào.

2.2 Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho cây trồng ở ban công thường từ 18 độ – 35 độ. Nếu mức nhiệt độ quá thấp hoặc vượt quá khoảng này, cây sẽ bị phát triển chậm hơn, thậm chí là héo đi. Vì thế, việc duy trì nhiệt độ môi trường lý tưởng cho cây là điều rất cần thiết. Một ban công ở hướng nhiều nắng sẽ làm tăng nhiệt độ môi trường, từ đó không tốt cho sự sinh trưởng của cây.

Mẹo nhỏ mà Cleanipedia muốn chia sẻ cho bạn đó là trồng cây ban công kết hợp với các loại cây che bóng, cây leo giàn… Hoặc không, bạn cũng có thể trồng xen kẽ cây ưa sáng và cây ưa bóng để tạo nên nền nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của cây. Một cách đơn giản hơn là sử dụng mái che cho ban công hoặc hàng rào lưới để hạn chế sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời làm tăng nhiệt độ không gian.

2.3 Cung cấp lượng nước phù hợp cho cây trồng trên ban công

Nước là yếu tố không thể thiếu cho sự phát triển của các loại cây trồng ban công. Làm thế nào để tối ưu hoá và cung cấp vừa đủ nước cho cây? Cùng tìm hiểu tiếp nhé!

Kê chậu giúp cây thoát nước tốt

Chậu cây ở ban công không nên được đặt sát với mặt sàn, thay vào đó cần được kê lên cao hơn. Điều này giúp cho sự thoát nước của cây diễn ra thuận lợi hơn. Trong trường hợp bạn muốn hạn chế vết bùn đất từ cây dây ra mặt sàn, hãy sử dụng một lớp vải địa để lót ở dưới sau đó đặt chậu lên. Biện pháp này không chỉ hạn chế đất, bụi dây ra mà còn tránh nước thừa chảy ra gây ố vàng cho sàn ban công.

Thường xuyên tưới nước cho cây

Ban công là không gian mở, lộng gió và dễ đón nắng nên cây trồng ban công cũng thường gặp phải tình trạng mất nước. Cũng vì thế, bạn nên thường xuyên tưới nước cho cây. Sau đây là một số điểm bạn cần lưu ý khi tưới cây để đảm bảo cây được sinh trưởng tốt.

  • Tưới cây 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và buổi chiều, đồng thời không nên tưới cây vào buổi trưa nắng gắt.

  • Tưới nước chậm rãi, từ từ và tưới đều tay để nước thấm vào rễ cây.

  • Đối với không gian ban công nhỏ, bạn có thể tưới nước bằng phương pháp thủ công hoặc sử dụng vòi tưới chuyên dụng. Tuy nhiên, với các ban công lớn trồng nhiều loại cây, việc tưới thủ công sẽ có nhiều hạn chế nhất định và tốn thời gian hơn. Do đó, với sự phát triển của Ngày công nghệ khoa học, bạn có thể đầu tư cho ban công nhà mình một hệ thống tưới cây tự động. Đồng thời, giải pháp này cũng rất phù hợp với những người có quỹ thời gian hạn hẹp, không thể tưới cây thường xuyên.

>>> Xem thêm: Các loại cây trồng ban công dễ chăm sóc, lọc bụi tốt cho nhà bạn

Thường xuyên tưới nước cho cây

Xử lý hệ thống thoát nước

Một hệ thống thoát nước nghiêm ngặt và logic sẽ đảm bảo cho ban công không bị ngập úng hay ẩm ướt. Điều này cũng giúp cây trồng ban công phát triển tốt hơn. Đồng thời, hạn chế được tình trạng côn trùng sinh sôi. Hãy lắp đặt hệ thống thoát nước tưới đơn giản. Cùng với đó, để hạn chế nước chảy ra thấm vào nhà, bạn có thể sử dụng những vật liệu như nilon, mica… Ngoài ra, với các loại cây trồng trong chậu hay thùng xốp, bạn có thể sử dụng gạch để kê cao đáy chậu tránh tình trạng ngập úng cho cây trồng.

Xem thêm  Bí quyết thiết kế phòng ngủ kiểu Nhật đẹp, tối giản, hiện đại

2.4 Bón phân cho cây trồng ở ban công

Đây là việc làm tối quan trọng cho cây có đủ dưỡng chất cần thiết để sinh trưởng. Tuy nhiên, cách trồng cây ban công chia theo loại cây cho thấy, mỗi loại cây sẽ cần một hàm lượng phân bón khác nhau. Bón phân cũng giúp cây khỏe mạnh, hạn chế sự tấn công của sâu hại gây bệnh. Trong trường hợp cây đã nhiễm bệnh, bón phân cũng có thể là giải pháp trị bệnh cho cây.

Đối với cây trồng ban công, hiện nay có hai cách bón phân thường được sử dụng, bao gồm:

  • Bón phân bằng cách rải trên bề mặt chậu. Với cách này, người ta thường dùng phân bón có dạng hạt để bón cho cây và bón với tần suất một tháng một lần.

  • Bón phân bằng hệ thống tưới nhỏ giọt dễ dàng hơn khi kết hợp hệ thống châm phân tự động. Bạn có thể bón phân đơn giản bằng cách hòa tan phân dạng lỏng vào bồn chứa. Sau đó, phân bón sẽ đi qua hệ thống tưới phân tự động và phân phối chính xác đến từng cây trồng. Đồng thời, lượng phân cung cấp cũng vừa đúng và đủ với nhu cầu của cây. Lưu ý, đối với phương pháp này, bạn chỉ nên sử dụng phân dạng lỏng hoàn toàn để tránh tắc nghẽn đường ống tưới.

2.5 Tỉa cành

Bạn nên thường xuyên tỉa gọn các cây trồng ra lá quá xum xuê và nhiều cành lộn xộn. Bên cạnh đó, một mẹo hay ho khi trồng cây ban công là dùng dây buộc cố định vào giàn để tránh mưa to gió lớn làm gãy cây. Thêm vào đó, bạn cũng nên đầu tư một bộ dụng cụ cắt tỉa những lá sâu bệnh, vàng úa, để cây được phát triển khoẻ mạnh hơn. Tạo cho mình thói quen chăm sóc và cắt tỉa cây mỗi ngày cũng là một cách thú vị để bạn thư giãn sau mỗi ngày làm việc đấy!

Tỉa cành

3. Một số mẹo trồng cây ban công khác bạn nên biết

3.1 Kết hợp trồng cây vi sinh trên ban công

Bạn có thể trồng cây phủ bằng vật liệu ốp hoặc các mô hình nhỏ. Ngoài ra, khi chọn cây trồng ban công, bạn cần chú ý đến những chậu cây có rễ ăn nông, từ đó khi tưới nước sẽ có thể tưới lượng nước phù hợp hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể trải sỏi hoặc đá tự nhiên lên các bức tường hoặc chân tường để tạo nên những tiểu cảnh, tiểu cảnh nước nhằm tăng tính chân thực và sinh động cho ban công.

3.2 Trồng cây gần lan can

Tùy vào diện tích ban công khác nhau của từng gia đình, đặc biệt với nhà có ban công lớn, bạn nên tận dụng để trồng cây gần lan can để cho ngôi nhà thêm phần rộng hơn. Trong trường hợp này, bạn nên chọn các loại cây trồng trong chậu giỏ treo hay cây leo. Đồng thời, những loại cây này phải có đặc tính ưa sáng và dễ chăm sóc. Bởi vị trí lan can thường đón nhiều ánh sáng mặt trời nhất.

Ngoài ra, các giống cây rậm rạp cành lá, nhiều bụi, nhiều phấn hay có gai có thể gây những rắc rối cho gia chủ như bị thương, dị ứng, chiếm diện tích không gian… Vì vậy, bạn không nên trồng những loại cây này ở ban công nhé!

3.3 Trồng cây theo lớp

Việc sắp xếp, bố trí không gian với các loại cây trồng ban công không phải là dễ dàng. Đó là cả một nghệ thuật bài trí công phu. Điều này sẽ giúp cho không gian ban công trở nên sạch sẽ, thoáng mát và không phát sinh vi khuẩn, côn trùng.

Một mẹo trang trí đơn giản mà bạn có thể áp dụng một cách hiệu quả đó là trồng cây hoa theo từng lớp. Để tạo bậc trồng cây, bạn có thể sử dụng các loại kệ trồng cây ban công hoặc giá treo tường. Mỗi lớp sẽ là những cây trồng khác nhau. Một số loại cây có thể dùng để trồng theo lớp thường là các loại cây thân leo như huỳnh đàn, dạ hương, trầu bà.

Tóm lại, cách bài trí này có thể giúp bạn tạo ra một môi trường thiên nhiên hài hoà và xanh mát trong khi đó không làm tốn quá nhiều diện tích ban công. Đặc biệt, bạn cũng sẽ không phải lo lắng sàn ban công bị vấy bẩn từ những chậu cây, hoa.

Với những mẹo trồng cây và cách trồng cây ban công chia theo loại cây trên, chắc hẳn bạn đã có ý tưởng và muốn bắt tay trang trí ban công nhà mình ngay và đừng quên theo dõi những thông tin hữu ích khác từ Cleanipedia nhé!

>>> Xem thêm: Các mẹo và cách trồng cây ban công luôn tươi, xanh

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ bốn con!