Nhiều người cho rằng, mai vàng là loại cây cảnh có thể sinh trưởng tốt trong nhiều môi trường sống khác biệt, và không cần chăm bón quá nhiều. Thậm chí để mai vàng ra hoa đúng thời điểm, bạn chỉ cần cắt tỉa cành lá thường xuyên, cung cấp dưỡng chất, tưới nước cho cây đầy đủ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cũng như những loại cây cảnh khác, mai vàng cũng thường mắc một số loại bệnh, hay cây mai vàng bị chết nhánh là tình trạng thường xuyên diễn ra. Thậm chí có trường hợp toàn bộ cây bị khô héo, chết dần đi khi không được chăm sóc và khắc phục kịp thời!
Vậy làm thế nào để cây mai vàng luôn ngập tràn sức sống, cho hoa đúng thời điểm? Hôm nay, hãy cùng Caycoi.net tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến mai vàng bị chết nhánh, cũng như đi tìm giải pháp xử lý thích hợp nhé!
Nguyên nhân cây mai vàng bị chết nhánh
Một cây mai khỏe mạnh sẽ được thể hiện qua màu sắc cành lá, khả năng phát triển,… Tuy nhiên sẽ không tránh khỏi một số thời điểm cây còi cọc, vàng lá, và bị chết cành.
Cụ thể như sau:
Cạnh tranh dinh dưỡng
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, phần cành trên ngọn cây sẽ sinh trưởng mạnh mẽ hơn, và đón nhận được nguồn sáng lớn hơn. Điều này vô tình khiến cho các cành cây ở phần gốc sinh trưởng kém và yếu dần. Nếu tình trạng này kéo dài, các cành này sẽ chết dần đi. Tuy nhiên đây cũng được xem là khả năng “tỉa cành tự nhiên” của các loại cây trồng.
Cây bị thiếu nước, hoặc úng nước
Một trong những nguyên nhân khác khiến cây mai vàng bị chết nhánh, đó là khi cây bị thiếu nước hoặc úng nước. Khi cây bị thiếu nước, các lá, nhánh, cành cây sẽ dần bị kiệt sức, khô héo và chết. Đồng thời nếu cây bị úng nước, rễ cây cũng sẽ dễ bị thối, hư hại, dẫn đến tình trạng suy nhược và chết nhánh.
Do sâu, nấm hại
Mai cũng là loài cây rất dễ bị sâu bệnh phá hoại, đặc biệt là sâu đục thân. Trong trường hợp sâu đục thân chỉ gây hại nhẹ, cành cây sẽ suy yếu và chết từ từ. Còn nếu tình trạng nặng hơn, cành cây sẽ bị giòn, gẫy, và chết rất nhanh. Ngoài ra, mai cũng thường mắc một số căn bệnh như bệnh nấm hồng, bệnh rỉ sắt,.. Trong đó, bệnh nấm hồng để lại hậu quả nặng nề hơn, khi khiến cây mai vàng bị chết nhánh nhanh chóng, thậm chí chết hoàn toàn.
Điều kiện thời tiết cực đoan
Thời tiết quá lạnh, hay quá nóng cũng sẽ khiến sức khỏe cây suy yếu, và xảy ra tình trạng chết cành, đặc biệt là đối với những cây con.
Cách khắc phục cây mai vàng bị chết nhánh
Có thể nhận thấy, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cây mai vàng bị chết nhánh. Vậy, làm thế nào để hạn chế tình trạng này, và giúp cây luôn được khỏe mạnh, phát triển xanh tốt? Cùng chúng tôi tiếp tục điểm qua cách khắc phục cây mai vàng bị chết nhánh khá hiệu quả sau đây!
Bước 1: Cắt tỉa cành
Bước đầu tiên để cây nhanh chóng khỏe mạnh trở lại, đó chính là cắt tỉa cành. Theo đó, bạn nên tiến hành cắt hết các cành phụ, những cành yếu, chỉ nên giữ lại những cành chính để tạo dáng cho cây. Sở dĩ nên cắt tỉa như vậy, là để bộ rễ cây có thể nhanh chóng được hồi phục hơn. Bạn cũng có thể cắt tỉa tạo dáng cho mai theo hình chóp, để các cành phía dưới đón nhận đủ ánh sáng, từ đó giúp quá trình hô hấp, quang hợp diễn ra hiệu quả hơn và cây phát triển cân đối hơn.
Lưu ý: Khi cắt tỉa cành, bạn nên sử dụng các loại kéo, dao chuyên dụng để tránh vết cắt bị dập nát. Đồng thời bạn cũng nên quét thêm nước vôi trong lên các vết cắt để ngăn ngừa nấm bệnh.
Bước 2: Cắt rễ
Khi cây mai vàng bị chết nhánh, bước tiếp theo bạn cần làm để khắc phục tình trạng này chính là cắt rễ. Trên thực tế, bạn có thể cắt đến 2/3 bộ rễ, thậm chí cắt bỏ toàn bộ phần rễ bị hư hỏng để ngăn chặn sâu bệnh lây lan. Sau khi cắt tỉa rễ cây, hãy dùng một ít nước sạch để rửa lớp đất cũ còn bám lại trên rễ.
Bước 3: Thay đất
Sẽ ít ai ngờ tới rằng việc thay đất cũng sẽ hạn chế được tình trạng cây mai vàng bị chết nhánh. Theo đó, bạn có thể bỏ toàn bộ đất trồng cũ, thay vào đó hoàn toàn đất mới. Đồng thời kết hợp sử dụng thêm mùn xơ dừa, vỏ trấu, để cung cấp thêm dưỡng chất cho cây, tạo môi trường thuận lợi để rễ cây nhanh chóng sinh trưởng và phát triển.
Cụ thể, bạn có thể sử dụng xơ dừa, tro trấu, đất, phân trùng quế theo tỷ lệ 1:1:1:1. Hoặc thay bằng viên đất nung/sỏi nhẹ Sfarm, xơ dừa, tro, trấu, đất, phân trùn quế. Những thành phần trên sẽ bổ sung thêm một hàm lượng kali, hàm lượng đạm cần thiết cho cây.
Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý khi vừa thay đất, không nên bón phân ngay, vì lúc này rễ cây chưa thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng.
Bước 4: Kích thích phục hồi rễ
Sau khi thay đất, bạn cần kích thích phục hồi rễ để cây tiếp tục sinh trưởng và phát triển. Theo đó, bạn có thể sử dụng thêm thuốc kích thích đặc hiệu 3in1 + CNX-CN để tưới đẫm gốc. 3in1 + CNX-CN có khả năng kích thích rễ phát triển nhanh, ổn định, đồng thời phòng trừ được các loại nấm bệnh đang gây hại.
Các nghệ nhân trồng mai cho biết, nếu có thể tiến hành đúng quy trình trên, bạn sẽ không chỉ hạn chế được tình trạng cây mai vàng bị chết nhánh, mà còn giúp cây mai bị suy nhược nhanh chóng hồi phục chỉ sau 20 ngày.
Sau khi đã thực hiện đầy đủ những cách khắc phục cây mai vàng bị chết nhánh, bạn cần đưa cây vào nơi mát mẻ, có nguồn ánh sáng vừa đủ. Nếu cần thiết, bạn có thể sử dụng thêm lưới để che chắn cho cây.
Lưu ý quan trọng khi cây mai vàng bị chết nhánh, suy yếu
Khi chăm sóc cây mai vàng bị chết nhánh, có một số yếu tố mà bạn cần lưu ý đó là:
- Tìm hiểu và xác định đúng nguyên nhân khiến cây bị suy yếu, chết nhánh.
- Chăm sóc cây dựa trên những phương án thích hợp, kết hợp bổ sung thêm dinh dưỡng cần thiết cho cây.
- Khi thay chậu, nên chọn đất thịt tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Đặc biệt, đối với cây mai vàng bị chết nhánh, bạn không nên sử dụng đất quá khô cằn vì sẽ khiến cây khô héo và nhanh chết hơn.
- Nên tìm hiểu và sử dụng thêm một số loại thuốc kích rễ.
- Kiểm tra và phát hiện sớm các tình trạng bệnh, sâu hại của cây. Từ đó đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp để hạn chế bệnh lây lan, phục hồi cây nhanh chóng.
- Việc khắc phục cây mai vàng bị chết nhánh không thể mang lại hiệu quả trong thời gian ngắn, mà đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và quá trình chăm sóc thích hợp. Quá trình này có thể mất đến vài tuần, thậm chí vài tháng.
Kết luận
Trên đây là những nguyên nhân khiến cây mai vàng bị chết nhánh và một số thông tin cơ bản để khắc phục tình trạng trên. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích cho cẩm nang chăm sóc mai của mình. Chúc bạn có được những chậu mai luôn xanh tốt, khỏe mạnh, đón một mùa hoa tươi sắc trong dịp Tết Nguyên Đán gần kề.
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười hai, 2024Cách chăm sóc cây thường xuân tươi tốt tại nhà
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười một, 2024Tổng hợp các cách trồng dưa leo cơ bản cho người mới
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười, 20247 loại cây trồng ban công vừa đẹp vừa tỏa hương thơm ngát
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng chín, 2024Mẹo Chụp Ảnh Cây và Hoa Tuyệt Đẹp Ngoài Thiên Nhiên