Cách trồng hành lá trong thùng xốp – Trồng 1 lần, ăn cả năm

PIN

Tại sao nên trồng hành lá trong thùng xốp?

Trồng hành lá trong thùng xốp được nhiều người lựa chọn với những ưu điểm như:   

  • Giúp tiết kiệm chi phí mua thùng nhựa, vì giá thành của thùng xốp rất rẻ và bạn có thể xin được thùng xốp rất dễ dàng. 

  • Thùng xốp rất rộng nên bạn có thể trồng được số lượng lớn hành.

  • Có trọng lượng nhẹ nên dễ dàng di chuyển từ trong nhà ra ngoài trời nắng khi hành bắt đầu phát triển. 

  • Đục lỗ thoát nước dưới đáy thùng xốp đơn giản hơn so với các loại thùng có chất liệu khác. 

  • Sử dụng thùng xốp để trồng hành còn góp phần bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. 

  • Trồng hành bằng thùng xốp cung cấp rau sạch và an toàn cho gia đình bạn. 

  • Dùng thùng xốp để trồng hành phù hợp với những gia đình có không gian hạn hẹp.

Tham khảo: 5 Cách trồng hành lá tại nhà đơn giản, ai cũng làm được

Chuẩn bị dụng cụ trồng hành lá 

Để thực hiện cách trồng hành lá trong thùng xốp bạn cần chuẩn bị dụng cụ như sau:

Cách trồng hành lá bằng thùng xốp

  • Hành giống: Bạn có thể chọn hành củ hoặc rễ hành để trồng. Thường thì trồng hành trong thùng xốp sẽ thích hợp trồng củ hơn. Bạn có thể lựa chọn hành củ tím để trồng vừa phát triển nhanh lại năng suất. 

  • Đất: Lựa chọn loại đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng giúp thoát hơi nước tốt như: Đất phù sa, đất mùn để trồng hành. Hoặc có thể mua đất dinh dưỡng chuyên sử dụng để trồng cây, như vậy bạn sẽ không cần phải bón thêm phân. 

  • Thùng xốp: Bạn cũng có thể chọn chậu nhôm hay nhựa để trồng hành lá. Tuy nhiên, nên ưu tiên sử dụng thùng xốp vì dễ dàng đục lỗ ở bên dưới đáy thùng để thoát nước. 

Tham khảo: Cách trồng rau trên sân thượng cho nhà thành phố đơn giản

Xem thêm  Cách trồng cây nha đam xanh tốt tại nhà cực đơn giản

Kỹ thuật trồng hành lá trong thùng xốp

Kỹ thuật trồng hành lá trong thùng xốp rất đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện. Cleanipedia sẽ gợi ý để bạn có thể học và ghi chú lại những kỹ thuật cơ bản:

Kỹ thuật trồng hành lá bằng thùng xốp

  • Lựa chọn gốc hành khỏe mạnh, hơi già, có rễ chắc khỏe và không sâu bệnh. 

  • Đổ đất vào bên trong thùng xốp dàn đều và lên hàng. 

  • Cắm củ hành vào từng hàng có khoảng cách đều nhau. Lưu ý độ sâu của hố trồng là 3cm, với mỗi hố bạn có thể trồng từng khóm nhỏ khoảng 2 – 3 củ vào mỗi gốc. Hoặc bạn cũng có thể trồng riêng lẻ từng gốc hành đều được. 

Chăm sóc hành lá sau khi trồng

Cách chăm sóc hành lá sau khi trồng bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây để chúng có thể phát triển tốt và mang lại hiệu quả cũng như chất lượng thu hoạch cao hơn:

  • Vị trí đặt: Nên đặt thùng hành tại nơi có nhiều ánh sáng và thoáng mát. Nên cho hành lá tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm và chiều, tránh nắng gay gắt giữa trưa. 

  • Tưới nước: Sau khi trồng hành xong bạn dùng bình tưới phun ẩm đất để hành phát triển. Lưu ý không nên tưới quá nhiều nước hành sẽ rất dễ bị ngập úng hoặc thối, tốt nhất chỉ nên tưới ẩm. Tới khi hành lá phát triển cao là có thể thu hoạch bằng cách cắt lá và để lại gốc tiếp tục chăm sóc cho mùa vụ sau.

  • Bón phân: Trồng hành lá thường không phải bón phân nhiều, sau khi thu hoạch khoảng vài vụ thì bạn nên bón thêm chút phân bò hoai mục là được. Xới đất xung quanh và cho phân vào rồi đảo đều là được.  

  • Xới đất: Trong quá trình trồng hành bạn cũng nên xới đất xung quanh cây nếu bị khô cứng. 

  • Sâu bệnh: Hành rất ít khi bị sâu bệnh nếu trồng ít. 

  • Thu hoạch: Khi có nhu cầu ăn hành, bạn cắt phần lá hoặc tỉa từng cọng. 

  • Nhân giống: Để trồng hành với quy mô rộng hơn, bạn có thể nhổ cả bụi hành lên và cắt lấy củ phơi khô ngoài nắng là có thể dùng làm giống được. 

Trên đây là toàn bộ kỹ thuật trồng hành lá trong thùng xốp đơn giản và năng suất. Hy vọng sẽ giúp bạn dễ dàng tự trồng hành sạch tại nhà để nấu những món ăn ngon hấp dẫn nhé.

Xem thêm  Đặc tính của cây Bàng Đài Loan và địa chỉ mua uy tín

>> Xem thêm:

  • Ý tưởng trồng vườn cây thảo mộc tại nhà đơn giản

  • Cách chăm sóc cây cảnh cho người mới bắt đầu

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

 

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ bốn con!