Cây cảnh nội thất được biết đến như một phương pháp kỳ diệu để tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống, và mang nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, không phải cây nào cũng phù hợp. Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa, các loại cây phổ biến, và những lưu ý khi chăm sóc cây nội thất nhé!
1. Ý nghĩa của cây cảnh nội thất
- Cây cảnh nội thất là giải pháp kỳ diệu để tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống. Cây cảnh nội thất được đặt tại nhiều vị trí như: phòng làm việc, tiền sảnh, cầu thang,…
- Bên cạnh đó, cây nội thất còn mang lại nguồn năng lượng tích cực cho sức khỏe của bạn. Chúng giúp thanh lọc không khí, mang lại không gian tươi mát, trong lành.
- Đặt cây cảnh nội thất tại nơi làm việc, học tập giúp hiệu quả công việc được nâng cao. Theo NASA, cây cảnh giúp tăng 20% trí nhớ, 15% sự tập trung. Đó là lý do loại cây này thường được đặt tại văn phòng làm việc, thư viện,…
- Cây cảnh nội thất thường được dùng làm quà biếu trong các dịp lễ lớn như: khai trường, khánh thành, tân gia,..
2. Các loại cây cảnh nội nội thất đẹp không thể bỏ qua
Dưới đây là một số gợi ý về các loại cây được đánh giá là phù hợp với nhiều không gian sống. Hãy chọn cho mình một mẫu cây phù hợp nhé!
Cây kim tiền
Đặc điểm chung của cây kim tiền là loài có lá kép, xanh mướt và bóng loáng, tán cây đối xứng và tròn đều, căng mọng, đầy sức sống.
Cây kim tiền trồng trong nhà giúp thanh lọc không khí trong lành, cung cấp oxy cho không gian sống. Vẻ đẹp xanh tốt, dẻo dai nhưng cũng rất cứng cáp của cây kim tiền tượng trưng cho sự mạnh mẽ, kiên cường đối mặt với nhiều thử thách của cuộc sống, của sự nghiệp vươn lên thành công.
Mặt khác, cây kim tiền được dùng để làm quà tặng với ý nghĩa may mắn, tài lộc. Bạn có thể tặng cho người thân, khách hàng như một lời chúc thành công, thuận lợi trong công việc, làm ăn.
Cây lưỡi hổ
Đặc điểm chung của cây lưỡi hổ là thân lá dạng dẹt, dày, mọng nước, thuôn nhọn nhưng không sắc. Bề mặt lá bóng, có 2 màu xanh và màu vàng chạy dọc từ gốc đến ngọn.
Cây lưỡi hổ là một trong số ít cây có tác dụng hấp thụ các chất độc, bức xạ. Điều này cũng giúp giảm các triệu chứng thường gặp phải như hắt xì, sổ mũi, ho do không khí bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt, ban đêm lưỡi hổ vẫn tạo ra nhiều oxy, hút các chất độc hại do tuân theo cơ chế CAM (Crassulacean Acid Metabolism). Nhờ đó, bạn sẽ có một giấc ngủ ngon và sâu.
Cây lưỡi hổ biểu hiện cho sức mạnh của loài hổ, tượng trưng cho khí phách hiên ngang, kiên cường. Nhờ vậy, nó mang đến sự quyền uy, phú quý, thịnh vượng cho gia chủ.
Cây trầu bà
Cây trầu bà là loài cây thân leo bò dài, lá hình trái tim, màu xanh và có cuống ngắn. Cây trầu bà khá đa dạng về hình dáng và màu sắc lá do được lai tạo hoặc từ rất nhiều giống khác nhau.
Đặt một chậu trầu bà xinh xắn trên bàn làm việc, tại phòng khách hay lối đi hành lang là cách làm đẹp xanh cho không gian sống của bạn. Giống như một số loài cây khác, cây trầu bà cũng giúp thanh lọc không khí. Đặc biệt, khả năng hấp thu hiệu quả khí độc Fomaldehyde lên đến 75%. Bên cạnh đó, trầu bà còn có thể hút các khí độc thải ra từ khói thuốc, xăng xe, từ hiệu ứng nhà kính và cả những bức xạ từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính. Nhờ vậy, nó luôn mang đến một bầu không khí trong lành và an toàn cho sức khỏe gia đình.
Trong gia đình, trầu bà đem lại sự yên bình, hạnh phúc, may mắn, giàu sang, thịnh vượng. Trong công ty, trầu bà thể hiện sự uy quyền, sang trọng của cấp bậc, địa vị.
Gọi ngay để có giá tốt nhất : 0966.623.933 hoặc 0915.885.558
3. Những lưu ý khi sóc cây cảnh nội thất
Ánh sáng
Cần đặt cây ở những nơi có thể tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên ít nhất 2 -3 giờ/ngày. Để cây luôn trong tình trạng xanh tốt, mọi người có thể kết hợp thêm ánh sáng từ các loại đèn có tính chất như ánh sáng mặt trời để cây có thể quang hợp, trao đổi chất hiệu quả. Đối với những cây nội thất được trồng trong không gian kín, cần mang ra hứng nắng khoảng 2h/1 tuần. Đối với những chậu cây đặt gần cửa kính, nên đặt xa ít nhất 30cm. Cây cảnh nội thất cũng cần tránh để gần luồng gió của máy lạnh, máy quạt.
Tưới nước
Nước là một trong những yếu tố quan trọng nhất để cây có thể phát triển. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng việc tưới nước cho cây, đặc biệt đối với cây cảnh nội thất. Chỉ cung cấp nước cho cây khi bạn thấy đất trong chậu đã khô. Bạn có thể dùng bình phun để tưới nước cho cây. Tốt nhất, nên tưới nước cho cây khoảng 2 lần/ngày vào mùa hè và 1 lần/ngày vào mùa đông.
Biện pháp hồi phục khi cây bị khô héo
Đến một giai đoạn, hiện tượng vàng úa, rụng lá, úng rễ có thể xảy ra đối với cây cảnh nội thất của bạn. Tuy nhiên, đây cũng là một hiện tượng sinh lý rất bình thường ở cây. Lúc này, bạn cần cắt tỉa phần lá úa để giúp cây lấy lại sức sống. Cần hạn chế cho cây tiếp xúc với ánh mặt trời để cây hạn chế bị mất nước. Tốt nhất, nên đặt cây tại những nơi mát mẻ, không khí trong lành và tránh gió mạnh để cây phục hồi nhanh.
Hãy gọi hotline để được hỗ trợ về kĩ thuật chăm sóc cây 0981.525.055 hoặc 0918396699
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười hai, 2024Cách chăm sóc cây thường xuân tươi tốt tại nhà
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười một, 2024Tổng hợp các cách trồng dưa leo cơ bản cho người mới
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười, 20247 loại cây trồng ban công vừa đẹp vừa tỏa hương thơm ngát
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng chín, 2024Mẹo Chụp Ảnh Cây và Hoa Tuyệt Đẹp Ngoài Thiên Nhiên