Cây lưỡi hổ bị gãy lá: Nguyên nhân, cách xử lý

PIN

Nguyên nhân khiến cây lưỡi hổ bị gãy lá

Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nên lưỡi hổ có thể tồn tại và phát triển mạnh ngay cả trong những điều kiện không thích hợp. Chúng không cần đòi hỏi bạn phải chăm sóc nhiều nhưng vẫn có thể sống tốt. Tuy nhiên, trong quá trình trồng có thể gặp tình trạng như: cây lưỡi hổ bị đốm nâu, rũ lá, cháy viền lá… dẫn đến việc cây có thể bị gãy lá.

Lý do khiến cây lưỡi hổ bị gãy lá là do sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm cả những tác động từ môi trường. Tổng hợp các nguyên nhân gây ra việc gãy lá ở cây lưỡi hổ:

Độ ẩm thấp

Độ ẩm thấp là một trong những nguyên nhân chính khiến lưỡi hổ bị gãy lá. Do độ ẩm thấp, lá có xu hướng mất nước nhiều và dẫn đến thiếu nước, lúc này lá sẽ bị tách hoặc nứt.

Thiếu Boron

Boron là một vi chất dinh dưỡng mà thực vật cần để hình thành thành tế bào, ổn định và duy trì các màng cấu trúc. Một khi thiếu chất, cấu trúc chung của cây lưỡi hổ sẽ yếu hơn, bao gồm cả lá của nó. Vì vậy, lá sẽ giòn và dễ bị nứt và gãy.

Tác động vật lý từ thú cưng

Những thú nuôi như chó và mèo rất tăng động, chúng có xu hướng thích leo trèo và vui đùa xung quanh các lá cây. Đây cũng là một trong những đối tượng tình nghi khiến cây lưỡi hổ của bạn bị hỏng.

Xem thêm  5 tác hại của máy nước nóng năng lượng mặt trời

Di chuyển vị trí đặt chậu cây

Ngọn lá lưỡi hổ tuy nhọn nhưng lại khá yếu. Khi muốn dời cây sang một vị trí khác, bạn nên cẩn trọng và thao tác nhẹ nhàng. Hãy giảm thiểu va chạm trong lúc di chuyển để cây không bị trầy xước hay tách đổ.

Đồng thời, nên chọn vị trí an toàn cho cây, tránh đặt ở nơi có nhiều người qua lại bởi họ có thể vô tình va trúng chậu cây và khiến cây bị gãy lá.

di chuyển cây lưỡi hổ

Nhiệt độ khắc nghiệt

Dù cây lưỡi hổ là loài thực vật rất dễ sống nhưng nếu nhiệt độ vượt quá mức chịu đựng thì cây cũng sẽ phản ứng lại. Nói như vậy, nhiều bạn sẽ thắc mắc rằng liệu cây lưỡi hổ có ưa nắng không? 

Đa số, mọi loại cây đều thích ánh nắng gián tiếp để có thể quang hợp giúp sinh trưởng một cách tốt nhất và lưỡi hổ cũng thế. Chúng có thể chịu được nhiệt độ từ 15-27°C. Nếu thấp hơn hoặc cao hơn sẽ ảnh hưởng đến mức độ phát triển và tuổi thọ của chúng. Đặc biệt, cây rất ghét môi trường lạnh dưới 15°C.

Tưới nước quá nhiều

Nếu bạn quá lạm dụng việc tưới nước, đó có thể là lý do khiến lá của nó bị tách ra. Hãy nhớ rằng lưỡi hổ là cây mọng nước, thích môi trường khô ráo.

Hấp thụ quá nhiều nước sẽ làm cho lá nở ra nhanh chóng. Khi nhiệt độ tăng và tốc độ thoát hơi nước cao, nước sẽ được sử dụng hết làm cho lá cây bị co lại. Sự thay đổi đột ngột về độ phồng và co lại có thể làm hỏng các tế bào của cây lưỡi hổ và gây ra tình trạng gãy lá.

Xem thêm  Sen đá đô la hồng – loài cây cảnh mini mang đến may mắn tài lộc

Côn trùng gây hại

Rệp trắng và nhện đỏ là sâu bệnh thường gặp trên cây lưỡi hổ. Chúng hút nhựa và khiến lá yếu dần, sau đó chết rụng. Bạn cần vệ sinh lá sạch với nước muối pha loãng hoặc cồn để hạn chế côn trùng gây hại cho cây.

côn trùng gây hại

Bên cạnh đó, bạn cũng nên cẩn thận với bệnh nấm cây. Nguyên nhân gây ra là do chậu cây quá ẩm ướt, để ngăn chặn kịp thời bạn nên di chuyển cây ra vị trí khô ráo và hạn chế tưới nước nhiều.

Cách phục hồi cây lưỡi hổ bị gãy lá đơn giản, hiệu quả

Khắc phục khi độ ẩm thấp

  • Phun sương cung cấp độ ẩm vừa đủ cho lá mỗi ngày

  • Phương pháp tự làm khay đá cuội: đặt một vài viên sỏi trên khay và đổ một ít nước, sau đó đặt chậu lưỡi hổ lên trên.

Kiểm tra độ pH của đất

Đất quá chua hoặc quá kiềm sẽ ức chế sự sẵn có của Boron. Bổ sung nhiều chất hữu cơ vào đất để cải thiện các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.

Cắt bỏ những phần cây bị nhiễm bệnh nặng và xử lý đúng cách

Thỉnh thoảng, sâu bọ có thể xuất hiện tùy theo mùa. Vì vậy, bạn cần xử lý kịp thời  trước khi chúng gây hại quá nhiều vì rất khó để phục hồi một cây bị nhiễm bệnh nặng. Nếu gặp phải tình trạng nặng, có thể sẽ phải cắt lá cây lưỡi hổ.

Làm thế nào để cấp cứu lá lưỡi hổ bị gãy?

  • Để chữa lành lá cây bị gãy, bạn có thể cắt bỏ phần phía trên lá. Nếu lá bị gãy và thân cây dưới vẫn xanh tốt, thì đó không phải là vấn đề lớn. Nếu chiếc lá bị tách ra hoàn toàn khỏi thân cây, thì bạn có thể cắt loại bỏ thân cây bằng một con dao sắc.

  • Sau khi thực hiện, tưới nước cho cây bị thương và đảm bảo rằng đất vẫn ẩm và mềm. Nếu có thể, hãy thay chậu cho cây lưỡi hổ, đất mới đầy đủ dinh dưỡng thì cây sẽ hồi phục nhanh hơn.

  • Giữ cho cây luôn trong trạng thái đủ nước, ánh sáng và cung cấp dinh dưỡng. Cây lưỡi hổ chỉ cần tưới từ 1-2 lần/ tuần hoặc tưới khi đất có biểu hiện khô cằn, chúng chỉ cần đủ ẩm, không thích quá nhiều nước.

Hy vọng những thông tin bổ ích trên đã giúp bạn hiểu rõ được nguyên nhân khiến cây lưỡi hổ bị gãy lá. Nếu gặp phải tình huống này, bạn đừng quá lo lắng! Hãy bình tĩnh thực hiện các bước như gợi ý để nhanh chóng đưa cây lưỡi hổ trở về trạng thái khỏe mạnh nhé. Chúc bạn thành công!

Xem thêm  Hướng dẫn tạo tiểu cảnh trước nhà với sỏi và cây cảnh

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ bốn con!