Cây vạn niên thanh mang ý nghĩa gì? Có dễ chăm sóc không?

PIN

1. Giới thiệu về cây vạn niên thanh

Vạn niên thanh là một trong những loại cây thân thảo họ nhà ráy thuộc hạng sống lâu năm, được biết đến với tên khoa học là Dieffenbachia Amoena, thường được trồng trong nhà hoặc trong sân vườn để trang trí và thanh lọc không khí. Bởi đặc tính dễ trồng và có thể thích nghi với mọi môi trường sống nên cây vạn niên thanh được khá nhiều người ưa thích và chọn lựa. Bên cạnh mặt thẩm mỹ, vạn niên thanh còn mang trong mình yếu tố phong thủy, giúp đem lại nhiều may mắn và thành công cho gia chủ. 

1.1. Nguồn gốc và ý nghĩa 

Vạn niên thanh bắt nguồn từ vùng Colombia tại Brazil, với chiều cao khoảng từ 40-80cm và là loại thực vật ưa bóng râm nên cực kỳ thích hợp để trồng trang trí trong nhà. Vạn niên thanh được xem như là một biểu tượng cho sự may mắn, thế nên mọi người thường quan niệm rằng, trồng vạn niên thanh trong nhà sẽ giúp mang lại thịnh vượng và tài lộc cho gia chủ. Đa phần những ai tuổi thìn hoặc thuộc mệnh mộc và kim sẽ rất phù hợp với loại cây này. 

1.2. Đặc điểm và điều kiện sinh trưởng 

Vạn niên thanh có thể nhận biết bởi những đặc điểm cơ bản như:

  • Rễ cây thuộc loại rễ chùm, ngắn và phình to ở dưới và được phân thành nhiều đốt, từ mỗi đốt sẽ có các rễ con tỏa nhánh ra, mục đích chính là giúp cây lấy được các dưỡng chất nằm sâu trong đất để cây sinh trưởng và phát triển. 

  • Lá của vạn niên thanh khá lớn, có độ rộng khoảng 3,5-6cm, có màu xanh lục đậm ở viền lá, càng vào giữa thì màu càng nhạt dần và gân lá thì có màu trắng, tạo nên nét đặc trưng của loại cây này. 

  • Hoa vạn niên thanh sẽ có màu trắng thuần khiết, mọc bông đơn. Tuy nhiên rất khó để thấy được hoa của loại cây này, bởi cây hầu như không thể ra hoa khi được trồng trong điều kiện môi trường mát mẻ. 

2. Cách trồng và chăm sóc cây tại nhà

Tương tự như những giống cây trồng khác, vạn niên thanh cũng có thể được trồng từ nhiều phương pháp khác nhau. 

  • Trồng vạn niên thanh bằng hạt giống: Nên chọn các loại hạt có nguồn gốc tốt, đã được xử lý phòng trừ sâu bệnh. Sau đó đem hạt gieo vào hỗn hợp đất được trộn lẫn cùng xơ dừa và vỏ trấu – loại đất này sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhất cho cây – tưới nước và đợi từ 3-4 ngày, cây sẽ bắt đầu nảy mầm. 

  • Trồng bằng phương pháp thủy canh: Phương pháp này sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với cách trồng từ hạt giống thông thường. Chỉ cần cho nhánh cây đã ra rễ vào một bình thủy tinh có chứa nước cùng dung dịch thủy canh, mực nước chỉ nên ngập khoảng ½ độ dài rễ. Sau đó đem cây đặt ở nơi có đủ ánh sáng và thoáng gió. 

  • Trồng bằng phương pháp giâm cành: Sử dụng cát ẩm để cắt khúc vạn niên thanh khoảng từ 12-15cm, phần giâm cành sẽ bắt đầu ra rễ sau khoảng 4 tuần. Khi rễ cây đã đủ lớn thì chuyển sang chậu đất để tiếp tục trồng như bình thường. 

cây vạn niên thanh

Vạn niên thanh sau khi đã trồng còn phải được chăm sóc đúng cách. Có thế cây mới sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ.

  • Chính vì là loại cây trồng trong nhà nên vạn niên thanh không cần được tưới nước quá nhiều, chỉ khoảng 2-3 lần/tuần để giữ độ ẩm cho cây. 

  • Tuy đây là loại thực vật ưa bóng râm, thế nhưng chúng cũng cần ánh sáng để có thể quang hợp, thế nên bạn nên di chuyển chậu cây ra nơi có ánh nắng khoảng vài lần mỗi tuần để giữ được màu sắc tươi đẹp của cây. 

  • Bón phân cho cây định kỳ từ 3-4 tháng để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây. 

3. Các câu hỏi thường gặp về vạn niên thanh

3.1.Vạn niên thanh có mấy loại?

Vạn niên thanh thường có 3 loại phổ biến:

  • Vạn niên thanh leo: Hay còn gọi là cây trầu bà, là loại cây thân leo, có thể bám trên tường nhà hoặc trên cột, lá to và có màu xanh và vàng đan xen. 

  • Cây vạn niên thanh Dieffenbachia Amoena: Cũng chính là loại cây mà Cleanipedia nhắc đến từ đầu bài, với đặc điểm nổi bật là lá có kích thước rất to, màu xanh sẫm và gân lá màu trắng. 

  • Vạn niên thanh Aglaonema: Bắt nguồn từ khu vực Đông Nam Á. Hình dáng của loại vạn niên thanh này cũng tương tự như giống Amoena, thế nhưng kích thước lá sẽ nhỏ hơn, cây thấp hơn và màu lá cũng nhạt hơn nhiều. 

3.2. Vạn niên thanh có ưa nắng không?

Như Cleanipedia đã đề cập ở trên, vạn niên thanh là loài cây ưa bóng râm. Thế nhưng để cây giữ được màu sắc đẹp và sinh trưởng tốt thì bạn vẫn nên cho cây “tắm nắng” vài lần mỗi tuần.

Xem thêm  Có những cây văn phòng đuổi muỗi này chẳng bao giờ lo mắc sốt xuất huyết nữa

3.3. Vạn niên thanh có độc không?

Trong cây vạn niên thanh cũng chứa một số độc tố có hại cho con người nếu vô tình ăn hoặc nuốt phải. Cụ thể chúng sẽ gây ra các triệu chứng như nóng rát nơi vùng họng, môi tê, tiêu chảy, buồn nôn,… Ngoài ra, nhựa từ cây cũng có thể gây ngứa và đau rát nếu chẳng may tiếp xúc với da. 

Trên đây là một số thông tin và lưu ý cần thiết về cây vạn niên thanh. Hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định trồng nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ bốn con!