Đặc điểm sinh trưởng của mai vàng sau tết
Thời điểm mai ra hoa chuẩn nhất là từ 26 Tết trở đi và nở rộ từ 30 Tết đến hết mồng 6, mồng 7 Tết. Sau khoảng thời gian này, mai bước vào giai đoạn phục hồi để có thể tiếp tục cho hoa vào năm sau. Do đó, chăm sóc mai vàng sau tết là việc làm vô cùng quan trọng.
Sau khi ra hoa, mai thường đâm chồi mới, ra lá, các nhánh cành cũng phát triển dài hơn, mọc rễ cám. Trong giai đoạn này, cây rất cần nước, ánh sáng và dinh dưỡng. Nếu không được cung cấp đầy đủ, rất có thể cây sẽ chết hoặc bị mất sức và khó hồi phục.
Thời điểm sau Tết cũng là lúc cây dễ nhiễm các loại nấm mốc, bệnh thối thân và rễ do nhiệt độ ấm dần lên, sâu bệnh phát triển mạnh mà sức đề kháng của cây lại không hoàn chỉnh.
Kĩ thuật chăm sóc mai vàng sau tết
Chăm sóc mai vàng sau Tết gồm nhiều công đoạn được thực hiện tuần tự. Các công đoạn này cần hoàn tất trước rằm tháng 3 Âm lịch.
Cắt bỏ hết hoa và nụ
Ở giai đoạn này, bạn chỉ nên giữ lại cuốn hoa và cọng đài để phát triển chồi mới. Không nên giữ hoa để lấy hạt giống trên những cây mai già, phải chờ khoảng 2 – 3 tháng hạt mới chín. Điều này khiến cây mai mất sức quá nhiều.
Chỉnh sửa dáng cây
Bạn dùng cọc cắm, lạt trẻ hoặc dây kim loại mềm để uốn nắn các cành. Khoảng chừng 3 tháng, bạn có thể tháo dây quấn để không để lại vết hằn trên thân.
Tỉa bớt các cành yếu
Bạn cũng cần bỏ cành yếu, cành bệnh để cây tập trung dinh dưỡng nuôi cành chính. Khi cắt tỉa, bạn nên chú ý để lại ít nhất 2 mắt lá.
Thay đất, cắt rễ
Rễ cây phát triển quá dài ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng. Do đó, bạn hãy cắt ngắn bớt một số rễ phụ (khoảng 1/3 rễ), các rễ cám sẽ mọc ra rất nhanh sau đó.
Phun thuốc kích thích sinh trưởng
Thay đất xong, bạn nên phun thuốc ngừa bệnh cho cây. Đặt cây trong bóng râm ít nắng. Tưới đầy đủ nước để giữ ẩm cho cây. Khoảng 1 tháng sau khi cây phát triển hoàn toàn, bạn có thể phun thêm phân bón lá và phân vô cơ để cây phát triển mạnh hơn.
Loại bỏ sâu bệnh hại
Sâu căn lá, đục thân nhện đỏ và rệp là những loài thường gây hại trên cây mai. Bạn có thể dùng biện pháp thủ công hoặc dùng vòi xịt với cường độ mạnh để giúp diệt sâu bệnh. Giai đoạn cây trổ mầm chính là “mồi ngon” cho các côn trùng gây hại.
Đây là những bước cơ bản trong quy trình chăm sóc mai vàng sau Tết được của các nhà vườn. Hãy thực hiện theo các bước trên để có được những cành mai khỏe mạnh cho mùa xuân năm sau. Chúc bạn thực hiện thành công và có một màu xuân thật trọn vẹn!
Xem thêm: cách trang trí sân vườn nhỏ, cách trang trí tết, cách trang trí nhà cửa ngày tết, cách trang trí nhà ngày tết đơn giản, trang trí cây xanh trong nhà, tết đoàn viên, dọn nhà đón tết
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười hai, 2024Cách chăm sóc cây thường xuân tươi tốt tại nhà
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười một, 2024Tổng hợp các cách trồng dưa leo cơ bản cho người mới
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười, 20247 loại cây trồng ban công vừa đẹp vừa tỏa hương thơm ngát
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng chín, 2024Mẹo Chụp Ảnh Cây và Hoa Tuyệt Đẹp Ngoài Thiên Nhiên