1. Khổ qua (mướp đắng) sống được bao lâu?
Khổ qua – hay mướp đắng – được trồng khá phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam chúng ta. Khổ qua thuộc giống cây leo ngắn ngày, có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong vùng khí hậu nhiệt đới. Loại cây này có tuổi thọ khá cao và hầu như rất ít sâu bệnh, bởi lá và quả của chúng cực kỳ đắng nên ít có sâu bọ nào dám đến gần. Khổ qua phát triển khá nhanh và có thể bắt đầu cho quả sau 2 tháng gieo trồng, có thể trồng được quanh năm, nếu trồng vào mùa mưa thì cây sẽ phát triển mạnh và đạt năng suất cao hơn.
2. Hướng dẫn chi tiết cách trồng khổ qua trong chậu đơn giản
2.1. Chuẩn bị hạt giống
Bạn có thể chọn mua hạt giống ngay tại các cửa hàng chuyên bán cây cảnh, hoặc có thể tận dụng phần hạt bên trong lõi của khổ qua để gieo trồng cây mới. Muốn thế cần phải lựa chọn những quả khổ qua già, chín vàng, to mập và cầm chắc tay. Bổ dọc khổ qua sau đó dùng dao hoặc thìa lọc hạt, đem phơi khô để bảo quản được lâu hơn, sau đó mới bắt đầu gieo trồng. Nếu bạn không tiến hành xử lý hạt trước khi gieo trồng, hạt giống sẽ nảy mầm rất chậm, mất khoảng 3-4 tuần. Đối với cách trồng khổ qua trong chậu, muốn đẩy nhanh quá trình nảy mầm, bạn cần xới chúng thật đều tay để làm bong lớp vỏ bên ngoài.
2.2. Ươm hạt
Cho hạt khổ qua vào nước ấm được pha theo tỷ lệ 2 phần nước sôi : 3 phần nước lạnh, ngâm trong khoảng 4 tiếng, sau đó vớt ra rồi dùng khăn ẩm để ủ hạt. Sau 24 tiếng lại tiếp tục rửa hết lớp nhờn bên ngoài hạt, và tiếp tục ủ cho đến khi hạt nứt nanh.
2.3. Chuẩn bị đất
Hỗn hợp đất của cách trồng khổ qua trong chậu sẽ bao gồm xơ dừa và phân bò. Xơ dừa phải là loại đã được qua xử lý và phân bò được ủ mục sành, sau đó lấy những hạt nhỏ rồi đem trộn với đất.
2.4. Gieo hạt
Hạt phải được gieo sâu vào đất, với khoảng cách thích hợp là 2cm, hạt đứng và đầu nứt giâm xuống đất. Sau đó dùng phân chuồng hoai hoặc tro để phủ lên bề mặt hạt. Cần đảm bảo các điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ thích hợp đủ cho hạt nảy mầm, thông thường hạt sẽ nảy mầm trong mức nhiệt khoảng 20 độ C.
3. Các kinh nghiệm và kỹ thuật trồng khổ qua nên biết
3.1. Cách ngắt đọt khổ qua
Theo kinh nghiệm trồng khổ qua của người nông dân bao lâu nay, ngắt đọt khổ qua sẽ giúp cây cho ra nhiều hoa và quả hơn, làm tăng năng suất của cây, và nên ngắt đọt khi cây còn nhỏ, cụ thể là khi cây đã ra được 4 lá thật. Cách ngắt đọt khổ qua cũng rất đơn giản, chỉ cần đếm chính xác 4 lá thật từ dưới lên, sau đó cắt bỏ phần đọt tính từ lá thứ 4 trở lên. Điều quan trọng ở đây đó là bạn phải phân biệt được lá thật và lá mầm, tránh nhầm lẫn mà gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây nhé!
3.2. Bón NPK cho khổ qua
NPK là một loại phân bón hỗn hợp, chứa các thành phần dinh dưỡng như đạm, kali và lân, giúp cây phát triển nhanh chóng và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Đối với cách trồng khổ qua trong chậu, bạn có thể tiến hành bón lót hoặc bón thúc cho cây. Khi trộn đất cho cây, bạn chỉ cần thêm từ 2-3 thìa phân NPK sau đó trộn đều cùng với đất. Còn bón thúc sẽ được tiến hành sau khi cây đã nảy mầm và bắt đầu phát triển. Đào một lỗ sâu cách xa gốc cây, sau đó cho khoảng nửa chén phân NPK vào đất rồi lấp lại và tưới một ít nước lên bề mặt đất cho đất ẩm.
3.3. Làm giàn cho khổ qua
Vì khổ qua là loại thân leo, thế nên khi cây đã ra được 3-4 lá thật thì nên bắt đầu làm giàn cho cây. Giàn khổ qua có thể được làm từ tre, gỗ hay bất kỳ nguyên vật liệu nào khác nhưng phải đảm bảo được độ chắc chắn, chịu lực tốt, cao khoảng từ 1,2m – 1,5m.
3.4. Thu hoạch khổ qua
Khổ qua thường cho quả rất nhanh, chỉ sau khoảng từ 2 tháng bạn đã có thể bắt đầu thu hoạch trái, với điều kiện là cây phải được chăm sóc và bón phân đầy đủ, đúng cách. Tránh hái những quả quá non hoặc quá già. Sau khi thu hoạch vẫn phải tiếp tục chăm bón cho cây để cây có thể cho ra những đợt quả tiếp theo.
Trên đây là một số thông tin hữu ích của cách trồng khổ qua trong chậu mà Cleanipedia gửi đến bạn, hãy tiến hành ngay để có thể có được những bữa ăn ngon-bổ-rẻ cho gia đình mình nhé.
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười hai, 2024Cách chăm sóc cây thường xuân tươi tốt tại nhà
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười một, 2024Tổng hợp các cách trồng dưa leo cơ bản cho người mới
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười, 20247 loại cây trồng ban công vừa đẹp vừa tỏa hương thơm ngát
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng chín, 2024Mẹo Chụp Ảnh Cây và Hoa Tuyệt Đẹp Ngoài Thiên Nhiên