Thiết mộc lan là loài cây đã không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là những người yêu hoa. Những năm gần đây, số lượng người lựa chọn cây thiết mộc lan như một cây hoa cảnh trang trí cho ngôi nhà ngày càng nhiều hơn. Vậy bạn đã biết công dụng và ý nghĩa của loài hoa đặc biệt này chưa?
Đôi nét về cây thiết mộc lan
Thiết mộc lan có tên khoa học là Dracaena fragrans, có nguồn gốc từ Tây Phi. Tại Việt Nam, thiết mộc lan còn được gọi là cây phát tài. Cây thiết mộc lan là cây thân gỗ, khi bị cắt hoặc cưa đi sẽ đâm chồi, nảy lộc quanh chỗ bị cắt, đây cũng chính là một trong những lý do khiến nó được gọi là cây phát tài.
Thiết mộc lan có lá hình nơ, bóng, màu xanh sẫm, ngả vàng ở phần trung tâm của lá. Thông thường, loại cây này nếu để phát triển tự nhiên có thể đạt tới chiều cao 6 mét. Hoa thiết mộc lan có màu trắng, mùi thơm ngát và hương thơm lưu lại rất lâu, nhất là vào buổi đêm. Loài hoa này có thể nở hoa vào thời tiết lạnh, có thể nở hoa rất đẹp vào dịp Tết.
Công dụng của cây thiết mộc lan
Thiết mộc lan nổi tiếng với hương thơm ngào ngạt cả một khoảng không gian. Chính vì thế mà nó thường được sử dụng như một loại cây cảnh trang trí trong nhà, đem đến hương thơm ngát rất dễ chịu. Tuy nhiên, loài hoa này không chỉ đơn thuần là loài hoa cảnh trang trí cho không gian của căn nhà, nó còn có công dụng thanh lọc không khí cực kỳ hiệu quả.
Đặt cây thiết mộc lan trong nhà, nó có tác dụng lọc bỏ những độc tố có trong không khí, hấp thụ toàn bộ monoxide de carbone. Nhờ vậy mà không khí cũng được cải thiện nhiều hơn, bớt ô nhiễm hơn. Cũng từ đó mà sức khỏe các thành viên trong gia đình cũng tốt hơn rất nhiều, trạng thái tinh thần được duy trì ổn định, sảng khoái và sản sinh ra nhiều nguồn năng lượng tích cực.
Ý nghĩa phong thủy của cây thiết mộc lan
Ngoài công dụng trang trí, thanh lọc không khí, thiết mộc lan còn là loại cây được sử dụng nhiều trong phong thủy, đem đến may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Đặt thiết mộc lan trong nhà, sẽ sản sinh ra vượng khí, đón tài lộc và thịnh vượng vào nhà. Đặc biệt là khi cây ra hoa, người ta cho rằng đây là báo hiệu của may mắn, có nghĩa rằng sắp tới gia chủ sẽ gặp nhiều thành công và suôn sẻ trên con đường công danh và sự nghiệp.
Cây thiết mộc lan thường được đặt theo hướng Đông hoặc hướng Đông Nam của ngôi nhà. Lý do là bởi trong phong thủy người ta tin rằng cây sẽ đại diện cho hành Mộc, đem đến cát vượng, may mắn cho gia chủ. Ý nghĩa của thiết mộc lan cũng sẽ thay đổi dựa vào số cành và chậu.
Cụ thể, thiết mộc lan 2 cành có ý nghĩa vẹn tròn trong đường tình duyên, 3 cành là biểu tượng của hạnh phúc đủ đầy, 5 cành đại diện cho sức khỏe dồi dào, 8 cành có ý nghĩa tài lộc như nước. Thậm chí, cũng có những cây 9 cành với mong ước hạnh phúc viên mãn, tài lộc dồi dào, thiên thời địa lợi nhân hòa. Do đó mà khi mua thiết mộc lan, người ta thường căn cứ vào số cành để mua cây theo ý nguyên của bản thân.
Những tuổi – mệnh nào thích hợp trồng cây thiết mộc lan?
Với ý nghĩa phong thủy như vậy, câu hỏi đặt ra đó chính là những tuổi và mệnh nào sẽ phù hợp trồng loại cây này?
Cây thiết mộc lan hợp mệnh gì?
Cây thiết mộc lan là cây phát tài, nó phù hợp với tất cả các mệnh. Tuy nhiên, người thuộc mệnh Mộc là người phù hợp nhất với thiết mộc lan. Những người mệnh mộc thường năng động, tính cách hướng ngoại, dễ chịu và tốt bụng. Màu xanh lá của cây rất phù hợp với năng lượng của những người mệnh Mộc. Do đó mà người mệnh Mộc trồng thiết mộc lan không chỉ đem lại sắc xanh tươi mát cùng hương thơm ngát trong nhà mà còn mở mang tài vận cho chính mình.
Cây thiết mộc lan hợp tuổi nào?
Bên cạnh bản mệnh thì năm tuổi cũng là điều mà nhiều người quan tâm khi muốn mua và trồng thiết mộc lan. Nhìn chung, những người mệnh Mộc ở bất cứ tuổi nào đều thích hợp trồng loại cây này. Cụ thể, thiết mộc lan hợp với các tuổi
1942, 2002 – Nhâm Ngọ; 1959, 2019 – Kỷ Hợi; 1988, 1928 – Mậu Thìn; 1943, 2003 – Quý Mùi; 1972, 2032 – Nhâm Tý; 1989, 1929 – Kỷ Tỵ; 1950, 2010 – Canh Dần; 1973, 2033 – Quý Sửu; 1951, 2011 – Tân Mão; 1980, 2040 – Canh Thân; 1958, 2018 – Mậu Tuất; 1981, 2041 – Tân Dậu.
Cách chăm sóc cây thiết mộc lan
Quyết định mua cây về là một chuyện, song để chăm sóc cây sao cho cây phát triển thật tốt lại là một chuyện khác. Chăm sóc cây là một quá trình dài hạn và đòi hỏi sự chú tâm, sự kiên trì của người chăm sóc. Để cây phát triển khỏe mạnh, bạn cần nhớ những điều sau:
Tưới nước thường xuyên
Thiết mộc lan là loài cây có nhu cầu cung cấp một lượng nước khá cao. Do đó mà khi chăm sóc cây, bạn cần thường xuyên tưới nước đều đặn để cây duy trì sự sinh trưởng và phát triển ổn định. Khoảng thời gian lúc sáng sớm và chiều tối là lúc tưới nước hiệu quả nhất, cây sẽ hấp thụ được tối đa chất khoáng mà nước tưới đem lại. Tuy nhiên, ngày nào cũng tưới nước không phải là một chủ ý hay. Hãy quan sát thân lá của cây để xác định xem cây đã đủ nước hay chưa.
Bên cạnh việc tưới nước, thì một phương pháp bạn cần chú ý để đây có thể hấp thụ nước hiệu quả đó là thường xuyên xới đất tạo sự tơi xốp cho cây. Đất tơi xốp sẽ giúp nước thấm vào rễ dễ dàng, tránh được hiện tượng ngập úng làm chết rễ. Nhìn chung, bạn nên tưới nước từ 1 đến 2 lần một tuần đối với cây ở trong nhà để giúp cây phát triển tốt nhất.
Cung cấp chất dinh dưỡng
Trồng cây và chăm sóc cây không chỉ đơn thuần là tưới nước cho cây, đặc biệt là với thiết mộc lan. Dinh dưỡng là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với loại cây này. Do đó mà người chăm sóc cũng cần chú ý bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân, thông thường là phân NPK, khoảng 2 đến 3 tháng một lần. Khi bón phân, bạn cũng cần chú ý không bón phân sát gốc hay bón phân lên cành lá của cây, điều này sẽ có thể làm chết cây, cháy lá.
Lượng phân bón dùng cho một cây thiết mộc lan cũng là rất nhỏ, chỉ khoảng một đến hai nắm tay tùy vào kích thước lớn nhỏ của cây. Lưu ý, bạn không nên bón quá nhiều phân cho cây vì nghĩ rằng bón càng nhiều phân càng tốt, quan điểm này là hoàn toàn sai lầm. Bón quá nhiều phân không chỉ không có tác dụng gì mà còn đem đến những tác dụng ngược lại cho cây.
Chú ý sâu bệnh
Nhìn chung, thiết mộc lan là loại cây không có sâu bệnh, do đó mà người trồng cũng không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, sẽ có một vài thời điểm cây sẽ xuất hiện sâu cuốn chiếu làm khô vàng lá. Do đó mà để tạo thẩm mỹ cho cây cũng như giữ được ý nghĩa phong thủy vốn có của nó thì bạn cũng nên chú ý đến loại sâu này và thực hiện bắt bỏ chúng.
Với loại sâu này thì bạn hoàn toàn không cần phải sử dụng bất cứ loại thuốc trừ sâu bọ nào cả mà chỉ cần dùng tay bắt sâu thủ công là được. Thực tế thì loại sâu này không nhiều và cũng không có ảnh hưởng quá lớn đến cây. Chính vì vậy người trồng cũng chỉ cần dành một chút thời gian và sự tỉ mỉ của bản thân để bắt sâu thủ công là đã có thể loại bỏ sạch sâu cuốn chiếu cho cây rồi.
Trên đây là những thông tin đầy đủ nhất về thiết mộc lan – một loại cây có ý nghĩa và công dụng quan trọng trong cuộc sống con người. Vậy thì còn chần chừ gì mà không rinh ngay một chậu thiết mộc lan về cho gia đình hay làm quà cho những người thân yêu?
CMT Garden Đơn vị cung cấp cây thiết mộc lan tại Đà Nẵng uy tín chất lượng
- Cây Thiết Mộc Lan Lá Sọc (Chậu sứ)630.000₫
- Cây Thiết Mộc Lan Chậu Xi Măng (Lá Sọc)750.000₫
- Địa Chỉ: 57 Nguyễn Hữu Hào, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng
- Liên hệ zalo: 0945745447
- Fanpage: https://www.facebook.com/cmtgarden
để chúng tôi tư vấn cho bạn những cây xanh trang trí đẹp và hợp với bạn nhất
với chế độ bảo hành và dịch vụ cho thuê cây xanh văn phòng cùng với những dịch vụ chăm sóc cây xanh giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và luôn giữ cây trong tình trạng tốt và đẹp nhất.
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười hai, 2024Cách chăm sóc cây thường xuân tươi tốt tại nhà
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười một, 2024Tổng hợp các cách trồng dưa leo cơ bản cho người mới
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười, 20247 loại cây trồng ban công vừa đẹp vừa tỏa hương thơm ngát
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng chín, 2024Mẹo Chụp Ảnh Cây và Hoa Tuyệt Đẹp Ngoài Thiên Nhiên