Cúc cổ Sơn La là loài hoa cúc rất hiếm, có thân gỗ và là cây lâu năm. Hiện nay trên thị trường loài cây này được rất nhiều người yêu thích và săn lùng nhờ mang màu sắc bắt mắt cùng ý nghĩa phong thủy sâu sắc, hơn nữa lại còn dễ trồng, ít tốn công chăm sóc lại ít sâu bệnh.
Cây hoa cúc cổ Sơn La là gì?
Hoa cúc Sơn La là loại cây thân gỗ lâu năm, thân có nhiều cành nhánh, lá cây mọc so le, có màu xanh đậm, ở mép lá có hình răng cưa, trên bề mặt lá có một lớp lông mịn màu trắng bao phủ.
Cây cúc cổ Sơn La có hoa dạng cánh kép, các bông hoa thì mọc từ nách lá và đặc biệt cây rất sai hoa. Hoa thường có đường kính từ khoảng 3cm và có màu đỏ đô. Màu sắc của hoa còn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và chế độ dinh dưỡng.
Hoa cúc cổ Sơn La có thời gian chơi khá lâu, thời gian từ khi cây có nụ đến khi hoa tàn tầm khoảng 5 tháng, thường là bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau.
Đặc tính của hoa cúc cổ Sơn La
Loài cây này có tốc độ sinh trưởng nhanh, kháng sâu bệnh, hoa thường nở rộ vào dịp Tết nguyên đáng và thời gian nở kéo dài khoảng 1 tháng.
Hoa cúc cổ Sơn La thường nở vào mùa đông. Với những cây lớn, nếu được chăm sóc tốt có thể ra lứa hoa thứ 2 kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về đặc điểm của loài cây này,bạn có thể tham khảo sản phẩm: CÂY CÚC CỔ SƠN LA.
Hoa cúc cổ Sơn La có mấy loại?
Hiện nay trên thị trường có 2 loại cúc cổ Sơn La đó là hoa cúc cổ Sơn La dạng đứng và hoa cúc cổ Sơn La dạng rũ.
Cây hoa cúc cổ Sơn La có ý nghĩa gì?
Đối với loài hoa cúc nói chung và hoa cúc cổ Sơn La nói riêng ngoài dùng để trang trí nhà cửa thì cây còn mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, mang đến nhiều điều may mắn, tài lộc đến với gia chủ.
Hơn nữa, loài hoa cúc này có hoa màu đỏ thể hiện sự may mắn trong dịp năm mới, nếu trưng cây cúc cổ Sơn La trong nhà sẽ mang đến sự thịnh vượng, hưng thịnh cho gia chủ và người thân trong gia đình.
Vì vậy mà, hoa cúc cổ Sơn La thường được trồng sân vườn, trồng chậu trang trí sân vườn, ban công của ngôi nhà. Hoặc thường để cắm lọ để thắp hương hoặc trang trí nội thất ngôi nhà, đặt trên bàn làm việc. Hương thơm dịu nhẹ của cây sẽ giúp xóa tan mệt mỏi sau những giờ làm việc căng thẳng.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây cúc cổ Sơn La
Cúc cổ Sơn La là một loại hoa cúc thân gỗ trồng lâu năm. Trồng càng lâu cây càng to đẹp và hoa càng đỏ thắm, tuy nhiên nếu trồng ở khí hậu nóng hoa có màu đỏ hơi cam.
Cách nhân giống cây hoa cúc Sơn La rất đơn giản thường được làm bằng hai cách là giâm cành hoặc tách mầm từ cây mẹ.
Kỹ thuật trồng cây cúc cổ Sơn La
Trước khi trồng cây cúc cổ Sơn La cần chuẩn bị một số công dụng cụ, đặc biệt cần quan tâm đến:
Đất trồng: Đất trồng cây cúc cổ đỏ Sơn La phải đảm bảo có tính thoát nước tốt, vì loài cúc này rất kỵ ngập nước và những nơi có độ ẩm quá cao. Vì vậy những loại giá thể phụ hợp phải kể đến như:
- Mùn hữu cơ, phân chuồng hoai mục
- Đất phù sa, cát
- Trấu hun hoặc vỏ lạc hun
Chậu trồng cây: nên chọn chậu phải có độ thoát nước tốt, thoáng, đều này sẽ giúp cho bộ rễ của cây phát triển khỏe mạnh, đồng thời chậu trồng cây phải có lỗ thoát nước tránh bị ứ đọng nước ở đáy chậu gây úng rễ.
Chọn giống trồng: Nên lựa chọn giống cúc cổ Sơn La khỏe mạnh, không sâu bệnh, có tán hoa đều đặn. Co thể tự giồng nhân giống hoa để trồng hoặc có thể mua giống cây tại các cửa hàng cây cảnh.
Tiến hành trồng: Cho đất vào chậu cần trồng khoảng 1/3 chậu, tháo bỏ lớp vỏ ngoài của bầu cây, tránh làm vỡ bầu. Sau đó, đặt cây vào chậu và cho đất vào đầy chậu. Cuối cùng rải sỏi trang trí bề mặt chậu và tưới nước.
Cách chăm sóc cây cúc cổ Sơn La
Sau khi đã trồng cây vào chậu, cần có cách chăm sóc cây phù hợp để cây phát triển. Cần phải tưới nước cho cây hàng ngày, tưới vừa phải không quá nhiều, tránh úng cây. Nên kiểm tra độ ẩm đất trước khi tưới, khi thấy lớp đất 2-3cm trên bề mặt đã khô thì hãy tưới.
Để cây phát triển khỏe mạnh, chống chịu tốt với mưa gió, dịch bệnh thì các bạn cần có những cách chăm sóc thật hiệu quả. Dưới đây là một mẹo khi chăm sóc cây cúc cổ Sơn La.
Yêu cầu với đất trồng: Cây không kén đất,tuy nhiên nên đảm bảo đất trồng luôn được thông thoáng vì vậy nên chọn đất trộn với tro trấu,xơ dừa để đảm bảo cây phát triển tốt. Đồng thời phải thường thường xuyên dọn dẹp xung quanh khu vực trồng để thông thoáng để tránh dịch bệnh, nấm mốc.
Nhu cầu nước tưới: Cúc Cổ Sơn La rất háo nước nên bạn cần tưới cho cây ít nhất 1 lần/1 ngày. Nhưng cần tưới vừa đủ nếu không cây sẽ bị chết úng. Ngày mưa thì không cần tưới.
Nhu cầu ánh sáng: Họ cúc nói chung và cúc cổ Sơn La nói riêng là loài cây cực kì thích ánh nắng tự nhiên, vì vậy nên lựa chọn vị trí đặt hoặc trồng cây phù hợp.
Cắt tỉa: Sau đợt nở thì nên cắt tỉa các cành khô và bông héo để cây có độ thoáng và tập trung chất dinh dưỡng cho cành nhánh mới.
Cách tạo dáng cây đẹp cho Cúc cổ Sơn La
Để cây cúc cổ Sơn La luôn đẹp và sai hoa thì cần nên cắt tỉa định kì cho cây, cũng nhưng loại bỏ những cành nhánh nhỏ, bấn ngọn để tạo tán xum xuê và sai hoa. Cây cúc cổ Sơn La thuộc loại cúc thân gỗ sống lâu năm nên có thể tạo thành các dáng như: dáng 1 thân (dáng Tree), dáng bụi, dáng thác đổ.
Cách tạo dáng cây một thân (tree)
Khi cây trong giai đoạn trưởng thành cần cắt bỏ những cành không cần thiết xung quanh gốc chỉ để gốc thẳng và to. Bấm ngọn để tạo tán xòe cần đối cho cây. Cần lưu ý nên dùng 1 cành cây thẳng hoặc gậy thẳng để buộc chặt cố định gốc cây tạo thế thẳng đứng cho cây.
Cách tạo dáng thác nước cho cây
Khi cây còn nhỏ cần cắt bỏ phần ngọn của cây vì lúc ấy cành nhánh còn mềm để tạo hình. Cần xác định chiều dài mong muốn, và nhấn phần trên xuống dần cho đến khi cây trưởng thành, đạc được dáng mong muốn.
Cách tạo hình bụi cho hoa cúc cổ Sơn La
Đây có thể nói là dáng dễ nhất và phổ biến của cây, để cúc Sơn La có bụi hoa rực rỡ và lộng lẫy chỉ cần thường xuyên cắt tỉa và bấm nhẹ vào các đầu ngọn cây để cây nhảy nhiều cành nhánh hơn phát triển chiều ngang.
Một số loại bệnh thường gặp với cây hoa cúc cổ Sơn La
Tuy Cúc Sơn La là loài cây có sức sống mãnh liệt và bền bỉ, nhưng cũng không thể tránh khỏi việc cây bị sâu bệnh hoặc dịch bệnh tấn công, dưới đây là một số bệnh thường gặp trên Cây Cúc Cổ Sơn La, cùng tham khảo nhé!
Bệnh nấm lá
Nấm lá là một bệnh vô cùng nguy hiểm đối với Cúc Sơn La, khi mắc bệnh cây sẽ trở nên yếu ớt, sinh trưởng và phát triển kém. Nghiêm trọng hơn là loại bệnh này sẽ khiến cho hoa cúc khi nở ra sẽ rất xấu, thậm chí còn bị biến dạng.
Bệnh rầy, rệp
Rầy, rệp là một căn bệnh quá phổ biến đối với nhiều loại cây hoa nói chung và trong đó có cả cây hoa cúc Sơn La. Khi rầy, rệp tấn công sẽ bắt đầu ăn sạch phần ngọn lá. Tại những vị trí chúng ăn, hoa và lá sẽ không bao giờ mọc lên được nữa. Hơn nữa vết cắn của chúng có thể lan dần từ ngọn đến rễ, thông qua thân, lá,…
Cách chữa sâu bệnh trên cây cúc cổ Sơn La
Đối với những cây bị nấm bệnh: Việc đầu tiên là cắt tỉa những phần cây bị bênh, sau đó dọn dẹp nơi trồng cây sau cho thật khô và thông thoáng, sạch sẽ và khử trùng bằng vôi bột. Tiếp theo là sử dụng nano bạc phun vào những cây đang nhiễm bệnh. Sau một thời gian, cây sẽ phục hồi.
Còn đối với những cây bị rầy, rệp tấn công thì nên sử dụng những loại phân bón vừa chữa được bệnh vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây là: phân NPK, phân chuồng ủ mục,… Tần suất hợp lý để phun phân bón là mỗi tháng một lần.
Bài viết trên đây mà Caycoi.net đã tổng hợp lại đầy đủ các thông tin về Cây Cúc Cổ Sơn La, hi vọng sẽ giúp ích được nhiều cho bạn trong việc trồng và chăm sóc cây, để sở hữu được những chậu cây cúc cổ Sơn La đẹp để trang trí cửa nhà hoặc làm quà tặng đầy ý nghĩa dành cho những người thân yêu, đồng nghiệp… trong những ngày lễ quan trọng nhé.
Caycoi.net
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười hai, 2024Cách chăm sóc cây thường xuân tươi tốt tại nhà
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười một, 2024Tổng hợp các cách trồng dưa leo cơ bản cho người mới
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười, 20247 loại cây trồng ban công vừa đẹp vừa tỏa hương thơm ngát
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng chín, 2024Mẹo Chụp Ảnh Cây và Hoa Tuyệt Đẹp Ngoài Thiên Nhiên