Hoa đỗ quyên ngủ đông như ‘cành củi khô’ có tẩm hóa chất độc hại?

PIN

Hoa đỗ quyên là loại cây cảnh ngày tết được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Trong những ngày giáp Tết nguyên đán 2018, “hoa đỗ quyên khô ngủ đông” dường như đang trở thành từ khóa hot với người tiêu dùng. Đặc biết, năm nay, mặt hàng “hoa đỗ quyên ngủ đông” đang lên cơn sốt trên thị trường hoa Tết.

Hoa đỗ quyên khô ngủ đông
Hoa đỗ quyên khô ngủ đông

Đặc điểm của cành hoa đỗ quyên

Cành hoa có chiều dài từ 50-60cm, mỗi bó trung bình từ 30-50 cành. Bên ngoài, đỗ quyên nhìn giống cỏ khô hay những cành củi nhỏ.

Sau khi cắm cành vào nước, đến ngày thứ 2 hoa sẽ thức giấc, bắt đầu tươi lại. Ngày thứ 3 trở đi, nụ sẽ bung ra và lớn dần. Đến ngày thứ 7, hoa sẽ bung nở. Khoảng 15 ngày thì các nụ nở hết.

Hoa đỗ quyên khô ngủ đông
Hoa đỗ quyên khô ngủ đông

Tuy nhiên, những ngày gần đây đã có nhiều thông tin cho rằng, loại hoa giá rẻ lại có khả năng “thức giấc” đang “ngậm” hóa chất vô cùng độc hại cho người tiêu dùng.

Hoa đỗ quyên khô ngủ đông
Hoa đỗ quyên khô ngủ đông

PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm – Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết. Loại hoa đỗ quyên khô hay còn gọi là hoa ngủ đông này hoàn toàn có thể nở hoa bình thường mà không cần ngâm, tẩm các hóa chất độc hại nhờ công nghệ sấy lạnh kỹ thuật cao.

Xem thêm  Những chậu cây cảnh đẹp tặng chị em phụ nữ ngày 20-10

Công nghệ sấy lạnh còn gọi là freeze drying, có từ lâu và rất phổ biến tại các quốc gia công nghệ phát triển như Mỹ, Nhật Bản… Do trước đây có giá thành rất cao, quy mô đầu tư lớn nên công nghệ này chưa thực sự phổ biến và đại chúng…

Tuy nhiên, hiện nay công nghệ này được hoàn thiện và cung ứng ở nhiều quy mô khác nhau để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp.

Với loại hoa đỗ quyên khô đang gây sốt ở Việt Nam, sau khi thu hoạch, hoa đỗ quyên tươi sẽ được xử lý tiệt trùng rồi đem vào sấy bằng công nghệ sấy lạnh.

Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, sản phẩm hoa đỗ quyên sau khi sấy khô sẽ được bảo quản bằng cách xông khí SO2 (lưu huỳnh điôxit – hay còn gọi là anhiđrit sunfurơ) để chống mốc.

Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người tiêu dùng thiếu thông tin hoặc không hiểu dẫn đến bị hiểu nhầm rằng, việc xông khí lưu huỳnh để bảo quản sản phẩm là “tẩm” hóa chất độc hại.

Trong quá trình sử dụng, chất khí SO2 này cũng bay ra hết. Và không riêng gì chỉ Việt Nam, các nước trên thế giới cũng đều dùng phương pháp này để bảo quản. Ví dụ như dùng trên măng sấy khô để chống bị mốc, hay như quả vải, quả nhãn sấy khô người ta cũng dùng SO2 để bảo quản chống mốc.

Xem thêm  Cách chăm sóc cây mai trong chậu đơn giản tại nhà

Thậm chí, trong sản xuất đường, gần như 100% là xông SO2 để bảo quản… Ngoài thực phẩm, phương pháp này còn dùng được cho cả dược phẩm” – PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh phân tích.

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ bốn con!