Học cách trồng hoa hồng bonsai – nghệ thuật làm vườn độc đáo

PIN

Hướng dẫn chi tiết cách trồng hoa hồng bonsai tại nhà

Cách trồng hoa hồng bonsai không quá khó như bạn nghĩ, nhưng bạn cũng cần bắt tay vào chuẩn bị đầy đủ những vật liệu và dụng cụ cần thiết cũng như nắm bắt được các bước chăm sóc cơ bản. Cụ thể:

Vật liệu chuẩn bị

Thông thường để trồng hoa hồng bonsai, bạn nên chọn các giống như hồng tầm xuân, hồng tỉ muội… hoặc các giống hồng nước ngoài. Lưu ý, nhớ cắt bỏ những nhánh rễ to nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây.

Đối với đất trồng, bạn nên ưu tiên đất thịt, đất hữu cơ hay các loại đất nhiều chất dinh dưỡng khác. Đặc biệt, những loại đất này phải tơi xốp và thoát nước tốt.

Bạn có thể dùng chậu nhựa hoặc chậu sứ nếu muốn chậu hoa của mình trông đặc sắc và thẩm mỹ hơn.

Các bước thực hiện

Nào, sau khi đã có trong tay tất cả những thứ kể trên, giờ là lúc Cleanipedia sẽ chia sẻ chi tiết cách trồng hoa hồng bonsai:

  • Bước 1: Trước tiên, bạn tiến hành cho phần đất hữu cơ vào khoảng 2/3 chậu.

  • Bước 2: Sau đó, đặt cây giống vào giữa chậu rồi phủ lớp đất còn lại cho đầy.

  • Bước 3: Cuối cùng, bạn chỉ cần tưới nước để cung cấp độ ẩm đầy đủ cho cây là hoàn thành.

Mách bạn kỹ thuật chăm sóc hoa hồng bonsai

Ngoài việc nắm bắt cách trồng hoa hồng bonsai tuần tự từng bước cơ bản kể trên, bạn cần lưu ý một số kỹ thuật chăm sóc cơ bản:

Xem thêm  Cây Lưỡi Hổ

Vị trí đặt chậu cây hoa hồng bonsai

Do hoa hồng là loài ưa nắng, vì thế, bạn cần đặt chậu hoa ở những nơi có ánh nắng dịu nhẹ và thông gió để giúp cây có thể phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, tránh đặt ở những chỗ có nắng gắt trực tiếp vì sẽ làm khô và héo cây.

Chú ý đến nguồn nước tưới chăm sóc hoa hồng bonsai

Nếu trồng hoa hồng bonsai dưới đất, bạn nên tưới 1 lần/ngày, còn nếu trồng trong chậu thì tưới 2 lần/ngày. Do khi trồng trong chậu, cây sẽ có ít đất nên thường khô nhanh khiến cho cây dễ bị thiếu nước. 

Đồng thời, bạn nên cung cấp nước đầy đủ cho cây vì nếu không, cây sẽ dễ xuất hiện bệnh nhện đỏ hay các triệu chứng lá vàng làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Không nên tưới cây vào buổi tối vì sẽ làm nước đọng trên lá dễ phát sinh mầm bệnh.

Mách bạn kỹ thuật chăm sóc hoa hồng bonsai

Chế độ dinh dưỡng

Ngoài chú trọng vào cách trồng hoa hồng bonsai, việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây cũng quan trọng không kém. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc cây có ra hoa nhiều hay không hay có phát triển tốt như mong đợi không. Nếu nhánh cây có màu đỏ tía và cành cây mập mạp tức là đầy đủ chất, còn nếu nhánh cây bị gãy, bạn cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho cây.

Các dưỡng chất cần thiết cho hoa hồng bonsai như kẽm, canxi, magie… Bạn cần bón cho cây khoảng 2 lần/tháng, không được bón trên 2 lần vì sẽ làm cháy cây. Tốt nhất, hãy bón phân cho cây vào trước trời nóng và rét để tăng thêm sức đề kháng giúp cây phát triển tốt hơn.

Xem thêm  Sử dụng cây theo tuổi dậu để phát triển sự nghiệp thu hút may mắn

Cắt tỉa cành

Bạn cần kiểm tra và cắt tỉa cây thường xuyên, nhất là khi bắt gặp những cành cây đã yếu, già và dư thừa. Đặc biệt, sau mỗi chu kỳ hoa, bạn nên tỉa những cành bị tăm và lá vàng để hạn chế tình trạng sâu bệnh lây lan.

Tạo dáng cây nghệ thuật

Mỗi loài hoa hồng đều có dáng vẻ tinh tế và nét đẹp riêng, vì thế bạn không cần phải chú trọng quá mức về việc tạo dáng cho chậu hoa hồng bonsai. Hãy ưu tiên để cây tự phát triển, bởi vì dáng cây đã đẹp sẵn. Trong trường hợp muốn tạo dáng cho cây, bạn hãy dùng kẽm hoặc dây đồng cố định và sau đó uốn từ thân cho đến cành và từ cành cho đến ngọn theo dáng mà bạn mong muốn.

Bỏ túi ngay bí quyết phòng bệnh khi chăm sóc 

Để giúp cho cây có thể sống tốt và cho ra thành phẩm đẹp thì hãy cùng Cleanipedia tìm hiểu bí quyết phòng bệnh khi chăm sóc cây sau đây:

Phòng bệnh phấn trắng cho hoa hồng

Một trong những căn bệnh của cây mà dễ phát hiện nhất chính là bệnh phấn trắng. Khi đó, cây xuất hiện một lớp phủ bao lấy phần thân và hoa, nguyên nhân của tình trạng này là do nấm mốc gây ra. Vì vậy mà bạn cần giữ cây luôn trong tình trạng khô thoáng, tránh ẩm mốc. Đồng thời, bạn có thể phòng tránh bệnh phấn trắng bằng cách phun vôi vào đầu năm hoặc dùng lưu huỳnh, phun sương và chất khử để chăm sóc hoa thêm kỹ.

Bệnh đốm đen

Bệnh đốm đen ở hoa hồng cũng phổ biến không kém, xuất hiện những đốm đen trên lá, nếu không phát hiện kịp thời cây sẽ không thể quang hợp mà dẫn đến chết dần. Nguyên nhân của tình trạng này là do độ ẩm cao và nấm phát triển.Vì thế, bạn cần phải giữ cho lá cây khô thoáng và không được tưới nước vào ban đêm.

Xem thêm  Chi Tiết Cách Trồng Sen Đá Chuẩn Nhất Cho Người Tập Chơi, Ai Cũng Làm Được

Phòng bệnh vàng lá

Đây là căn bệnh thường gặp ở hoa hồng, lá đang xanh bỗng ngả sang vàng và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến chết cây. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, chẳng hạn như thừa nước, thiếu nước, thiếu sắt và thiếu các dưỡng chất khác. Lúc này, bạn cần kiểm tra lại nguồn sống của cây. Bạn cần bổ sung nước và các khoáng chất vừa đủ để cây luôn trong tình trạng khỏe mạnh.

>>> Xem thêm:

  • Tìm hiểu ý nghĩa đặc biệt và cách trồng hoa kèn hồng tại nhà

  • Mách bạn ý nghĩa và hướng dẫn cách trồng hoa trà my ngũ sắc cực đẹp

  • Hướng dẫn chi tiết cách trồng hoa ngũ sắc đúng chuẩn

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách trồng hoa hồng bonsai và cách chăm sóc phòng chống sâu bệnh cực kỳ đơn giản tại nhà. Cleanipedia mong rằng các bạn sẽ bỏ túi được cho mình những mẹo hữu ích này nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ bốn con!