Hướng Dẫn Chăm Sóc Cây Hoa Cảnh Sau Khi Mua

PIN

Bạn đang tìm tài liệu hướng dẫn chăm sóc cây hoa cảnh, bạn chưa biết cách chăm sóc cây hoa cảnh sau khi mua như thế nào? Đừng lo, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những bí quyết giúp bạn chăm cây cảnh sau khi mua về đơn giản mà không tốn nhiều thời gian chăm sóc. Hãy cùng Caycoi.net tham khảo ngay những cách chăm sóc đối với từng loại cây hoa cảnh khác nhau nhé!

Hướng dẫn chăm sóc cây hoa cảnh sau khi muaHướng dẫn chăm sóc cây hoa cảnh sau khi mua
Hướng dẫn chăm sóc cây hoa cảnh sau khi mua

Hướng Dẫn Chăm Sóc Cây Hoa Cảnh Sau Khi Mua

Cây hoa cảnh sau khi mua về để đảm bảo cây luôn phát triển tươi tốt thì cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản để cây sinh trưởng và phát triển chẳng hạn như: nhu cầu ánh sáng, chế độ nước tưới, độ ẩm, vị trị trồng… Đặc biệt, để quá trình chăm sóc được dễ dàng và có hiệu quả cao thì trước khi mua cần xác định rõ vị trí trồng để lựa chọn loại cây có đặc điểm phù hợp với các điều kiện thời tiết như: cây ưa nắng, cây chịu bóng, cây thủy sinh,…

Hướng dẫn cách chăm cây cảnh sau khi muaHướng dẫn cách chăm cây cảnh sau khi mua
Hướng dẫn cách chăm cây cảnh sau khi mua

CÁCH CHĂM SÓC CÂY TRỒNG TRONG NHÀ SAU KHI MUA

Nước tưới: Các loại cây trồng trong nhà điều cần nước với lựa vừa đủ, giữ cho đất trồng hơi khô sẽ tốt hơn là lúc nào cũng ẩm ướt. Vì vậy, cần kiểm tra độ ẩm đất trước khi tưới bằng cách cắm ngón tay vào đất khoảng 5 cm. Nếu thấy đất khô, đã đến lúc bạn nên tưới nước cho cây.

Kiểm tra độ ẩm trước khi tưới nước cho câyKiểm tra độ ẩm trước khi tưới nước cho cây
Kiểm tra độ ẩm trước khi tưới nước cho cây

Nhiệt độ và độ ẩm: cây trồng trong nhà phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 15oC đến 25oC , khi trồng cây trong nhà phải để ý cách tạo độ ẩm không khí tương tự như điều kiện phát triển tự nhiên của chúng.

Chăm sóc cây nội thất văn phòng sau khi muaChăm sóc cây nội thất văn phòng sau khi mua
Chăm sóc cây nội thất văn phòng sau khi mua

Ánh sáng: hầu hết các cây trồng trong nhà cần ánh sáng gián tiếp, hãy đặt cây gần các cửa sổ hướng Tây hoặc đối diện với cửa sổ hướng Nam. Riêng các loại cây sống được trong điều kiện đặc biệt râm mát, thiếu ánh sáng và phát triển mạnh trong nhà như: cây kim tiền, cây lưỡi hổ, các loại trầu bà thuộc dòng pothos và các loại trầu bà thuộc dòng philodendron… những loại cây này có thể đặt ở cửa sổ hướng Bắc và hướng Đông.

Xác định rõ nhu cầu ánh sáng của cây trồng trong nhàXác định rõ nhu cầu ánh sáng của cây trồng trong nhà
Xác định rõ nhu cầu ánh sáng của cây trồng trong nhà

Phân bón: Để cây trong nhà phát triển bền vững, khỏe mạnh, hãy thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng trong bầu đất. Tốt nhất là bón phân mỗi tháng một lần khi chúng đang phát triển hoặc ra hoa. Tuy nhiên, đây chỉ là quy tắc chung, các loại cây khác nhau có thể yêu cầu lịch bón phân riêng hoặc cần loại phân cụ thể.

Hướng dẫn chăm sóc cây trồng chậu trong nhàHướng dẫn chăm sóc cây trồng chậu trong nhà
Hướng dẫn chăm sóc cây trồng chậu trong nhà

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÂY THỦY CANH TRONG NHÀ SAU KHI MUA

Các cây thông dụng kiểng lá thường trồng thủy canh có cách chăm sóc tương tự nhau như: Kim Tiền, Phú Quý, Vạn Lộc, Ngọc Ngân, Hồng Phát Lộc, Như Ý, Vạn Niên Thanh, Giữ Tiền, Ngân Hậu, Thanh Tâm, Trầu Bà, Phát Tài, Hồng Môn, Vạn Niên Tùng, Cung Điện Vàng, Thịnh Vượng, Bao Thanh Thiên, Bạch Mã Hoàng Tử,..

Xem thêm  Cây Bạch Mã Hoàng Tử Công Dụng, Ý Nghĩa Và Cách Trồng
Thường xuyên thay nước cho cây thủy canhThường xuyên thay nước cho cây thủy canh
Thường xuyên thay nước cho cây thủy canh
  • Thay nước: cần thay nước định kì cho cây 1 tuần/lần, lượng nước ngập 2/3 rễ cây không cho nước ngập quá nhiều phần gốc lẫn đến thân cây đều này sẽ gâ ra úng cả thân cây.
  • Ánh sáng: là cây chịu nắng bán phần nên cần cung cấp ánh sáng trung bình 4h/ngày chọn nơi có ánh sáng tự nhiên gọi vào hoặc ánh đèn sáng giúp cây quang hợp.
  • Phân bón: Bón định kì bằng dung dịch dưỡng rễ dùng cho cây thủy canh mỗi khí thay nước hoặc 1-2 lần/tháng như: dung dịch thủy canh Bio, dung dịch thủy canh xanh đài loan….
Cách chăm sóc cây trồng thủy canhCách chăm sóc cây trồng thủy canh
Cách chăm sóc cây trồng thủy canh trong nhà

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÂY TRỒNG BAN CÔNG CÓ NẮNG

Cây trồng ban công hướng đông và hướng tây phải chịu nhiều ánh nắng trực tiếp, nên khi mua nên chọn cây có khả năng chống chịu nhiệt độ cao và khô hạn. Một số cây thích hợp cho ban công có nắng như: cây cúc tần ấn độ, cây sử quân tử, cây trâm ổi, cây bông bụp, cây hoa giấy, cây hoa hồng, các loại cây ăn quả… Để chăm sóc tốt cho cây trồng ban công có nắng, cần tuân theo những nguyên tắc sau:

  • Tưới nước cho cây đều đặn vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh tưới nước khi ánh nắng gắt để không làm bỏng lá cây.
  • Bón phân cho cây một lần mỗi hai tuần, sử dụng phân hữu cơ hoặc phân bón lá để cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển khỏe mạnh.
  • Cắt tỉa lá và cành khô, héo, bị sâu bệnh để giúp cây tăng khả năng sinh trưởng và ra hoa đẹp.
  • Đặt các chậu cây cách nhau một khoảng vừa phải để không bị che khuất ánh sáng và không gây ảnh hưởng đến sự thông thoáng của không gian ban công.
Chăm sóc cây cảnh trồng ban công có nắngChăm sóc cây cảnh trồng ban công có nắng
Chăm sóc cây cảnh trồng ban công có nắng

Một số lưu ý khi trồng và chăm sóc cây hoa trồng ban công có nắng:

  • Nên chọn chậu có kích thước phù hợp với kích thước của cây và không gian của ban công, chậu phải có lỗ thoát nước ở đáy để tránh tích nước gây úng rễ.
  • Đất trồng cây  phải có độ thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng và có tính kiềm nhẹ. Có thể trộn đất với cát, sỏi, than hoạt tính để tăng khả năng thoát nước và giảm độ axit của đất.
  • Tránh để các chậu cây quá cao so với tầm nhìn của người trong nhà, để không gây cản trở ánh sáng và tạo cảm giác bí bách.
  • Trang trí ban công với các vật dụng như đèn led, chuông gió, tranh treo tường… để tạo điểm nhấn và làm sinh động không gian.
Cần lựa chọn cây phù hợp để quá trình chăm sóc thuận tiện hơnCần lựa chọn cây phù hợp để quá trình chăm sóc thuận tiện hơn
Cần lựa chọn cây phù hợp để quá trình chăm sóc thuận tiện hơn

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÂY TRỒNG BAN CÔNG ÍT NẮNG

  • Ánh sáng: các cây trồng có nhu cầu ánh sáng vừa phải, ưa bóng râm chỉ cần tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên khoảng 4 tiếng/ ngày. Hoặc có thể bổ sung ánh sáng nhân tạo từ đèn leb để đảm bảo quá trình sinh trưởng của cây.
  • Nước tưới và độ ẩm: cây trồn ở đây thường giữ nước tốt nên không cần tưới thường xuyên chỉ cần 1 lần / tuần là đủ, tưới vào sáng sớm hoặc chiều tối. Ngoài ra, có thể phun sươn trên lá để đảm bảo độ ẩm và giảm bụi.
  • Chậu trồng: chậu có kích thước phù hợp với kích thước và số lượng cây bạn muốn trồng, không quá lớn hay quá nhỏ. Đồng thời chậu có lỗ thoát nước để tránh nước tích tụ ở đáy làm úng rễ.
  • Đất trông: nên dùng loại đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và không bị vón cục. Bạn có thể tự pha trộn đất từ các nguyên liệu như cát, xơ dừa, than hoạt tính, vỏ thông hoặc mua sẵn các loại đất chuyên dụng cho cây trồng ban công.
Hướng dẫn chăm sóc cây trồng ban ít nắngHướng dẫn chăm sóc cây trồng ban ít nắng
Hướng dẫn chăm sóc cây trồng ban ít nắng

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÂY HOA CẢNH SÂN VƯỜN

Nước tưới: tưới nước cho cây mỗi ngày. Còn cây trong bóng râm hoặc vào mùa mưa, cây cũng không cần quá nhiều nước. Bạn chỉ cần tưới một lượng vừa đủ để rửa lá cây. Vào buổi trưa nắng gắt bạn không nên tưới cây, buổi sáng và chiều mát là lựa chọn tốt nhất. Nếu là cây lâu năm, bạn hãy tưới từ từ để nước thấm dần vào rễ cây giống như khi chúng ta uống nước chậm rãi để cơ thể hấp thụ tốt hơn.

Xem thêm  Cách chăm sóc cây ngũ gia bì cực kỳ đơn giản cho người bận rộn
Chăm sóc cây cảnh sân vườn bằng hê thống tưới tự độngChăm sóc cây cảnh sân vườn bằng hê thống tưới tự động
Chăm sóc cây cảnh sân vườn bằng hê thống tưới tự động

Ánh sáng: Ánh sáng chiếm vai trò quan trọng để cây phát triển, nếu sân vườn có nhiều ánh sáng và gió thì đây là môi trường thuận lợi để các loại cây ưa sáng phát triển, nếu sân vườn ít nắng thì nên chọn những loài cây ưa bóng.

Hướng dẫn chăm sóc cây cảnh trồng sân vườnHướng dẫn chăm sóc cây cảnh trồng sân vườn
Hướng dẫn chăm sóc cây cảnh trồng sân vườn

Bón phân: Thường thì 2 – 4 lần/ năm tùy thuộc vào từng loại cây trồng sân vườn, nhưng cần tuân thủ nguyên tắc: đúng thời điểm, đúng loại và đúng liều lượng. Bón phân khi trời mát và cây đủ ẩm, thường là vào sáng sớm hoặc chiều mát. Sau khi bón, tưới một ít nước cho cây và đặt cây ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mạnh để giúp cây hấp thụ phân bón tốt hơn.

  • Cây thân to hoặc thảm cỏ, bạn chỉ cần bón 2 lần, một lần phân vô cơ và một lần phân hữu cơ.
  • Cây lá màu hoặc cây bụi thì nên bón 3 lần, bao gồm phân vô cơ, phân hữu cơ và phân lá.
  • Cây có hoa cần bón luân phiên 3 loại phân: vô cơ, hữu cơ và phân lá.
Bón phân cho cây cảnh trồng sân vườnBón phân cho cây cảnh trồng sân vườn
Bón phân cho cây cảnh trồng sân vườn

Cắt tỉa: loại bỏ những phần già cỗi, hư bệnh và làm cho cây phát triển đều đặn. Đối với cây thân nhỏ, bạn nên cắt tỉa mỗi tháng một lần. Đối với cây thân cao, bạn nên cắt tỉa khi chúng lớn lên để giữ hình dáng bonsai đẹp.

Cắt tỉa cây cảnh trồng sân vườnCắt tỉa cây cảnh trồng sân vườn
Cắt tỉa cây cảnh trồng sân vườn

Bạn có thể quan tâm bài viết: Dịch Vụ Chăm Sóc Cây Xanh Tại Nhà Chuyên Nghiệp Uy Tín, Giá Rẻ

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÂY TRỒNG THỦY SINH NGOÀI TRỜI

Các loại cây thường trồng thủy sinh như: cây sen, cây súng, cây thủy nữ, cây bèo, cây lục bình… Để các loại cây này sinh trưởng và phát triển tốt cần đảm bảo các yếu tố:

  • Tưới nước: Hãy nhớ luôn duy trì mực nước trong chậu/ trong hồ gần bằng mép chậu/mép hồ. Khi trời quá nóng, nên tưới nước lên lá và hoa.
  • Ánh sáng: Các loại cây thủy sinh đa số không thích hợp trồng trong nhà vì vậy hãy trồng cây ở nơi có ánh sáng ít nhất 6 tiếng/ ngày.
  • Nhiệt độ: Là loài cây ưa ấm, thích hợp với mức nhiệt độ trung bình là 16 – 30°C. Khi quá lạnh, cây sẽ không nở hoa cũng như khi quá nóng, cây sẽ mất độ ẩm dẫn đến chậm lớn.
  • Đất trồng: Các loại cây này điều ưa ẩm và thích nghi trong môi trường đất nhiều ẩm và dinh dưỡng. Vì thế, khi thấy cây không phát triển bạn có thể dùng phân bón NPK để tăng cường dưỡng chất cho đất. Khi bón, dùng 1 thìa cà phê NPK gói vào giấy rồi ngâm xuống gốc để hòa tan phân bón. Từ 1 – 2 tháng nên bón 1 lần.
Hướng dẫn chăm sóc cây thủy sinh ngoài trờiHướng dẫn chăm sóc cây thủy sinh ngoài trời
Hướng dẫn chăm sóc cây thủy sinh ngoài trời

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC HOA LAN HỒ ĐIỆP SAU KHI MUA

Để có một chậu hoa lan hồ điệp đẹp và tươi lâu, người chơi hoa sau khi mua về cần lưu ý:

Tưới nước: Tưới nước 1 lần/ tuần, lượng nước cần tưới cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, thời tiết… cần kiểm tra trước khi tưới để gia giảm lượng nước sao cho phù hợp. Tưới nước cho hoa là buổi sáng, không nên tưới vào buổi chiều, chỉ tưới nước vào gốc, không tưới vào hoa và lá. Lưu ý: Có thể bổ sung thêm viên đất nung, vỏ cây dương xỉ, than củi. Vì nó giữ ẩm tốt, đồng thời không nên tưới nước quá nhiều, vì loại giá thể quá ẩm sẽ gây thối rễ.

Tưới nước cho hoa lan hồ điệpTưới nước cho hoa lan hồ điệp
Tưới nước cho hoa lan hồ điệp

Ánh sáng & nhiệt độ: Lan hồ điệp phát triển tốt nhất ở điều kiện ánh sáng bình thường, tránh ánh nắng trực tiếp, có nhu cầu ánh sáng là khoảng 45-50%, nếu ánh sáng mạnh sẽ gây héo lá, giảm sức sống và hạn chế khả năng ra hoa. Nhiệt độ thích hợp cho Lan Hồ Điệp là 18 – 28 độ C và lưu ý nếu chậu hoa thường được trang trí trong nhà, để nơi râm mát hoặc vị trí gần cửa sổ.

Xem thêm  Ý nghĩa phong thủy của cây hoa hải đường
Cách chăm sóc cây hoa lan hồ điệp sau khi muaCách chăm sóc cây hoa lan hồ điệp sau khi mua
Cách chăm sóc cây hoa lan hồ điệp sau khi mua

Độ ẩm: Là loại cây cần ẩm độ từ 50 – 80%. Nếu môi trường có độ ẩm thấp hơn, có thể dùng màn che để hạn chế sự thoát nước của cây, hoặc cho thêm nước và một ít sỏi hay đá cuội vào chậu để duy trì độ ẩm ở mức tối ưu. Nếu thấy cây có trạng thái ủ rũ nên chuyển cây sang vị trí khác hoặc tăng/giảm số lần tưới cho hợp lý.

Chăm hoa lan hồ điệp sau khi muaChăm hoa lan hồ điệp sau khi mua
Chăm hoa lan hồ điệp sau khi mua

Bón phân: Để cây phát triển tốt cần bổ sung dinh dưỡng định kì cho cây thường từ 2 – 4 tuần/lần. Nên sử dụng các loại phân chuyên dụng cho hoa lan như phân đầu trâu 901, phân dê hữu cơ,…. Ngoài ra có thể sử dụng phân bón chậm tan để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Lưu ý: Tưới nước cho cây sau khi bón phân, nên bón phân vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh bón vào lúc trời nắng nóng.

Cách chăm sóc hoa lan hồ điệpCách chăm sóc hoa lan hồ điệp
Cách chăm sóc hoa lan hồ điệp

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÂY XƯƠNG RỒNG SAU KHI MUA

  • Ánh sáng: Xương rồng có nguồn gốc từ vùng sa mạc, nên vị trí tốt nhất khi trồng xương rồng chính là những nơi có nhiều nắng. Nếu trồng trong nhà, hãy đặt cây ở gần cửa sổ có nhiều ánh nắng.
  • Độ ẩm: Xương rồng không có nhu cầu về độ ẩm quá cao, vì vậy không cần tưới quá thường xuyên. Hãy kiểm tra giá thể trước khi tưới, chỉ tưới khi giá thể đã khô hoàn toàn.
  • Nước tưới: xương rồng không có nhu cầu nước cao, do đó khi trồng xương rồng không cần tưới quá thường xuyên, phù hợp với những người bận rộn ít thời gian chăm sóc cây và những người hay quên tưới. Tuy nhiên bên cạnh việc tưới nước, bạn cũng cần lưu ý về các yếu tố khác như ánh sáng và đất trồng.
  • Chậu trồng: Chậu trồng xương rồng cần phải có lỗ thoát nước, nếu không cây rất dễ gặp tình trạng úng nước dù tưới ít.
  • Phân bón: bổ sung phân bón cho cây từ 1 – 2 lần/năm, chủ yếu lá bổ sung thêm nitơ và photpho. Tùy kích thước mà điều chỉnh lượng phân bón sao cho phù hợp. Nên bón vào đất, không rải trực tiếp lên cây và mặt đất để không làm hỏng cây.
Hướng dẫn chăm sóc cây xương rồng sau khi muaHướng dẫn chăm sóc cây xương rồng sau khi mua
Hướng dẫn chăm sóc cây xương rồng sau khi mua

CÁCH CHĂM SÓC CÂY HOA SEN ĐÁ SAU KHI MUA

  • Ánh sáng: Sen đá cần nhiều ánh sáng, thường ít nhất 2 giờ ngoài nắng 1 ngày. Nếu để trong phòng thì 2 ngày phải mang ra phơi sáng một lần để cây tránh bị rụng lá.
  • Nước tưới: Chỉ nên tưới đủ ẩm để tránh thối rễ và lá, không để nước đọng lại trên lá sẽ gây úng lá. Tưới nước cho ngấm đủ xuống rễ cây khoảng ¾ chậu hoa.
  • Đất trồng: Cây cần loại đất có khả năng thoát nước tốt để tránh bị úng rễ, có thể dùng hỗn hợp cát, sỏi, đất pha cát và phân.
  • Bón phân: Bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân tan chậm, phân bón qua lá (20-20-20), phân dynamic hàng tháng. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho cây không bị thiếu chất dinh dưỡng mỗi năm nên thay đất cho cây 1-2 lần.
Hướng dẫn chăm sóc cây sen đáHướng dẫn chăm sóc cây sen đá
Hướng dẫn chăm sóc cây sen đá

Nếu bạn muốn tìm kiếm nhiều thông tin về cây cảnh, cách chăm sóc cây cảnh ngoài trời, cây cảnh văn phòng, cây cảnh quà tặng… hãy truy cập ngay website: caycanhhanoi.vn nhé. Caycoi.net rất hân hạnh được phục vụ!

Caycoi.net – caycanhnoi.vn

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ bốn con!