Đặc điểm của cây xương rồng
Xương rồng thường là loại cây mọng nước hai lá mầm và có hoa, nằm trong họ Cactaceae. Loại họ này có khoảng 1.500 đến 1.800 loài và đa số có nguồn gốc từ châu Mỹ, nhiều nhất là ở vùng sa mạc và một số được tìm thấy ở rừng nhiệt đới. Xương rồng thường có khá nhiều gai, thân thường được dùng để dự trữ nước nên có thể giải thích vì sao loại cây này lại chịu hạn khá tốt.
Tuổi thọ trung bình của xương rồng khá lâu, tối đa đến 300 năm và tối thiểu cũng là 25 năm. Tuy nhiên, nếu không biết cách tưới nước cho xương rồng, bạn cũng không thể kéo dài thời gian sống cho chúng như mong muốn. Chính vì vậy, muốn kéo dài tuổi thọ cho cây thì nhất định phải tưới cây đúng cách.
Xem thêm: 25 Cây trồng trong nhà tốt nhất,cho sức khỏe phong thủy và lọc khí
Cách tưới nước cho cây xương rồng trong các trường hợp khác nhau
Cách tưới nước cho xương rồng trong nhà và ngoài trời
Nhiều người thường nghĩ là cách tưới nước cho xương rồng đặt trong nhà và xương rồng đặt ngoài trời là giống nhau. Tuy nhiên, quan niệm này là một sai lầm và có thể gây ảnh hưởng đến tuổi thọ và quá trình phát triển của cây. Trong khi các cây xương rồng kiểng trồng trong nhà không cần quá nhiều nước thì những cây ngoài trời phải được lưu ý đến việc cấp nước đầy đủ, tránh tình trạng nắng nóng làm đất khô.
Xem thêm: Ý tưởng trang trí ban công: 13 loại cây hoa trồng ngoài ban công chịu nắng, dễ chăm sóc dành cho bạn
Cách tưới nước cho xương rồng theo mùa
Hầu hết các loại thực vật, bao gồm xương rồng thường có xu hướng tăng trưởng tích cực trong mùa ấm hơn (được gọi là mùa sinh trưởng Xuân – Hè). Do đó, vào thời gian này, xương rồng cần được cung cấp một lượng nước nhất định để chúng có cơ hội phát triển một cách mạnh mẽ.
Ngược lại, vào mùa Thu – Đông, các loại xương rồng sa mạc đều không hoạt động hoặc rơi vào trạng thái nghỉ ngơi. Trong giai đoạn này, bạn không cần phải tưới nước quá thường xuyên và chỉ nên tưới khi đất đã khô hoàn toàn.
Cách tưới nước cho xương rồng theo từng loại
Xương rồng có rất nhiều loại khác nhau và hầu hết đều là các loại không có lá, số còn lại thì là lá nhỏ và một số là lớn. Sự khác biệt như vậy ảnh hưởng đến lượng nước theo nhu cầu và tần suất tưới nước cần thiết cho quá trình phát triển của chúng.
Chẳng hạn, xương rồng nhỏ cần ít nước hơn những loại xương rồng lớn. Mặt khác, những cây có lá mỏng hoặc không có lá đòi hỏi nhiều nước hơn so với xương rồng sa mạc với lá lớn hoặc thân cây có độ dày đáng kể.
Cách tưới nước cho xương rồng khi mới thay chậu
Thay chậu khác cho cây được xem là một phương pháp giúp xương rồng của bạn phát triển tốt hơn. Quá trình này sẽ giúp cây có thêm không gian để tăng trưởng, đồng thời cũng giảm tích tụ khoáng chất có trong đất. Vậy đâu là cách tưới nước cho xương rồng sau khi thay chậu? Có cần tưới nước cho chúng ngay lập tức hay không?.
Câu trả lời là không. Việc thay chậu sẽ gây ra một một chút thiệt hại cho hệ thống rễ của cây xương rồng. Khi đó, rễ vẫn còn khá mong manh và cần một thời gian để chữa lành. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên để chúng “xả hơi” trong vài ngày rồi mới tiến hành tưới nước để tránh tình trạng thối rễ.
Một số lưu ý khi chăm sóc và tưới nước cho cây xương rồng
Ngoài các cách tưới nước cho xương rồng phía trên, bạn cũng cần cân nhắc đến một số lưu ý về loại nước cũng như thời điểm tưới thích hợp nhất. Dưới đây là một điều quan trọng mà bạn nên nhớ khi tưới nước cho xương rồng:
- ✦
Sử dụng ngón tay hoặc máy dò độ ẩm để xác định độ ẩm của đất trước khi tưới cho xương rồng.
- ✦
Tốt nhất nên tưới cây vào buổi sáng để tránh độ ẩm tích tụ và dư thừa vào ban đêm.
- ✦
Những chiếc chậu nhỏ, nông có xu hướng bay hơi và thoát nước nhanh hơn so với những chậu lớn hơn và rộng hơn. Do đó, xương rồng trong các chậu nhỏ cần tưới nước thường xuyên hơn so với những chậu lớn.
- ✦
Những cây non thường đòi hỏi nhiều nước hơn để hỗ trợ cho sự phát triển của chúng. Nói chung, cây xương rồng nhỏ trong nhà sẽ cần tưới nước cứ sau 10 ngày để tăng trưởng tối ưu vào mùa xuân và mùa hè.
- ✦
Đối với cây xương rồng trong nhà, các lựa chọn nước tưới tốt nhất là nước mưa và nước cất. Không giống như nước mềm, nước cứng hoặc nước máy, nước mưa chứa một lượng khoáng chất phù hợp mà một cây xương rồng cần. Các loại nước khác với nhiều khoáng chất có thể tích tụ trong đất và ảnh hưởng đến sức khỏe của cây.
Lưu ý thật kỹ cách tưới nước cho xương rồng chính là phương pháp tối ưu nhất giúp bạn đảm bảo tuổi thọ và quá trình sinh trưởng của cây. Do đó, ngoài chủng loại, bạn cũng cần chú ý đến thời tiết, điều kiện không khí, ánh sáng và cả độ ẩm trước khi tiến hành tưới cây.
>>Xem thêm:
- ✦
Cách chăm sóc cây hoa hồng chuẩn, khỏe thân, dày cánh
- ✦
Những điều cần lưu ý để cây cảnh trồng trong nhà luôn tươi tốt
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười hai, 2024Cách chăm sóc cây thường xuân tươi tốt tại nhà
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười một, 2024Tổng hợp các cách trồng dưa leo cơ bản cho người mới
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười, 20247 loại cây trồng ban công vừa đẹp vừa tỏa hương thơm ngát
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng chín, 2024Mẹo Chụp Ảnh Cây và Hoa Tuyệt Đẹp Ngoài Thiên Nhiên