Những kinh nghiệm bứng chuyển cây to không bị chết hiện đang được rất nhiều người quan tâm. Có nhiều người tìm mua được những loại cây cỡ lớn mình yêu thích, dáng đẹp… nhưng không thể đem thêm bầu đất nặng nề về trồng tại vườn.
Vậy có những kinh nghiêm nào bứng chuyển cây to không cần quay bầu mà tỉ lệ sống cao không? Nếu có cách như vậy thì sẽ vận chuyển được nhiều cây, ít tốn nhân cao, ít mất thời gian và ít tốn kém hơn.
Ưu, nhược điểm của kỹ thuật bứng chuyển cây to không cần bầu
Ưu điểm | Nhược điểm |
Là phương pháp giúp di chuyển các loại cây có gốc rễ lớn và cắm sâu xuống lòng đất dễ dàng và thuận lợi Có thể vận chuyển được số lượng cây nhiều hơn và gọn hơn, không cồng kềnh Ít mất nhiều thời gian hơn và ít tốn kém hơn so với các phương pháp khác Ít tốn nhiều nhân công | Dễ gây chết cây nếu không biết chăm sóc giâm ủ đúng cách sau khi bứng cây đem đến khu vực khác để trồng Những lưu ý trước khi bứng chuyển cây to
|
Những lưu ý trước khi bứng chuyển cây to
Trước khi thực hiện các bước trong việc bứng chuyển cây, bạn nên lưu ý những điều sau đây:
- Trước khi bứng cây phải đào hố để giâm ủ cây, chuẩn bị sẵn đất để khi cây vừa được đưa về là có thể giâm ủ được ngay. Bởi cây khi đã bứng lên càng để lâu cây sẽ càng khó sống. Đặc biệt là tuyệt đối không đào bới cây vào những ngày trời có mưa to hoặc thời tiết oi bức.
- Không bứng cây ngay lập tức mà nên đào xung quanh gốc cây. Sau đó cắt khoảng ¾ số rễ cây rồi dừng lại, bón thêm phân hoại rồi lấp đất đầy vào gốc cây và giữ ẩm cho đất một thời gian, trong khoảng từ 1 cho đến vài tháng. Kế đó tiếp tục đào hết số rễ còn lại và chuẩn bị đủ lực lượng di chuyển cây lên phương tiện vận chuyển về nơi giâm ủ để phục hồi lại cây.
- Khi bứng cây lên phải dùng đất đen, nhão hoặc đắp vào gốc cây, sau đó sử dụng thuốc kích thích ra rễ cực mạnh là NAA thì cây mới có khả năng sống.
- Không bứng cây khi cây đang ra tược và đọt non.
Quy trình bứng chuyển cây to không bị chết
Sau khi đã đọc kĩ những lưu ý như trên, bạn có thể thực hiện bứng cây theo những quy trình gồm các bước như sau:
Chọn thời điểm bứng chuyển cây phù hợp
Nếu như bạn muốn chuyển một gốc cây nào đó, đặc biệt là những cây lớn trước hết bạn cần phải quan sát khả năng sinh trưởng của cây trước khi quyết định bứng lúc nào là phù hợp. Nên bứng chuyển cây vào giai đoạn nghỉ hoặc khi lá cây đã già. Tuyệt đối không tiến hành bứng các loại cây đang sung mãn, có khả năng sinh trưởng mạnh, đặc biệt là những loại cây đang ra nhiều lá lụa.
Cắt tỉa cây
Khi trước khi tiến hành bứng cây cần cắt tỉa bớt cành lá. Tuy nhiên không cắt hết mà chừa lại cho cây thực hiện quá trình sống của mình, đặc biệt là đối với các loại cây lá kim như cây phi lao,… để giúp cây tránh tiêu hao nhiều năng lượng, đồng thời tạo sự cân bằng sinh khối cho cây. Bạn cũng có thể kết hợp với việc cắt tỉa, tạo hình dáng cho cây vào giai đoạn này.
Những nguyên tắc khi bứng chuyển cây to
Hạn chế mức thấp nhất làm rễ cây bị tổn thương trong quá trình bứng
Khi bứng cây bạn phải cắt hết toàn bộ hệ rễ bên dưới của cây, chỉ giữ lại một phần rễ xung quang gốc, tùy vào loài cây bứng mà giữ lại bộ rễ theo các kích thước sau:
- Độ sâu bộ rễ: Cây có đặc tính bộ rễ chùm ăn ngang thì cố gắng bứng gốc và rễ ở độ sâu 40 – 60 cm, cây có đặc tính bộ rễ ăn sâu thì bứng rễ có độ sâu 70 – 80 cm.
- Cắt rễ theo bề ngang: Tùy theo kích thước gốc cây bứng mà chọn kích thước phù hợp, thường để lại bề ngang rễ xung quanh gốc từ 40cm – 80 cm theo dạng hình tròn
- Lưu ý: Khi bứng cây phải sử dụng dụng cụ sắc bén, chuyên dùng để bứng cây như: xà beng, xà no, dao to… khi cắt rễ thì vết cắt phải gọn và liền mặt, không nên dùng dao để chặt rễ sẽ dễ làm hư các mô rễ, cây khó đâm mầm rễ mới.
Xử lý bộ rễ sau khi bứng cây
Rễ cây sau khi bứng dễ bị nấm bệnh xâm nhập. Để xử lý bộ rễ sBạn có thể lựa chọn bứng cây khi cây bước vào au khi bứng cây lên mặt đất, pha hỗn hợp gồm thuốc trị nấm và thuốc kích thích ra rễ cực mạnh (liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì) phun đẫm vào bộ rễ, sau đó đem trồng, cách 7 – 10 ngày tưới gốc một lần.
- Thuốc nấm thường sử dụng : Kasumin, COC 85, Metaxyl, Vadydamicine..
- Thuốc kích thích ra rễ : B1, N3M, NAA, Atonik…
Cắt bỏ bớt cành lá để hạn chế sự bốc hơi nước khi bứng cây
Đây là cách giúp cây đỡ mất sức, hạn sự khô nhánh, giúp cây mau phục hồi.
Tưới nước
Tưới đủ ẩm và đều đặn, không tưới quá sũng nước hay để khô quá rồi mới tưới .Nếu bứng cây vào mùa mưa cần phun thuốc BVTV để phòng trừ nấm bệnh và sâu hại.
Tham khảo trước khi quyết định bứng chuyển cây to không lo chết
- Không bứng những cây đang ra lộc, những cây đã có bộ tán hoàn toàn thành thục (lá già và lá bánh tẻ).
- Bứng cây vào mùa khô thì tỉ lệ sống cao hơn bứng cây vào mùa mưa, ngoại trừ các cây họ Cau thì bứng và trồng lại dễ dàng trong mùa mưa.
- Để đảm bảo cây sống sau khi dời tốt nhất khi bứng cây lên, nên giâm ủ dưỡng cây nơi thoáng mát, tránh được ánh nắng gắt, tưới nước phun thuốc đầy đủ thì sau 20 – 30 ngày thì có thể mang cây trồng ở vị trí mới
Kinh nghiệm bứng cây to với các loại cây dễ sống
- Kích cỡ cây: Đào bứng cây ăn quả, cây bóng mát, cây cảnh to… có 1- 3 năm tuổi, đường kính gốc <10cm, chiều cao cây<4m
- Loại cây trồng: các loại cây dễ sống như cây si, đa, Sanh, sấu, trám, keo, cam, chanh, quất, quýt…
- Tiến hành: cắt bỏ khoảng 2/3 tán cây,tưới đủ ẩm, đào sâu 30-40cm cắt các rễ ngang cách gốc 1-2m, cây càng to đào cách gốc càng xa, càng sâu. Tiếp đến bứng cây, xử lý vết cắt của bộ rễ, sau đó vận chuyển về vườn ươm để ủ dưỡng. Khoảng 2 tháng cây hồi sức, trước khi ra lộc mới có thể đem đi trồng ở những nơi khác.
Kinh nghiệm bứng cây to không chết với các loại cây khó sống
Bứng chuyển các loại cây to khó sống như cây xoài, cây nhãn, vải,… cách bứng cũng tương tự như trên. Nên bứng vào tháng 11-12 âm lịch, đem về vườn ủ dưỡng và trồng vào tháng 2-3 âm. Nếu trồng vào các tháng 4-10 cần phải che nắng rát bằng lưới đen tản nhiệt trong 20-30 ngày.
Kinh nghiệm bứng cây to không chết với các loại cây lâu năm
Kích cở cây: thường là cây có đường kính gốc 0,5-1m: Chủ yếu áp dụng cho các loại cây làm cây cảnh lâu năm như: Lộc vừng, đa, si, sanh, cây sắn thuyền…
Trước khi đào gốc cắt toàn bộ tán cây và thân chính để hạn chế quá trình thoát nước của cây, cách gốc 1-3m tuỳ theo yêu cầu thẩm mỹ. Tiến hành bứng cây bó bầu dùng cần cẩu hay người khênh để chuyển về nơi ủ dưỡng.
Cách giâm ủ (dưỡng) cây to mới bứng chuyển
Sau khi cây được đưa về nơi ủ dưỡng, ta tiến hành nhanh chóng giâm ủ cây để tránh cây chết, bị gãy dập. Việc chọn địa điểm dâm ủ cũng là 1 công việc quan trọng cần lưu tâm. Nên chọn nơi địa hình bằng phẳng để giảm công san lấp. Nếu chọn nơi đất trũng thì cây sẽ dễ bị ngập úng khi gặp phải trời mưa. Còn nơi đất cao cũng là một sự lựa chọn tồi vì cây dễ bị hạn, và cũng gây hao tốn chi phí nhân công, điện nước khi tưới nước cho cây.
Vì sao phải giâm ủ cây mới bứng chuyển
Các cây to khi mới được bứng (đào, nhổ) nên ủ dưỡng khoảng 2 – 3 tháng cho cây ra rễ, bung lá non rồi mới đem trồng. Bởi vì:
- Điều này đảm bảo cây nhanh chóng ra rễ mới và được chăm sóc và phục hồi tốt. Sau
- Sau một thời gian ủ dưỡng, cây sẽ khỏe mạnh và sống tốt. Tỷ lệ sống rất cao.
- Chủ động được thời gian trồng.
- Dễ vận chuyển.
Các bước giâm ủ sau khi bứng chuyển cây to
Bước 1: Dựng cây
Tiến hành dựng khung để cây sau khi được dâm sẽ có điểm tựa đứng thẳng và không bị lung lay trong thời tiết mưa gió.
Bước 2: Quay bầu giâm cây lớn
Bầu giâm cây có bề rộng hơn đường kính của bầu cây và chiều cao hơn bầu cây 1 chút. Buộc cây cố định vào khung cố định cây. Khoảng cách giữa các cây phải đảm bảo đủ điều kiện sinh trưởng cho cây trong thời gian chờ đi trồng. Bổ sung thêm đất trồng cho cầu giâm cây. Nhưng lưu ý tuyệt đối không được nén đất chặt xuống vì làm như vậy sẽ gây tổn thương cây. Cứ tiến hành như vậy cho tới khi dâm ủ hết.
Bước 3: Chăm sóc cây tại vườn ươm
Chăm sóc cây to sau khi bứng chuyển bằng cách trùm, ủ rơm hoặc sử dụng bất kì vật dụng nào có tác dụng giúp cây tránh gió và giữ ấm cho thân cây cũng đều được cả.
Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm chất trồng là những giá thể thô như tro, cát hạt to hoặc các giá thể thô khác với mục đích tạo điều kiện thông thoáng để rễ cây có thể phát triển. Tuyệt đối không trộn phân hữu cơ hoặc vô cơ vào giá thể để trồng cây.
Ngoài ra, khi chăm sóc cây bạn cũng chỉ nên tưới một lượng nước vừa đủ, tránh tình trạng tưới quá ít hoặc quá nhiều. Khi cây đã ra được khoảng 3-4 cặp lá, bạn có thể phun nhẹ phân vì trong giai đoan này, cây cần được bổ sung thêm chất đạm với nồng độ là 1g/1 lít nước. Không bón cao hơn vì có thể gây cháy lá.
Và khi cây đã ra được đợt lá thứ 2 thì nên dùng thuốc kích thích có nồng độ khoảng chừng 10ppm NAA vì trong giai đoạn này, rễ cây đã hình thành và chất điều hoà sinh trưởng NAA có khả năng kích thích cây ra rễ. Và vào khoảng 2 đến 3 tháng sau bạn có thể tiếp tục bổ sung phân hữu cơ đã hoai mục cho cây.
Caycoi.net
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười, 20247 loại cây trồng ban công vừa đẹp vừa tỏa hương thơm ngát
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng chín, 2024Mẹo Chụp Ảnh Cây và Hoa Tuyệt Đẹp Ngoài Thiên Nhiên
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng chín, 202439 Ý tưởng trang trí ban công chung cư đẹp mà chi phí tiết kiệm
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng chín, 2024Lịch chích ngừa cho bé từ 0 đến 10 tuổi