Khắc phục tình trạng ngưng tụ hơi nước trên cửa kính

PIN

1. Lưu ý về tình trạng ngưng tụ hơi nước trên cửa kính

1.1 Nguyên nhân của hiện tượng cửa kính bị hấp hơi nước

Theo các chuyên gia thì hiện tượng cửa kính bị hấp hơi nước sẽ xảy ra khi có sự mất cân bằng về nhiệt độ bên trong và bên ngoài. Do vậy nếu như nhiệt độ bên ngoài bị hạ thấp hoặc mưa gió sẽ dẫn đến hiện tượng nước bị ngưng tụ chuyển từ dạng khí thành dạng lỏng. Khi đó, các mặt cửa kính trở nên bị ẩm ướt và tự nhiên hấp hơi nước lên toàn bộ mặt kính.

1.2 Sự ảnh hưởng của tình trạng ngưng tụ hơi nước trên cửa kính

Ảnh hưởng đến nhà cửa và đồ dùng

  • Cửa kính của bạn sẽ mất đi vẻ sáng bóng và luôn trong tình trạng mờ mịt khi bị hấp hơi nước.

  • Hơi nước từ cửa sổ cũng có thể làm ẩm những đồ dùng xung quanh và khiến chúng nhanh hỏng hoặc biến dạng.

  • Những vết nước nhỏ trên cửa sổ có thể lan và ngấm vào tường của bạn. Nếu bạn không phát hiện ra chúng và có hướng xử lý rất có thể đây sẽ là nguyên nhân làm tường nhà bạn bị ẩm mốc, tróc sơn và xuất hiện các vết nứt.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

  • Cửa kính bị hấp hơi nước khiến cho không khí trong nhà trở nên ẩm hơn. Độ ẩm tăng còn khiến cho các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là bệnh viêm phổi ở trẻ em tăng nhanh hơn bình thường.

  • Tường hoặc các đồ dùng bị ẩm mốc có thể gây ra các mùi khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của gia đình.

2. Cách khắc phục ngưng tụ hơi nước trên cửa kính

Cửa kính bị hấp hơi là một điều phiền toái, nhưng không quá khó để giảm lượng ngưng tụ nước hình thành trên cửa kính trong nhà của bạn. Có hai phương pháp thực sự hiệu quả là:

Xem thêm  Hướng dẫn chi tiết cách trồng vạn niên thanh dễ thực hiện tại nhà

2.1 Sử dụng hệ thống sưởi và thông gió

  • Đặc biệt là vào mùa đông, hãy cố gắng giữ ấm cho ngôi nhà của bạn và đảm bảo các phòng được sưởi ấm đồng đều. 

  • Để mở bất kỳ lỗ thông hơi nào, ngay cả trong mùa đông. Điều này sẽ khiến cho không khí ẩm và ấm đi ra bên ngoài và giảm lượng hơi thoát ra trên ô cửa sổ của bạn.

  • Thiết kế đồ dùng trong phòng hợp lý. Nếu các vật dụng lớn như tủ quần áo được nép chặt vào tường, luồng không khí sẽ bị hạn chế gây ra sự tích tụ hơi nước và ngưng tụ.

  • Nếu bạn đang thực hiện việc nào đó tạo ra một lượng lớn không khí ẩm và ấm (chẳng hạn như làm khô quần áo bằng máy hoặc tắm vòi sen với nước ấm), hãy mở cửa sổ để không khí thoát ra ngoài.

2.2 Giảm lượng không khí ấm và ẩm

  • Luôn nhớ bật quạt thông gió trong phòng tắm hoặc nhà bếp bất cứ khi nào bạn đang nấu ăn hoặc tắm. Điều này cải thiện luồng không khí và thông gió trong nhà.

  • Khi nấu ăn, hãy đậy nắp xoong của bạn để giúp giữ lại nhiều hơi nước bên trong chảo. Để hơi nước thoát ra trong nhà bếp kém thông gió có thể khiến nấm mốc hình thành hoặc cửa kính bị hấp hơi nước.

  • Phơi quần áo ngoài trời tốt hơn là để chúng khô trong nhà. Như thế bạn sẽ làm giảm độ ẩm không khí trong nhà và tất nhiên cửa kính sẽ đỡ bị hấp hơi hơn. Nếu bạn phải phơi trên giá treo quần áo thì hãy đảm bảo có hệ thống thông gió tốt.

  • Khi sử dụng máy sấy quần áo, đảm bảo máy được thông gió ra bên ngoài.

3. Một vài lưu ý về chăm sóc và vệ sinh cửa kính

  • Hãy lau sạch phần kính rồi mới đến phần khung và bệ cửa sổ nhé, như vậy phần bụi mới có thể được lấy đi hoàn toàn.

  • Dùng khăn mềm và ít xơ vải để lau cửa kính. Sử dụng loại khăn này bạn sẽ không cần phải băn khoăn về những vết loang do vải để lại. Bạn cũng có thể dùng giấy báo khô vò mềm để lau khô cửa kính đấy.

  • Nên vệ sinh cửa kính vào ngày khô ráo. Chẳng ai muốn cửa kính đã được lau chùi sạch sẽ lại bị vấy bẩn bởi mưa đúng không.

Cleanipedia đã chia sẻ cho bạn những cách hiệu quả để làm giảm hiện tượng cửa kính bị hấp hơi nước. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc nhà cửa và sức khỏe gia đình. Đừng quên theo dõi Cleanipedia để cập nhật nhiều thông tin, mẹo vặt bổ ích khác nhé!

Xem thêm  Hướng dẫn cách trồng rau xà lách xoăn đơn giản, dễ làm tại nhà

>> Xem thêm:

  • Mẹo lau kính sạch, sáng bóng

  • Cách lau cửa kính nhanh và sạch nhất tẩy ố vàng cặn bẩn trong 5ph

  • 5 dụng cụ hỗ trợ vệ sinh nhà cửa

Tác giả: Team Cleanipedia 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.