Lan nghinh xuân rừng: Vẻ đẹp độc đáo cho khu vườn nhà bạn

PIN

Tìm hiểu về đặc điểm sinh học của lan nghinh xuân rừng 

Độ ẩm phù hợp với lan nghinh xuân 

Đây là loại lan chịu nóng, vậy nên bạn cần đảm bảo nhiệt độ trung bình cho cây là 26 – 30 độ C. Đối với trời hè, nhiệt độ là 29 – 32 độ C. Ban đêm thì khoảng 10 độ C. Để lan nghinh xuân rừng luôn giữ được “phong độ”, bạn nên lưu ý độ ẩm tối thiểu 70 – 80%. Vì đây là loại lan độc trụ nên giá thể phải thoáng, bạn có thể cột lan vào cây tựa rồi đặt vào chậu 3 cục than to hoặc miếng ngói cong để giữ ẩm tốt hơn. 

Lưu ý về điều kiện ánh sáng để phát triển

Đặt cây ở nơi thoáng mát, có ánh sáng thường xuyên nhưng không gắt. Nếu để cây trong bóng râm quá lâu, cây sẽ phát triển chậm, thậm chí héo úa. Một khi bộ rễ yếu ớt sẽ ảnh hưởng tiến độ ra hoa. 

>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách trồng hoa ngũ sắc đúng chuẩn

Tìm hiểu về đặc điểm sinh học của lan nghinh xuân rừng

Ý nghĩa đặc biệt cây lan nghinh xuân rừng

Loài lan này còn có những tên gọi khác như Lan Ngọc Điểm, Lan Tai Trâu, Lan Lưỡi Bò… Lan xuất xứ ở các nước như Việt Nam, Thái Lan hay Myanmar. Lan nghinh xuân rừng thu hút người nhìn bởi sắc hoa tím, hương thơm đặc trưng. Ngoài ra, lan còn sở hữu dáng rũ thướt tha, những cặp lá to đều, căng bóng, hướng đều về một phía vô cùng đẹp mắt. 

Vì thường nở đúng vào dịp Tết Âm lịch nên loài hoa này được rất nhiều người lựa chọn trưng bày với mong muốn khởi đầu một năm mới may mắn và thịnh vượng. Nghinh Xuân có nghĩa là đón thời khắc giao thừa đầy hy vọng, rằng trong khoảng thời gian sắp tới, gia đình sẽ luôn dồi dào sức khỏe, tài lộc, hạnh phúc viên mãn. Theo đó, bạn có thể đặt lan nghinh xuân rừng ở phòng khách hay bàn thờ gia tiên đều phù hợp. 

Xem thêm  Tất tần tật những điều cần biết về cây mẫu tử

>> Xem thêm: Tổng hợp các loại hoa trồng lâu năm cho khu vườn nhỏ của bạn

Kỹ thuật trồng lan nghinh xuân rừng đúng cách 

Cách trồng lan ở chậu 

Chọn chậu có chất liệu gốm hoặc gỗ để vừa thẩm mỹ vừa chắc chắn. 

Chuẩn bị giá thể trồng lan nghinh xuân rừng gồm vỏ thông, xốp, rêu… bạn có thể thay thế vỏ thông bằng vỏ dừa hoặc than gỗ. Ngâm vỏ thông trong nước vôi 3 – 7 ngày, vớt ra rửa sạch sẽ tránh được ẩm mốc về sau. Đối với các nguyên liệu khác, bạn chỉ cần ngâm nước sạch khoảng 2 tiếng là được.

Đặt một miếng xốp dưới đáy chậu rồi cắm một thanh tre giữa miếng xốp đó nhằm cố định cây lan. Làm móc thép xung quanh chậu để về sau cố định lá của lan vào dễ hơn. 

Cho vỏ thông vào, cách miệng chậu khoảng 2cm. Cho thêm một lớp rêu mỏng lên bề mặt, dùng rêu rừng sẽ giúp cây sinh trưởng tốt hơn. Đặt cây lan nghinh xuân rừng lên trên cùng, áp sát thân lan vào thanh tre ban nãy đã cắm sẵn, phần lá sát với dây móc.

Dùng dây thít cột thân lan vào thanh tre, lá vào dây móc. Nếu bạn không cố định như vậy, cây sẽ rất dễ nghiêng ngả trong quá trình phát triển. Đợi cây cứng cáp hơn, bạn có thể tháo dây ra.

Treo chậu lan ở nơi thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp để lá không bị cháy.

>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách tưới nước cho cây lan cho người mới

Kỹ thuật trồng lan nghinh xuân rừng đúng cách 

Cách trồng lan nghinh xuân ở gỗ

Có lẽ cách “chơi” lan này sẽ phù hợp hơn với những người đã có chút ít kinh nghiệm trồng cây hoa nói chung. Cụ thể, bạn cần thực hiện theo quy trình sau:

  • Lựa chọn cây giống khỏe mạnh, cắt bỏ những phần rễ – thân – lá bị hỏng. Bôi một lớp vôi mỏng vào những vị trí vừa cắt để tránh mất nước và nhiễm khuẩn. Ngâm cây với dung dịch ​​B1, Atonik rồi treo lên. 

  • Xử lý thân gỗ trước khi ghép lan nghinh xuân rừng bằng cách bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài để loại bỏ nấm hoặc vi khuẩn gây hại. Phun thêm một lớp nước vôi trong lên đều khắp và để khô khoảng 2 ngày sau là có thể mang đi ghép.

  • Cố định giá thể bằng cách ghép với trụ gỗ nhãn to hoặc mang đặt cây vào các chậu. Nếu bạn đặt giá thể gỗ ghép lan vào chậu thì không cần phải thực hiện thêm bước gì. Trong trường hợp bạn ghép với thân gỗ nhãn to thì nên cố định chắc chắn vì việc thay giá thể liên tục sẽ ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của cây. 

  • Nên lựa chọn những thân gỗ có điểm bám trụ tự nhiên sẽ giúp lan được cố định vững chắc hơn. Dùng thêm vài thanh tre cố định xung quanh để lan có thêm điểm bám. Đóng trực tiếp đinh 10cm hoặc 7cm vào thân gỗ, nút lại bằng đầu ống nhựa ti ô sẽ tránh được nhiễm khuẩn cho cây. 

  • Khi cây đã có đủ rễ khoẻ mạnh, lá xanh tươi thì bạn tiến hành ghép cây vào thân gỗ nhãn, dùng dây rút nhựa để cố định chúng với các trụ đinh đã tạo. Tuỳ vào diện tích thân gỗ cũng như thẩm mỹ cá nhân mà bạn sẽ tạo ra các điểm tựa khác nhau, sao cho hài hoà. 

Mách bạn bí quyết chăm sóc lan nghinh xuân rừng cho ra hoa rực rỡ 

  • Tưới nước cho cây 3 – 4 lần mỗi ngày đối với mùa khô, 1 – 2 lần đối với mùa mưa.

  • Khi cây bắt đầu mọc đầu lá hay rễ phát triển, cần phối hợp bón phân hữu cơ và vô cơ để giúp cây có đủ dinh dưỡng.

  • Không bón phân ở thời điểm lan nghinh xuân rừng chớm nụ vì sẽ làm rụng nụ.

  • Phun thuốc chống nấm khoảng 1 lần mỗi tháng, nhất là vào mùa mưa.

  • Đặt chậu ở nơi thông thoáng, tránh ánh sáng gay gắt và gió quá lớn.

  • Bổ sung các chất kích thích mọc rễ như B1 hay Atonik.

  • Có thể thay chậu cho cây vào mùa mưa vì đây là thời điểm nghỉ của chúng. Mặc dù bạn vẫn thay chậu trái mùa được nhưng sẽ ảnh hưởng đến tiến độ phát triển của cây.

  • Để cây xanh tốt, nên dùng Vitamin B1, ra rễ hay chồi thì sử dụng Atonik và 501 của đầu trâu HVP, ra hoa thì dùng 701 và 901 của đầu trâu HVP.

  • Tránh lạm dụng thuốc hóa học, pha dung dịch thật loãng mỗi lần cần dùng. Lưu ý sau 24h sẽ tưới nước để rửa trôi bớt thuốc. 

>> Xem thêm: Lan Hồ Điệp là gì? Ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc đúng cách

Xem thêm  Tìm hiểu về cây kim ngân: Cách trồng, ý nghĩa và lợi ích

Mách bạn bí quyết chăm sóc lan nghinh xuân rừng cho ra hoa rực rỡ 

Như vậy, muốn sở hữu vẻ đẹp của lan nghinh xuân rừng, bạn nhất định phải bỏ công tìm hiểu về đặc điểm lẫn cách thức trồng phù hợp. Ngoài ra, sự săn sóc tận tình mỗi ngày cũng là yếu tố quan trọng để giúp cây vượt qua sâu bệnh hay thời tiết khắc nghiệt mà đơm hoa. Mong rằng bạn sẽ thật thành công với thú điền viên này nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.