Mách bạn đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng hoa hồng bạch trà

PIN

Tấn tần tật về hoa hồng bạch trà

Trước khi tìm hiểu về cách trồng hoa hồng bạch trà, hãy cùng Cleanipedia điểm sơ qua một vài bí mật thú vị về loài hoa này.

Nguồn gốc

Cây hoa hồng bạch trà du nhập về Việt Nam khá lâu, có xuất xứ đến từ vùng á nhiệt đới và vùng ôn đới. Loài hoa này được chia làm nhiều chủng loài với những hình thái và đặc điểm riêng, chẳng hạn như: hoa hồng nam định, hoa hồng bạch cổ, hoa hồng văn khôi…

Đặc điểm và phân loại

Thông thường, hoa hồng bạch trà thường phát triển theo những bụi nhỏ, có thân cây khá mỏng và có gai như những loại hoa hồng khác. Kích thước của cây cao trung bình từ 0,5 – 1m và tán lá rộng từ 0,5 – 0,8m. Cây hoa hồng bạch trà này có thể thích nghi được với nhiều loại khí hậu khác nhau, kháng sâu bệnh tốt, dễ trồng và dễ chăm sóc. Đó cũng là những lý do mà nhiều gia đình thích trồng loài cây này.

Hoa hồng bạch trà khá nhỏ, chỉ có kích thước từ 2 – 3cm nhưng lại mọc thành chùm lớn. Mỗi bông hoa sẽ có khoảng trên dưới 20 cánh, xếp xen kẽ với nhau cùng bao lấy phần nhụy màu vàng. Không những vậy, hương thơm của hoa hồng lại vô cùng nhẹ nhàng, dễ chịu và không quá nồng.

Xem thêm  Cây phong thủy tuổi Ất Sửu 1985 nên trồng để mang đến tài lộc

Ngoài ra, cây bạch hồng trà nở hoa với vòng lặp khá nhanh, cứ khoảng 1 tháng sẽ cho ra hoa một lần, đặc biệt là vào mùa hè và mùa thu.

Bạn đã biết về ý nghĩa đặc biệt của hoa hồng bạch trà?

Giống như tên gọi của mình, hoa hồng bạch trà có một màu trắng tinh khôi, tượng trưng cho sự hoàn thiện, tao nhã và dịu dàng. Đặc biệt nhất là trong tình yêu, loài hoa này mang ý nghĩa về sự trong sáng và cao thượng. Ngoài ra, hồng bạch trà còn thể hiện sự kính trọng, biết ơn tổ tiên và nhớ về cội nguồn.

Bạn đã biết về ý nghĩa đặc biệt của hoa hồng bạch trà?

Hướng dẫn chi tiết cách trồng hoa hồng bạch trà tại nhà

Nào, nếu bạn đã trót yêu loài hoa này, hãy cùng Cleanipedia học ngay cách trồng hoa hồng bạch trà tại nhà nhé. Đừng lo, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn các bước vô cùng đơn giản ngay sau đây: 

Vật liệu chuẩn bị

  • Nếu không thể trồng tại vườn, bạn có thể thay thế bằng chậu nhựa hay sứ đều được.

  • Bạn nên chọn loại đất thịt có pha cát.

  • Ưu tiên sử dụng phân gà hoặc phân bò sau khi đã được ủ hoai hoặc phân hữu cơ vi sinh.

  • Trấu hun dở.

Hãy trộn phần đất, trấu và phân theo tỉ lệ 5:3:2. Lưu ý: Không nên trộn các loại phân động vật khi chưa được ủ hoai hoặc phân hóa học vào đất.

Các bước thực hiện

Để có thể trồng hoa hồng bạch trà đúng cách, bạn cần thực hiện theo quy trình sau:

  • Bước 1: Trước tiên, bạn cần cho phần giá thể đã trộn vào khoảng phân nửa của chậu.

  • Bước 2: Xé bầu ươm ra thật nhẹ nhàng để tránh làm ảnh hưởng đến bộ rễ.

  • Bước 3: Cho cây vào trong chậu và phủ lên phần giá thể xung quanh miệng chậu.

Ngay khi vừa trồng xong, bạn nhớ tưới ít nước và để cây vào nơi có bóng râm để kích rễ. Sau đó, bạn mang ra nơi có ánh nắng để cây được quang hợp. Đồng thời, đây cũng là lúc có thể bón phân để cây được phát triển và khỏe hơn. Song, bạn cần lưu ý là không nên cho cây ra ánh nắng quá sớm vì sẽ khiến cây bị héo.

Xem thêm  Trồng cây cảnh trong nhà có tốt không? Chọn cây nào tốt nhất?

Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng bạch trà cho hoa nở rộ rực rỡ

Sau khi đã bỏ túi được cách trồng hoa hồng bạch trà đơn giản ngay tại nhà, bạn cũng cần chú ý kỹ thuật chăm sóc để giữ cây luôn khỏe và tươi tắn. Cụ thể, Cleanipedia khuyên bạn nên kiểm tra các hạng mục “to-do-list” khi trồng như sau: 

  • Ánh sáng: Vì hoa hồng bạch trà thuộc loại cây ưa nắng nên mỗi ngày bạn nên cho cây tắm nắng từ 5 – 6 tiếng.

  • Tưới nước: Để giúp duy trì được độ ẩm, bạn nên tưới cây vào buổi sớm và chiều mát. Không nên tưới cây vào những buổi tối, vì nước sẽ đọng lại và gây nên mầm bệnh. Ngoài ra, bạn có thể dùng vòi xịt phun áp lực nhằm loại bỏ tình trạng bệnh nhện đỏ ở cây.

  • Bón phân: Tùy theo kích cỡ của cây mà bạn chọn lượng phân bón sao cho phù hợp. Đối với những cây trưởng thành có thể bón được từ 2 nắm phân gà/tháng hoặc 1 nắm phân dơi/tháng.

  • Cắt tỉa: Để có thể giúp cây tạo độ thông thoáng và hạn chế được sâu bệnh, bạn nên cắt tỉa một lần sau mỗi chu kỳ hoa. Đặc biệt, đừng quên loại bỏ những cành tăm, lá vàng và hoa tàn nhé!

  • Sâu bệnh: Tuy có thể kháng sâu bệnh tốt nhưng cây hoa hồng bạch cũng thường mắc phải các loại bệnh như: bệnh nhện đỏ, gỉ sắt… Do đó, bạn cần phải thường xuyên theo dõi cây để có thể phát hiện và xử lý kịp thời.

>>> Xem thêm:

  • Bỏ túi ngay cách trồng cây hoa nhài và chăm sóc đúng để nở rộ quanh năm

  • Mách bạn cách trồng cây anh đào đúng kỹ thuật ngay tại nhà

  • Tìm hiểu ngay đặc điểm và cách trồng cây lan ý đơn giản tại nhà

Trên đây là tất cả thông tin và cách trồng hoa hồng bạch trà mà Cleanipedia muốn gửi đến bạn. Mong rằng bạn sẽ sớm sở hữu được một luống bạch trà rực rỡ ngay tại nhà. Hy vọng bạn sẽ đồng hành với Cleanipedia để có thể học thêm được những mẹo hữu ích khác.

Xem thêm  4 yếu tố then chốt khi sử dụng đá cho cảnh quan sân vườn

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ bốn con!