Cắt tỉa cành mai sau tết có tác dụng gì?
Việc chăm sóc mai vàng sau Tết có ý nghĩa rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến cả quá trình phát triển và ra hoa của cây vào năm sau. Do đó, người nghệ nhân thường tiến hành chăm sóc hoa ngay sau khi vừa hết Tết.
Đầu tiên, bạn phải cắt tỉa hết các cành thừa, cành phát triển quá dài, nụ hoa chưa nở để năm sau hoa nở nhiều và đều hơn. Thông thường, việc này phải hoàn thành trước ngày 20 Âm lịch. Nếu không cắt tỉa, cây sẽ dễ bị suy kiệt do phải nuôi quá nhiều cành, dễ bị nhiễm nấm bệnh. Đây là nguyên nhân chính khiến mai nở sớm hơn hoặc chậm hơn so với Tết.
Mặt khác, mai vàng thường được trồng để tạo dáng. Do vậy, bạn cần thường xuyên cắt tỉa cành để cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn, đem lại những cành nhánh theo ý muốn.
Thời điểm nên cắt tỉa mai
Mai là một trong những loại cây cảnh nhìn có vẻ dễ chăm nhưng không phải vậy, để mai luôn khỏe mạnh và trổ bông đúng thời điểm tết thì bạn phải trải qua một quá trình dài chăm sóc và cắt tỉa.
Mai sau khi đã trổ Tết xong thì khoảng mùng 6 tết hoặc có thể tối đa khoảng 20 âm lịch là bạn cần phải cắt tỉa mai. Nếu bạn tỉa càng sớm thì khi mai sẽ được nuôi sớm và phát triển tốt hơn. Vì đối với mai chưng tết thì cây sẽ bị mất rất nhiều sức do bạn thường đặt trong nhà. Do đó nếu không cắt tỉa sớm mai không đủ sức để nuôi thân, nên cần phải cắt tỉa cành càng sớm càng tốt.
Mai sau khi chưng xong bạn mang cây ra ngoài cho có ánh sáng để cây quang hợp và tiến hành tỉa cảnh, hoặc có thể để khoảng 5 – 7 ngày để cây có đủ ánh sáng để quang hợp, rồi bấm xả cành cũng được. Riêng đối với những cây mai để bên ngoài, hoặc mai vườn thì bạn có thể xả sớm hơn vào mùng 6 âm lịch.
Hướng dẫn kỹ thuật cắt uốn và tạo dáng cho mai vàng
Thời điểm để tạo dáng cây mai vàng thích hợp nhất
Theo những chuyên gia về chăm cây cảnh và hay chơi mai cho biết, khoảng vào cuối hè hoặc đầu tháng 7 chính là khoảng thời thích hợp để bạn uốn cành mai. Vì khoảng thời gian này cây phát triển tốt nhất, và sẽ ra chồi mới nhiều.
Đối với những cây sớm rụng lá, thì bạn không nên uốn cây vào đầu hay giữa xuân trước khi cây rụng lá và mọc chồi non vì cây dễ bị chảy nhựa nhiều.
Lựa chọn dây uốn cành mai
Dây uốn cành thường dùng nhất chính là chì, kẽm, đồng, dây có vải quấn quanh,…với những loại dây này bạn có thể dễ dàng mua được tại các cửa hàng chuyên về dụng cụ chăm sóc cây cảnh.
Đối với những cây mai tại vườn thì bạn nên dùng dùng loại dây có vải quấn quanh vì loại này bảo vệ cây tốt cũng như tránh nhiệt độ từ mặt trời hiệu quả, tránh làm hư cây. Tuy nhiên, với loại dây này thì thường có nhược điểm chính là dễ gây nấm mốc ở những vùng mưa nhiều.
Ngoài ra, bạn có thể chọn dây đồng, kẽm hoặc dây chì. Loại dây này dễ uốn, có thể sử dụng lại cũng như giá thành rẻ. Và dĩ nhiên, khi sử dụng dây này thì bạn tìm cách nên tránh ánh nắng trực tiếp để bảo vệ cây khỏi bị bỏng.
Lưu ý: Bạn không nên dùng dây sắt để uốn cây vì chất liệu này dễ bị gỉ sét, dễ in hình lên thân cây không đẹp. Đặc biệt, dây sắt có thể phản ứng với nhựa gây độc làm chết cây.
Kỹ thuật tạo dáng cây mai vàng
Đầu tiên bạn cần phải uốn thân cây trước rồi mới đến cành chính, cuối cùng sẽ là các cành phụ quanh thân. Đồng thời, bạn cũng phải làm theo thứ tự uốn cành lớn trước mới đến cành nhỏ.
Nếu bạn muốn tạo dáng cho mai theo những hình dáng cố định thì bạn cần phải cắm một đầu dây vào mâm tạo điểm cố định, giúp hình dáng đẹp và vững hơn.
Khi quấn dây tạo dáng bạn không nên buộc quá chặt hoặc quá lỏng. Đường quần phải hình thành những góc 45 độ với trục thẳng đứng của thân cây thì mới chuẩn về đẹp. Sau khi quấn xong bạn tiến hành uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ theo hướng dây buộc để dây luôn được giữ chặt vào vỏ cây.
Bí quyết cắt tỉa cành mai sau Tết
Cần quan sát tổng thể cây mai trước khi thao tác
Quan sát tổng thể cây mai bao gồm hướng, cấu trúc phân cành, hình dáng gốc, kích thước lá,… Bạn hãy căn cứ vào hình dáng tổng thể bên ngoài để chọn mặt ngắm đẹp nhất, kết hợp với sự sáng tạo của bạn để có thể tạo hình dáng chuẩn nhất. Đồng thời, bạn cần xem xét tương quan giữa thân chính và các cành lớn để quyết định đến hướng sinh trưởng của cây sau này.
Tỉa các cành lớn
Dùng cưa cắt cành tại vị trí đã đánh dấu. Vết cắt phải phẳng, nhẵn. Dùng keo liền sẹo bôi lên để cây nhanh lành vết thương và tránh bị các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập.
Đối với cành nhỏ
Bạn kéo cắt tỉa các cành nhỏ. Cành vượt gốc có thể cắt sát gốc cành để loại bỏ. Cành ngoài bìa tán thì cắt sửa theo hình dáng đã định. Lưu ý chồi mọc theo hướng nào thì cắt chừa lại mắt ngủ sát nách lá theo hướng đó. Vị trí cắt cách mắc tối thiểu 1cm.
Việc thay đổi môi trường cây sau khi tỉa cành cũng cần được chú trọng. Thường phải để trong mát khoảng 2 tuần mới đưa cây ra ngoài nắng. Khi lá ra đầy đủ thì có thể bón thêm một lượng phân vừa đủ lấp gốc. Không nên bón quá nhiều vì bộ rễ lúc này chưa hồi phục hoàn toàn sẽ không hấp thu hết, có thể dẫn đến cháy rễ, ngộ độc phân bón.
Có thể việc chăm sóc mai vàng sau Tết không hề đơn giản như mọi người vẫn nghĩ. Việc có được một gốc mai khỏe, đẹp cần rất nhiều công cắt tỉa, chăm bón. Nếu biết chăm sóc đúng cách, năm sau cây mai nhà bạn sẽ lại được phủ đầy những hoa và nụ. Hy vọng những thông tin trong bài viết hữu ích với bạn. Chúc bạn thực hiện thành công phương pháp trên.
Xem thêm:
- ✦
cách trang trí nhà ngày tết đơn giản
- ✦
dọn nhà đón tết
- ✦
dọn dẹp nhà cửa đón tết
- ✦
dọn nhà ngày tết
- ✦
cách bảo quản bánh chưng
- ✦
cách bảo quản chả lụa
- ✦
dọn bàn thờ ngày tết
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam.
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười hai, 2024Cách chăm sóc cây thường xuân tươi tốt tại nhà
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười một, 2024Tổng hợp các cách trồng dưa leo cơ bản cho người mới
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười, 20247 loại cây trồng ban công vừa đẹp vừa tỏa hương thơm ngát
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng chín, 2024Mẹo Chụp Ảnh Cây và Hoa Tuyệt Đẹp Ngoài Thiên Nhiên