Nguyên nhân và cách xử lý cây lưỡi hổ bị đốm lá

PIN

Nguyên nhân khiến cây lưỡi hổ bị đốm lá là gì?

Do nấm khuẩn

Cây lưỡi hổ bị đốm lá

Cây lưỡi hổ bị đốm lá do bị ảnh hưởng bởi nấm khuẩn. (Nguồn: Internet)

Cây lưỡi hổ bị đốm lá thường vì chúng rất dễ bị ảnh hưởng bởi nấm khuẩn bởi lá cây có khả năng giữ ẩm lâu hơn hầu hết các loại cây trồng trong nhà khác. Môi trường ẩm tạo điều kiện thích hợp cho các loài nấm ký sinh phát triển, từ đó bệnh sẽ phát triển và lây lan rất nhanh. Đốm lá đỏ, bệnh bạc lá, và bệnh gỉ sắt là ba loại bệnh phổ biến nhất do nấm gây ra có thể làm hại tới cây trồng của bạn.

  • Đốm lá đỏ là loại bệnh nấm rất phức tạp gây ra bởi vi sinh Helminthosporium trong điều kiện nhiệt ẩm cao. Khi cây lưỡi hổ bị đốm lá đỏ trên thân thường có những đốm nhỏ màu đỏ hoặc màu đỏ nâu. 

  • Bệnh bạc lá được gây ra bởi loại nấm có tên Sclerotium rolfsii trong môi trường nóng ẩm. Bên cạnh việc xuất hiện các đốm nâu trên thân, cây lá hổ của bạn còn có thể bị ủ xuống khi bị ảnh hưởng bởi loại nấm này. Lá cây sẽ chuyển sang vàng rồi thậm chí nâu nhạt nếu không được khắc phụ kịp thời. Khi nấm tấn công tới rễ cây thì cây lười hổ sẽ chết. 

  • Bệnh gỉ sắt là loại bệnh nấm thường phổ biến ở cà chua, đậu, cỏ… nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng tới cây lưỡi hổ của bạn. Ở giai đoạn đầu, mầm bệnh thường tấn công ở phần trắng dưới lá cây, các phần trắng bắt đầu chuyển dần sang màu cam nâu và cuối cùng là màu đen ở giai đoạn cuối.

Do côn trùng tấn công

Cây lưỡi hổ bị đốm lá do côn trùng và bọ tấn công

Cây lưỡi hổ bị đốm lá do côn trùng tấn công (Nguồn: Internet)

Xem thêm  Những loại cây phong thủy người tuổi Mão nên trồng

Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến tình trạng cây lưỡi hổ bị đốm lá còn do côn trùng tấn công. Hầu hết các loài gây hại cây trồng thích cây lưỡi hổ hơn các cây trồng trong nhà khác, ví dụ như bọ ve, nhện và rệp sáp. Một con nhện trung bình có kích thước khoảng 0,04 inch và rất nhiều con có thể cùng một lúc tụ tập trên lá cây lưỡi hổ. Một khi nhện hoặc rệp sáp vào trong, chúng bắt đầu ăn các tế bào để hút nhựa cây bên trong. Những chỗ bị nhện chích hút sẽ chuyển sang đốm nâu. Khi bị nhiễm bệnh nặng, lá cây rắn sẽ bắt đầu quăn lại và mất hình dạng.

Cách khắc phục tình trạng cây lưỡi hổ bị đốm lá

Trị bệnh cây trồng

Khi cây lưỡi hổ bị đốm lá do nấm khuẩn, nếu không khắc phục nhanh chóng có thể làm chết cây lưỡi hổ của bạn. Để xử lý đốm lá đỏ, khoảng hai tuần một lần, bạn nên sử dụng thuốc diệt nấm trên vùng bị ảnh hưởng. Nếu lo ngại về việc làm tổn thương cây và các cây xung quanh trong vườn trong nhà bằng hóa chất, bạn có thể tự làm thuốc diệt nấm không hóa chất tại nhà.

Loại bỏ côn trùng 

Để loại bỏ côn trùng gây haị cho cây lưỡi hổ bị đốm lá, bạn có thể lấy tăm bông tẩm cồn isopropyl và bôi trực tiếp gạc lên vết rệp. Hãy đảm bảo rằng những dung dịch cồn có nồng độ 70% để đạt được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, khi trình sử dụng bạn cũng nên chú ý nếu đổ quá nhiều cồn isopropyl có thể dẫn đến cháy lá cây lưỡi hổ của bạn.

Xem thêm  Cách trồng hoa hồng ri giúp trang trí khu vườn thêm xinh

Diệt sâu bọ gây bệnh đốm lá cây lưỡi hổ

Mẹo chăm sóc cây lưỡi hổ để tránh tình trạng đốm lá

Cây lưỡi hổ là loại cây dễ nuôi, hiếm khi bị mắc bệnh, và chỉ khi chăm sai cách cây mới gặp phải những tình trạng trên. Vì vậy, bạn nên quan tâm tới nhu cầu nước, ánh sáng và dinh dưỡng của cây để có thể ngăn chặn tình trạng cây lưỡi hổ bị đốm lá.

Chăm sóc phục hồi cây lưỡi hổ tươi xanh

  • Tưới nước: Mỗi tuần, bạn chỉ cần tưới cây 1 đến 2 lần.

  • Ánh sáng: Bạn không nên để cây dưới nắng gắt 40 độ hoặc đặt cây ở bóng râm quá lâu.

  • Bón phân: Cây lưỡi hổ cũng cần ít dinh dưỡng nên bạn chỉ nên cần bón phân 1 tháng/lần hoặc ít hơn để tránh tình trạng thừa chất.

Trên đây là một vài nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng cây lưỡi hổ bị đốm lá. Cleanipedia hi vọng rằng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích để các bạn có thể dễ dàng chăm sóc cho cây lưỡi hổ của gia đình mình. 

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ bốn con!
Bài mới nhất
Xem thêm  Hướng dẫn cách trồng đậu bắp đơn giản, đúng chuẩn