Trồng cây cảnh tại nhà vừa giúp mang đến không gian sống xanh mát, đẹp mắt mà còn đem lại ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, giúp gia chủ thu hút nguồn năng lượng tích cực, hanh thông quan lộ. Vậy quy trình làm đất để trồng cây trên ban công diễn ra như thế nào? Trong bài viết này, Caycoi.net sẽ mang lại câu trả lời chi tiết nhất dành cho bạn.
Quy trình làm đất để trồng cây trên ban công
Để cây cảnh sinh trưởng và phát triển tốt, bạn cần trồng chúng trên mảnh đất giàu dinh dưỡng. Vậy quy trình làm đất để trồng cây trên ban công bao gồm những bước nào? Cùng chúng tôi khám phá tất tần tật cách làm đất để trồng cây trên ban công ngay sau đây nhé!
Bước 1: Bón vôi, phơi đất, tạo độ xốp
Đất trong môi trường tự nhiên đều bị tác động bởi nhiều yếu tố: ánh nắng mặt trời khiến đất bạc màu, mưa khiến đất bị xói mòn, trôi mất chất dinh dưỡng. Ngoài ra, đất không tốt khiến nấm và vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, gây thiệt hại đến cây trồng. Vì vậy, trong quy trình làm đất để trồng cây trên ban công thì việc đầu tiên là làm cho đất tơi, xốp. Điều này giúp đất trở nên thoáng khí, cải thiện dần lượng oxy trong đất. Nếu đất bị xói mòn nhiều thì cần tiến hành bổ sung đất mới trải lên bề mặt đất cũ để thay đổi tình trạng đất.
Ngoài ra, việc bón vôi cho đất khi trồng cây là cách tốt nhất để hạn chế sự phát triển của các loại nấm bệnh. Hành động này cũng có ý nghĩa lớn trong việc cung cấp canxi cho đất, giúp đất giảm độ chua và hạn chế tình trạng thoái hóa đất trồng.
Bước 2: Ủ đất với rơm, rạ…
Quy trình làm đất để trồng cây trên ban công không thể thiếu quá trình ủ đất. Từ kinh nghiệm xưa, ủ đất bằng phương pháp sử dụng rơm, rạ, cây xanh,… và trộn lẫn vào đất là cách giúp đất được tơi xốp hơn để dễ dàng trồng cây cảnh tại nhà. Đây là bước rất cần thiết và hiệu quả đối với những loại đất đã qua sử dụng.
Bước 3: Bón phân, bổ sung dinh dưỡng cho đất
Bước cuối cùng trong quy trình làm đất để trồng cây trên ban công đó là bạn nên bón phân cho đất. Sử dụng các loại phân vi sinh, phân hữu cơ, phân trùn quế để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất sẽ giúp cây trồng có điều kiện phát triển tốt hơn. Điều này giúp cây cảnh phát an toàn và chất lượng đất cũng được cải thiện.
Làm sao để trồng cây cảnh trên ban công?
Sau khi thực hiện quy trình làm đất để trồng cây trên ban công, bạn cần có phương pháp trồng cây sao cho phù hợp.
Lựa chọn giống cây phù hợp
Khi đã bạn đã có ý tưởng trồng cây trên ban công, bạn nên xem xét các yếu tố môi trường tự nhiên và thời điểm các mùa trong năm.
Ban công là không gian đón nhiều nắng, gió nhất. Do đó, bạn nên lựa chọn những loại cây có khả năng chịu nắng. Bạn có thể lựa chọn trồng các loại cây như: cây xương rồng, cây phong lữ, cây huyết long, cây đại kích,…
Bên cạnh đó, ban công thường có diện tích nhỏ, bạn nên ưu tiên chọn những loại cây có kích thước nhỏ. Nếu muốn trồng cây có cành lá sinh trưởng nhanh thì cần phải thường xuyên cắt tỉa để hạn chế nấm bệnh cho cây, giúp cây phát triển khỏe mạnh.
Chọn chậu cảnh
Sau khi đã quyết định được giống cây mà mình yêu thích, bạn nên tiến hành chọn loại chậu cây. Tùy theo loại cây mà bạn chọn chậu để cây có điều kiện phát triển tốt nhất.
Nếu chậu cây quá lớn, phần đất sẽ dư thừa và giữ nhiều nước. Từ đó, làm tăng khả năng úng nước cho cây. Trong khi đó, nếu chậu cây nhỏ, phần rễ cây sẽ có khả năng bị tổn thương vì không có đủ không gian để phát triển. Vì vậy, hãy chọn một chiếc chậu phù hợp để cây có điều kiện sinh trưởng, phát triển tốt và giúp cây có dáng đứng vững chắc hơn.
Chọn đất trồng
Như đã nhắc đến ở trên, quá trình làm đất để trồng cây trên ban công không thể thiếu yếu tố chọn đất trồng. Bạn nên sử dụng những loại đất tơi xốp, có chứa nhiều mùn và trộn đất với phân hữu cơ để cây có thể phát triển khỏe mạnh.
Hướng dẫn chăm sóc cây cảnh trồng ban công
Quy trình làm đất để trồng cây trên ban công sẽ trở nên vô nghĩa nếu như bạn chỉ làm đất rồi trồng cây chứ không dành thời gian chăm bón. Để cây có thể sinh trưởng bình thường, bạn nên lưu ý những cách chăm sóc sau đây.
Tưới nước
Ban công là không gian mở, đón gió, đón nắng nên cây trồng ban công đôi khi cũng gặp phải tình trạng bị mất nước. Do đó, bạn nên thường xuyên tưới tiêu cho cây.
- Tưới cây 2 lần/ngày: vào sáng sớm và buổi chiều. Không nên tưới nước cho cây vào buổi trưa, đặc biệt là khi nắng gắt.
- Tưới nước từ từ và tưới đều tay giúp nước thấm dần vào rễ cây.
- Đối với ban công có diện tích nhỏ, bạn có thể tưới nước thủ công còn với những không gian lớn hơn thì có thể sử dụng vòi tưới chuyên dụng. Đây là giải pháp vô cùng hữu ích cho những ai không có thời gian để chăm sóc cây.
Ánh sáng
Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của cây. Vì vậy, tùy theo loại cây mà bạn chọn thì cần đặt chúng ở vị trí đón ánh sáng hợp lý. Bởi mỗi loại cây sẽ thường có nhu cầu ánh sáng khác nhau. Khi cây được sinh trưởng dưới ánh sáng thích hợp, cây sẽ sinh trưởng và phát triển vô cùng mạnh mẽ.
Trong đó, các loại cây ưa nắng nên đặt ở môi trường thoáng đãng, dễ đón ánh nắng buổi sáng. Điều này giúp cây thúc đẩy quá trình quang hợp, ra hoa rực rỡ.
Ngược lại, các loại cây ưa bóng râm thì nên đặt ở nơi khuất năng. Đặc biệt, nắng vào buổi trưa có thể làm cây bị héo lá hoặc cháy nắng.
Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp để trồng cây ban công thường dao động từ 18 độ – 35 độ. Nếu mức nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao, cây sẽ phát triển chậm hơn. Vì thế, bạn nên duy trì nhiệt độ để cây có thể sinh trưởng theo cách tốt nhất.
Thoát nước cho cây
Một hệ thống thoát nước tốt trên ban công sẽ giúp cây không bị ngập úng và phát triển tốt hơn và hạn chế tình trạng côn trùng sinh sôi. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những vật liệu như mica, nilon hoặc dùng gạch để kê cao đáy chậu giúp vừa tránh tình trạng ngập úng cho cây trồng vừa ngăn nước từ ban công vào nhà.
Bón phân
Trong quy trình làm đất để trồng cây trên ban công thì đây là việc làm rất quan trọng cho cây. Cây cần có đủ dưỡng chất cần thiết để sinh trưởng và phát triển bình thường. Tuy nhiên, mỗi loại cây sẽ cần một hàm lượng phân bón với lượng đất khác nhau. Việc bón phân cũng giúp cây khỏe mạnh, hạn chế tối đa sự tấn công của sâu bệnh. Trong trường hợp cây bị nhiễm bệnh, bón phân chính là giải pháp giúp trị bệnh cho cây.
Hiện nay có hai cách bón phân thường được giới yêu cây cảnh sử dụng:
- Bón phân bằng cách rải đều trên bề mặt chậu. Với cách này, người ta thường sử dụng phân bón dạng hạt để bón cho cây với tần suất 1 lần/tháng.
- Bón phân bằng hệ thống tưới phân nhỏ giọt tự động. Bạn cũng có thể bón phân đơn giản bằng cách hòa phân dạng lỏng vào bồn chứa và dùng hệ thống tưới phân tự động. Phương án này giúp lượng phân cung cấp vừa đủ với nhu cầu của cây.
Tỉa cành khi cần thiết
Bạn nên thường xuyên tỉa gọn lá và cành cho cây. Bên cạnh đó, có thể dùng dây buộc cố định cành để tránh tình trạng mưa lớn hoặc gió làm gãy cành. Thêm vào đó, việc đầu tư một bộ dụng cụ cắt tỉa để loại bỏ lá cây héo, chứa sâu bệnh cũng là cách giúp cây sinh trưởng tốt hơn.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ xoay quanh quy trình làm đất để trồng cây trên ban công. Hy vọng với những thông tin mà Caycoi.net chia sẻ có thể giúp ích cho bạn trong quá trình làm đất và trồng cây. Chúc các bạn thành công!
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười hai, 2024Cách chăm sóc cây thường xuân tươi tốt tại nhà
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười một, 2024Tổng hợp các cách trồng dưa leo cơ bản cho người mới
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười, 20247 loại cây trồng ban công vừa đẹp vừa tỏa hương thơm ngát
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng chín, 2024Mẹo Chụp Ảnh Cây và Hoa Tuyệt Đẹp Ngoài Thiên Nhiên