Tác dụng của cây kim ngân trong đời sống hàng ngày

PIN

Cây kim ngân là cây gì?

Cây kim ngân (có tên khoa học Lonicera periclymenum) là loài cây cảnh có nguồn gốc từ khu vực Nam Mỹ, Mexico. Một số nơi còn gọi cây kim ngân thành cây bím tóc, cây thắt bím nhờ vào hình dạng độc đáo của loài cây này. 

Kim ngân là loài cây trồng ưa bóng râm, dễ dàng sinh trưởng tốt trong môi trường thiếu sáng. Bạn có thể trồng cây kim trong chậu đất hoặc dạng cây thủy sinh đều được. Thân cây kim ngân rất dẻo dai, lá cây xanh mướt và sinh trưởng tốt quanh năm.

>> Xem thêm: Top 11 cây thủy sinh dễ trồng, không cần chăm sóc nhiều

cây kim ngân

Lợi ích của cây kim ngân

Nếu bạn đang tìm hiểu và muốn trồng cây kim ngân thì đừng bỏ qua xem liệu cây kim ngân có tác dụng gì. Trên thực tế, cây kim ngân 2 lợi ích chính, bao gồm:

Tác dụng của cây kim ngân về mặt sức khỏe

  • Cây kim ngân có tác dụng đuổi muỗi rất tốt

  • Cây kim ngân có thể hỗ trợ lọc không khí, bụi bẩn ô nhiễm trong nhà

  • Ngăn chặn bức xạ từ các thiết bị di động (lò vi sóng, tivi, điện thoại, máy tính bảng…)

  • Tạo mảng xanh cho không gian sống, giúp giảm căng thẳng 

  • Trong đông y, cây kim ngân có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, trị sốt. Từ xa xưa, loài cây này còn được dùng trong các trường hợp như rôm sảy, thuỷ đậu, mụn nhọt, thấp khớp, viêm mũi,…

  • Đây cũng được coi là kháng sinh thực vật, hiệu quả trong việc điều trị các loại vi khuẩn dịch hạch, thương hàn, liên cầu khuẩn tan huyết, chống khối u,…

  • Ngăn ngừa các dấu hiệu trong quá trình lão hoá hữu hiệu. 

  • Hạ các Cholesterol không có lợi của cơ thể – nguyên nhân dẫn đến căn bệnh mạn tính như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não hay tim, đái tháo đường,…

Tác dụng của cây kim ngân về mặt phong thủy

  • Cây kim ngân còn có tên gọi khác là cây kim tiền, ngụ ý mang đến tài lộc cho gia đình, giúp công việc hanh thông 

  • Trồng cây kim ngân giúp tâm trí được thư giãn, đời sống tinh thần luôn vui vẻ, hạnh phúc. 

>> Xem thêm: Cho ngôi nhà thêm “xanh” với cây lọc không khí

Xem thêm  Cách ươm hạt mai nhanh nảy mầm, thành công 100%

Bài thuốc dùng kim ngân hoa

  • Khi kết hợp cây kim ngân với sơn tra và cúc hoa, thành phẩm sẽ có lợi cho người đang mắc bệnh cao huyết áp. Bạn có thể pha như trà và dùng hàng ngày đều được. 

  • Trong trường hợp chữa trị kiết lỵ, bạn có thể kết hợp kim ngân hoa với rau sam và hoàng liên.

  • Muốn lương huyết, cầm máu, bạn dùng kim ngân hoa sao vàng xém cạnh sẽ chữa được chứng tiểu tiện ra máu. 

  • Để điều trị mụn nhọt, cảm sốt, bài thuốc kim ngân hoa sẽ là: 40g kim ngân hoa, 40g liên kiều, 24g cát cánh, 24g bạc hà, 20g đạm đậu xị, 24g ngưu bàng tử, 16g trúc diệp, 16g kinh giới.

  • Công thức kim ngân hoa trị viêm khớp: 40g thạch cao, 20g kim ngân hoa, 6g quế chi, 8g cam thảo, 8g thương truật, 12g tri mẫu, 12g hoàng bá, 12g tang chi, 12g ngạnh mễ. 

  • Bài thuốc kim ngân hoa trị mẩn ngứa: 20g kim ngân hoa, 6g quyết minh tử sao, 6g thổ phục linh, 8g sinh địa, 8g hoàng đằng, 10g liên kiều, 8g mạch môn, 10g huyền sâm.

Tác hại của cây kim ngân

Tác hại của cây kim ngân

Sau khi tìm hiểu cây kim ngân có tác dụng gì, liệu bạn đã biết loại cây này có ẩn chứa những mối nguy nào hoặc có độc hay không?

Nếu xét trong trường hợp bạn trồng cây kim ngân để làm cảnh thì loài cây này vô hại. Ngược lại, chúng còn giúp bạn tô điểm cho không gian cũng như mang lại một số lợi ích về phong thuỷ nhất định. 

Xem thêm  Học cách trồng hoa hồng bonsai - nghệ thuật làm vườn độc đáo

Tuy nhiên khi trẻ nhỏ hoặc thú cưng tiếp xúc với nhựa, mủ trong cuống và lá cây thì có thể gây ngộ độc thực phẩm. Vì thế nên bạn hãy lưu ý đặt cây ở những nơi cao ráo, thường xuyên dọn lá rơi để đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình nhé. 

Nếu không may trẻ ăn phải lá cây kim ngân thì bạn cần cho trẻ súc miệng thật kỹ. Sau đó, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra chuẩn chuyên môn cũng như có hướng xử lý phù hợp hơn, tránh các trường hợp xấu xảy đến. 

Cách bố trí cây kim ngân

Bên cạnh việc tìm hiểu về tác dụng của cây kim ngân cũng như một số tác hại vốn có, bạn cần biết bố trí và đặt cây kim ngân. Cụ thể, bạn có thể đặt chúng ở bất kỳ vị trí nào mà bạn cảm thấy thích tùy vào độ cao và kích thước của chậu. Chẳng hạn như cây kim ngân thủy sinh từ 30cm trở xuống sẽ phù hợp đặt ở bàn làm việc, kệ phòng khách. Nếu chậu cây từ 50cm trở lên, bạn hãy đặt ở dưới đất để tránh ảnh hưởng đến tầm nhìn.  

>> Xem thêm: Chọn vị trí đặt cây xanh trong nhà sao cho hợp lý

cây kim ngân hỗ trợ thanh lọc không khí

Biện pháp xử lý cây kim ngân bị khô héo

Khi trồng cây kim ngân thắt bím, ngoài bị vàng lá thì cây còn có thể gặp các vấn đề như bị khô hoặc héo. Bạn có thể cải thiện thông qua những biện pháp sau:

  • Đặt chậu cây ở những vị trí mát mẻ và thông thoáng, 

  • Loại bỏ những nhánh lá úa, khô héo và tưới nước đầy đủ cho cây.

  • Bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây bằng đạm hoặc phân bón phù hợp. Khi cây kim ngân đã bắt đầu xanh tươi trở lại có thể đổi sang 1 loại đất trồng khác.

Yếu tố giúp cây kim ngân tươi tốt

Một số yếu tố nhất định giúp cây kim ngân luôn khỏe mạnh, lá tươi xanh:

  • Nước: Cần lưu ý đến vấn đề nước khi chăm sóc cây kim ngân. Thói quen thường xuyên tưới nước hay tưới quá nhiều mỗi lần thực sự không tốt cho loại cây này vì có thể làm hỏng rễ cây hoặc thậm chí chết cây. 

  • Độ ẩm: Do là cây ưa ẩm nên bạn hãy đặt cây kim ngân ở những vị trí có bóng râm, tránh các nơi có nắng gắt, cửa sổ hoặc khu vực có thiết bị tỏa nhiệt (tủ lạnh, lò vi sóng…).

  • Đất trồng: Có thể thay mới đất trong chậu cây 1 lần mỗi năm để giúp cây có nhiều dưỡng chất, phát triển tốt hơn.

Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn biết được tác dụng của cây kim ngân. Đừng quên theo dõi Cleanipedia để cập nhật những mẹo hay về chăm sóc nhà cửa, cây cảnh nhé. 

Xem thêm  Chiêm ngưỡng hình ảnh cây vạn niên thanh ra hoa siêu đẹp

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ bốn con!