Tất tần tật về cây an xoa: Tác dụng, cách dùng và lưu ý

PIN

Cây an xoa là cây gì?

Cây an xoa còn có tên khoa học là Helicteres Hirsuta Lour, thuộc chi Helicteres trong họ Parasol Aceae, phân bố ở miền Nam Trung Quốc và các nước Nam Á như Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia, Việt Nam, Philippines và Malaysia. Ở Việt Nam, loài cây này thường mọc trên các đồi cây bụi hoặc ven rừng, đặc biệt phổ biến ở Bình Phước và các tỉnh miền núi phía Bắc.

Cây an xoa có dạng cây bụi, cao từ 1-3m, cành thường có lông. Lá của cây hình bầu dục, dài từ 5-17cm, rộng 2,5-7,5cm, gốc hình thuôn hoặc tim, đầu mọc nhọn. Mặt dưới của lá có màu trắng và cả hai mặt đều được bao bọc bởi lông hình sao. Hoa của cây được ghép thành cụm, có hoa đơn hoặc kép mọc ở nách của lá. Hoa thường có màu hồng hoặc đỏ, cuống hoa có khía và lá bắc rụng sớm. Ngoài ra, hoa có 5 cánh, gân màu đỏ ở cuống, 10 nhị phụ, nhị dẹt, và bầu chứa từ 25-30 noãn. Quả của cây có hình dạng nang trụ và chứa nhiều hạt, rải rác theo hình lăng trụ. Thời gian cây ra quả thường dao động từ tháng 7 đến tháng 11.

Tác dụng của loại cây này

Cây an xoa có nhiều tác dụng và được sử dụng trong y học dân gian. Một số tác dụng của cây an xoa có thể kể đến như:

  • Hỗ trợ điều trị bệnh gan: Cây an xoa được cho là có tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị bệnh gan. Tuy nhiên, việc sử dụng cây này để trị bệnh gan tận gốc thì cần được kiểm chứng bởi các nghiên cứu y học hiện đại nhiều hơn nữa.

  • Làm dịu thần kinh và giúp ngủ ngon: Cây an xoa có tác dụng làm dịu thần kinh và giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nước sắc hoặc trà an xoa là một trong những gợi ý hoàn hảo nhằm phục vụ mục đích thư giãn thần kinh cho người dùng.

  • Giải độc cơ thể:Cây an xoa được cho là có tính thanh nhiệt, hỗ trợ rất đắc lực trong việc giúp làm mát cơ thể .

  • Giảm đau và chữa bệnh: Rễ cây an xoa được sử dụng trong y học cổ truyền để giảm đau, chữa kiết lỵ, sởi, cảm lạnh và tiêu chảy. 

  • Bên cạnh đó, lá của cây cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị mụn nhọt và một số tình trạng lở loét thể nhẹ vô cùng hữu hiệu.

Tuy vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng cây an xoa, bạn cần tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia y tế hoặc dược sĩ và tuân thủ theo đúng chỉ định và liều lượng một cách chính xác khi sử dụng nhé!

Xem thêm  Tuổi Mùi hợp cây gì? Nên trồng cây gì để may mắn cả năm?

Tác dụng của loại cây này

Cây an xoa có chữa được bệnh gan?

Cây an xoa là một dược liệu quý trong Đông y, được cho là có tác dụng tăng cường chức năng gan và có khả năng điều trị một số bệnh gan khác nhau. Những minh chứng đã chỉ ra khả năng của loại cây này trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gan:

  • Cây an xoa được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư gan. Phương pháp sử dụng thông thường là sắc 100g an xoa với 1,5 lít nước đến khi bay hơi còn khoảng 800ml. Phương thuốc này thường được uống sau khi ăn khoảng 20 phút. Nghiên cứu cho thấy rằng, việc sử dụng phương thuốc này định kỳ có thể làm giảm tốc độ phát triển của khối u gan.
    Ngoài ra, bổ sung cây an xoa vào chế độ dinh dưỡng điều độ cũng có thể giúp chống oxy hóa và bảo vệ chức năng gan. Tuy nhiên, khi mới sử dụng nước an xoa, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như cồn cào và khó chịu, nhưng những triệu chứng này sẽ giảm dần sau khoảng 10 ngày sử dụng.

  • Cây an xoa cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm gan B. Một phương pháp thông thường là sắc 30g cà gai leo với 50g an xoa cùng với 10g mật nhân sắc, sắc cạn từ 1,5 lít nước đặc còn 700ml. Phương thuốc này được dùng dưới dạng nước uống và chia thành 3 lần trong ngày.

  • Trong điều trị bệnh xơ gan, việc sử dụng cây an xoa như một dược liệu có thể gặp một số phản ứng phụ như đi ngoài lỏng, tiêu chảy và thèm ăn. Những phản ứng này thể hiện khả năng của loài cây này trong đào thải độc tố ra khỏi gan. Phương pháp điều trị vô cùng đơn giản như sau: đun 1,5 lít nước cùng 50g thân và lá cây an xoa, 20g bán chi liên, và 30g cà gai leo trong 15-20 phút. Sau mỗi bữa ăn, người bệnh chỉ cần uống một cốc nước thuốc.

Tuy nhiên, các công thức kể trên chỉ mang tính chất tham khảo và bạn cần lưu ý rằng việc sử dụng cây an xoa trong điều trị bệnh gan cần được thực hiện dưới sự giám sát của chuyên gia y tế. Việc tuân thủ chỉ định và liều lượng chính xác cũng rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.  

Xem thêm  Cây Mai Chiếu Thủy: Phân Loại, ý Nghĩa và Cách Chăm sóc

Tác dụng phụ của loại cây này

Có một số tác dụng phụ khi sử dụng cây an xoa mà bạn cần phải cân  nhắc thật kỹ trước khi sử dụng như sau:

  • Tiêu chảy: Cây an xoa có tính hàn, do vậy mà việc sử dụng quá liều có thể gây ra tiêu chảy hoặc làm cho phân trở nên lỏng hơn bình thường.

  • Kích ứng da và mề đay: Một số người dùng có thể trải qua kích ứng da hoặc mề đay khi tiếp xúc với cây an xoa. Nếu có bất kỳ biểu hiện kích ứng nào như thế, bạn nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ nhé!

  • Nhức đầu: Một số người có thể gặp nhức đầu sau khi sử dụng cây an xoa. Nếu triệu chứng này kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia y tế và cần thăm khám ngay để điều trị kịp thời.

  • Ngứa rát họng: Nếu sơ chế cây an xoa không đúng cách và không kỹ lưỡng, khả năng cao có thể khiến lông của cây vẫn còn trong thuốc và gây ngứa rát họng cho người bệnh.

Những lưu ý để sử dụng cây an xoa hiệu quả nhất

Để sử dụng cây an xoa hiệu quả và an toàn, hãy tuân thủ 5 lưu ý sau đây:


  1. 1

    Tìm hiểu và mua cây an xoa từ nguồn uy tín: Hãy đảm bảo cây mà bạn sử dụng là thuần chủng và đã được trồng cũng như thu hoạch từ nguồn đáng tin cậy. Nếu có thể, bạn nên mua từ các nhà sản xuất có uy tín và có chứng nhận hữu cơ.


  2. 2

    Sử dụng đúng liều lượng: Cần tuân thủ liều lượng được khuyến nghị để tránh tình trạng sử dụng quá mức hoặc thiếu hiệu quả. Đồng thời sử dụng với liều lượng tùy thuộc vào mục đích sử dụng và tình trạng sức khỏe của bạn nhé!


  3. 3

    Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc dược sĩ: Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào hoặc đang sử dụng các loại thuốc tây khác song song thì hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo rằng sẽ không gặp phải những tương tác không mong muốn với thuốc.


  4. 4

    Không sử dụng cho một số đối tượng nhất định: Phụ nữ mang thai/ đang cho con bú/ trẻ em/ người bị dị ứng với thuốc thảo dược,… không nên sử dụng cây an xoa trong việc điều trị các vấn đề sức khỏe.


  5. 5

    Lưu trữ đúng cách: Bạn cần bảo quản cây an xoa ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Hãy luôn đóng chặt bao bì sau khi sử dụng để tránh những tiếp xúc không mong muốn (khói/ bụi/ ẩm mốc,…) và bảo quản chất lượng của sản phẩm hiệu quả dài lâu hơn.

Thông qua bài viết trên, ta có thể thấy rằng, cây an xoa mang đến nhiều tác dụng có ích trong y học dân gian. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý, đây không phải là một phương pháp điều trị thay thế cho y tế chuyên môn và không có đủ bằng chứng để chứng minh hiệu quả về độ an toàn tuyệt đối. Việc sử dụng mang lại hiệu quả tốt hay xấuphụ thuộc vào từng tình trạng sức khỏe cụ thể, đồng thời cần được hướng dẫn bởi chuyên gia.  

Xem thêm  Cây cẩm nhung có ý nghĩa gì? Phân loại, cách trồng và chăm sóc

>>> Xem thêm:

  • Đặc điểm và tác dụng của cây lược vàng đối với sức khỏe

  • Cây thù lù trị bệnh gì và những điều cần lưu ý khi sử dụng

  • Cây leo ban công cho nhà đẹp, mát, không khí thư giãn

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ bốn con!