Tiêm ngừa theo độ tuổi cho bé cần chú ý những gì?

PIN

Lịch chích ngừa cho bé theo từng độ tuổi  

Mỗi một giai đoạn phát triển của bé đều cần được tiêm những loại vắc-xin khác nhau để đảm bảo an toàn cho trẻ em và khả năng chống lại bệnh tốt nhất. Do đó, muốn con phát triển khỏe mạnh, bố mẹ cần nắm được lịch chích ngừa cho bé giai đoạn từ khi mới chào đời cho đến khi được 36 tháng dưới đây:

Sau khi sinh

Các bé sẽ được tiêm phòng lao và viêm gan B. 

Từ 2- 6 tháng tuổi

  • Tiêm phòng Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 1,2,3

  • Viêm gan siêu vi B mũi 2,3,4

  • Tiêm phòng Hib mũi 1,2,3

  • Vắc-xin ngăn ngừa bệnh tiêu chảy

  • Các nhiễm trùng do phế cầu (10 chủng) 

6-9 tháng tuổi

  • Tiêm phòng cúm (1-2)

  • Viêm màng não do não mô cầu

9 tháng

  • Bệnh sởi ở trẻ em.

12-24 tháng tuổi

  • Viêm não Nhật Bản (3 liều) 

  • Thủy đậu (1-2 liều) 

  • Sởi, quai bị, Rubella

  • Viêm gan A (2 liều)

  • Bệnh sởi (nhắc lại)

  • Bạch hầu, ho gà, uốn ván (nhắc) 

  • Các nhiễm trùng do HiB, Viêm Gan B (nhắc) 

Trên 24 tháng tuổi

  • Phòng Viêm màng não mô cầu A+C

  • Phòng bệnh viêm mũi, viêm họng, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu

  • Tiêm phòng thương hàn, tã

Từ 36 tháng

  • Cúm (hàng năm) 

  • Viêm não Nhật Bản (nhắc mỗi 3 năm) 

Một số lưu ý trước khi chích ngừa cho bé  

Việc tiêm chủng là điều tối cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của các bé. Tuy nhiên, khi đến lịch chích ngừa cho bé, trước khi tới các cơ sở y tế,  bố mẹ cần nắm được những thông tin dưới đây: 

Xem thêm  Sinh năm 1988 tuổi Mậu Thìn hợp cây gì?

Nên:

  • Bố mẹ nên vệ sinh thân thể sạch sẽ cho bé để hạn chế nhiễm trùng khi tiêm.

  • Cho bé mặc quần áo đơn giản để bác sĩ dễ thao tác trong quá trình khám và tiêm cho bé. 

  • Nhớ mang theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó. 

  • Bố mẹ nên trao đổi với bác sĩ tình trạng sức khỏe của bé (tiền sử bệnh tật, dị ứng…) để kiểm soát và làm giảm những phản ứng phụ có thể xảy ra với bé khi tiêm

  • Nên âu yếm, nói chuyện nhẹ nhàng với bé, mang theo đồ chơi mà bé thích như gấu bông, xe hơi… để bé thấy thoải mái

Không nên:

  • Cho bé tiêm vắc-xin khi đang bệnh hay sốt cao. Việc tiêm vắc-xin có thể dời lại vài ngày cho đến khi bé khỏe mạnh.

  • Cho bé ăn/bú quá no hoặc quá đói để tránh trường hợp bé bị hạ đường huyết sau khi tiêm.

Sau khi chích ngừa cho bé, bố mẹ cần lưu ý

Sau khi tiêm phòng là thời gian khá nhạy cảm với bé, nên để đảm bảo an toàn, bố mẹ cần lưu tâm những vấn đề sau: 

  • Nên cho bé ở lại nơi tiêm phòng 15-30 phút để theo dõi và xử lý kịp thời nguy cơ bị sốc phản vệ.

  • Nên kiểm tra các giấy tờ về tiêm ngừa cho bé trước khi ra về, tránh bị thất lạc

  • Nên thường xuyên theo dõi bé, nhất là trong 24 tiếng sau tiêm. Nếu bé bị sốt cao, dị ứng hay bị các biến chứng nặng thì đưa bé tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám.

  • Kiểm tra lịch chích ngừa cho bé được khuyến nghị và chuẩn bị cho đợt tiêm vắc-xin kế tiếp. 

  • Không nên dùng các mẹo dân gian (đắp lòng trắng trứng gà, khoai tây…) vì chúng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tại vết tiêm. 

Trên đây là một số lưu ý cũng như lịch chích ngừa cho bé theo từng độ tuổi để bố mẹ có thể theo dõi và đảm bảo tốt nhất sức khỏe cho các con. Cleanipedia chúc bé của bạn luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.

Xem thêm  Địa điểm bán buôn hoa lan hồ điệp tại Hà Nội

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ bốn con!