Tìm hiểu xem loại đất nào giữ nước tốt nhất và giàu chất dinh dưỡng?

PIN

Liệu đất nào giữ nước tốt nhất? Cùng phân loại đất trồng

Tìm hiểu về đất sét. Đây có phải là loại đất giữ nước tốt nhất?

Đây là loại đất được hình thành do sự phong hóa hóa học từ các loại đá chứa Silicat có sự tác động của các hoạt động thủy nhiệt hoặc Acid Carbonic. Thành phần của đất sét gồm các loại khoáng chất Phyllosilicat, giàu các Oxit và Hidroxit của Silic và Nhôm. Loại đất này có màu xám, nâu hoặc xanh tùy thành phần trong đó. Bạn có thể kiểm chứng đất sét bằng cách dùng các ngón tay cọ xát đất. Nếu đất tạo cảm giác trơn, để lại những vệt dài trên tay và có độ bết thì đó là đất sét.

Ngoài ra, bạn cũng cần biết đất sét có những đặc điểm nổi trội sau:

  • Nhờ kết cấu chặt, tính chất ít bị rửa trôi, chứa nhiều keo nên giữ được nước và chất dinh dưỡng tốt.

  • Có tính axit hoặc trung tính, độ pH 5,5 – 7,5, độ ẩm 30 – 50%.

  • Có nhiều nhóm đất sét khác nhau dựa trên cấu trúc hóa học của chúng, bao gồm: Montmorillonite-smectite, Kaolinit, Illit và Clorid. 

  • Dù khó nóng lên nhưng đất sét lâu nguội. 

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách làm đất trồng rau mầm tơi xốp

Liệu đất nào giữ nước tốt nhất? Cùng phân loại đất trồng

Thông tin về loại đất đỏ 

Tiếp tục tìm hiểu về đất nào giữ nước tốt nhất, chúng ta không thể bỏ qua đất đỏ –  sự ưu tiên hàng đầu của rất nhiều người “chơi cây”. Đây là một loại đất có nguồn gốc từ đá macma, hình thành bởi quá trình phun lửa. Đất đỏ chiếm khoảng 750 triệu hecta trên toàn thế giới, riêng ở Việt Nam là 3 triệu hecta. 

Xem thêm  Tác dụng của cây cảnh cho không gian và phong thủy nhà bạn

Cụ thể, đất đỏ có những đặc điểm dưới đây:

  • Có tính chua, hàm lượng Oxit Sắt và Nhôm cao.

  • Dày nhưng dễ vỡ, kết cấu xốp.

  • Khả năng thoát nước tốt nhưng dễ bị xói mòn, đặc biệt là khi trời mưa lũ.

  • Cần bón thêm phân hữu cơ để cải thiện dinh dưỡng cho đất vì về cơ bản, đất đỏ thiếu Magie, Vôi, Nito, Mùn, Kali…

Loại đất cát  

Đất cát chiếm 70% trọng lượng là cát, được hình thành do sự phân mảnh hoặc phân hủy của một số loại đá như đá vôi, đá granite, thạch anh… Nhìn chung, đất cát vẫn được ứng dụng trong canh tác nông nghiệp nhưng hầu như cần được cải thiện thêm để đảm bảo dinh dưỡng cho cây trồng. 

Dưới đây là loạt tính chất của đất cát:

  • Nhẹ, khô, ấm, ít dinh dưỡng.

  • Thoát nước nhanh, dễ đào xới khi trồng trọt.

  • Tuy cấu trúc rời rạc nhưng điều này lại giúp rễ cây thoải mái phát triển sâu trong lòng đất. Các lỗ khí đó còn tạo môi trường thuận lợi cho cây hấp thụ Nitơ và Oxy dễ dàng hơn. 

  • Độ pH 7 – 8, có thể thay đổi nếu sử dụng Axit hoặc chất Kiềm.

  • Đất cát phù hợp để trồng rau củ hay hoa. 

>> Xem thêm: Cách làm đất trồng rau sạch tại nhà chuẩn nhất cho rau phát triển tốt

Liệu đất nào giữ nước tốt nhất? Cùng phân loại đất trồng

Loại đất nào giữ nước tốt nhất và giàu chất dinh dưỡng?

Có thể nói đất sét là loại đất giữ nước ổn áp nhất hiện nay. Lý do đó là vì kết cấu chặt nên lượng nước và mọi chất dinh dưỡng luôn được giữ lại nhiều nhất có thể. Bên cạnh đó, đất sét sẽ càng dẻo và sở hữu độ dính cao khi bạn cấp ẩm đầy đủ. Ngược lại, đất sét sẽ tạo thành những khối cứng, gây khó khăn trong đào xới hay trồng trọt khi bị khô cằn. 

Xem thêm  Những cây phong thủy hợp mệnh hỏa – Phần 2

Không có một lượng nước cụ thể nào dành cho đất sét vì điều đó phụ thuộc vào tình trạng của cây: mới trồng, đang phát triển, bị bệnh, ra hoa, thiếu nước… Tuy nhiên, bạn an tâm rằng đất sét sẽ giữ lại một lượng nước tưới đủ cho quá trình hô hấp của cây mỗi ngày.

Ngoài ra, chúng ta có thể xếp thứ tự khả năng giữ nước của các loại đất phổ biến theo thứ tự từ lớn đến bé là: đất sét, đất thịt, đất cát. 

>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng rau sạch tại nhà trên sân thượng an toàn, đơn giản và hiệu quả

Ưu và nhược điểm của đất sét khi trồng cây 

Ưu điểm

  • Chứa nhiều mùn, nhiệt độ ổn định, thay đổi chậm hơn so với nhiệt độ bên ngoài. 

  • Ít bị rửa trôi nên khả năng giữ dinh dưỡng, giữ phân bón, giữ nước rất tốt.

  • Quá trình phân giải chất hữu cơ chậm, giữ lại được dưỡng chất cần thiết cho cây trồng.

  • Dễ dàng cải tạo trong canh tác nông nghiệp: bổ sung các chất hữu cơ tự nhiên (xơ dừa, vỏ cây, lá khô… ), tạo luống khi trồng cây, dùng phân bón hữu cơ, bổ sung vi sinh vật có lợi, sử dụng vôi bột trộn thêm đất thịt hoặc đất cát…

Ưu và nhược điểm của đất sét khi trồng cây 

Khuyết điểm

  • Cấu trúc chặt nên đào xới khó, thoát nước chậm, dễ gây ngập úng, thối rễ hoặc làm hư đỉnh sinh trưởng rễ cọc.

  • Đất sẽ bị nứt nẻ khi trời hạn hán, gây đứt rễ cây, từ đó chết cây.

  • Dễ gặp tình trạng không khí bí bách, khó lưu thông.

>> Xem thêm: Hướng dẫn các cách trồng cây hoa giấy đơn giản, thành công cao

Nên sử dụng đất sét để trồng những cây nào? 

Sau khi giải đáp được thắc mắc đất nào giữ nước tốt nhất, bạn sẽ biết rõ mình nên dùng loại đất gì với loại cây tương ứng để từ đó cho ra thành phẩm hoàn hảo nhất. Mặc dù đất sét không kén loại cây trồng nhưng dạng đất này sẽ phù hợp hơn với các loại cây trồng sau:

  • Rau màu (nguồn thực phẩm phổ biến hằng ngày): rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn rễ, rau ăn quả, rau ăn thân, rau ăn hoa, rau thơm.

  • Cây có múi: Quýt, chanh, bưởi, cam, tắc, măng cụt…

  • Cây trồng ưa nước: Lúa, nha đam, sen súng, lan ý, rau muống, lưỡi hổ, trầu bà, hồng môn, ngọc ngân…

  • Cây hoa cảnh: hoa cúc, hoa hồng, hoa hướng dương, hoa giấy, hoa đào, hoa mai…

Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã biết đất nào giữ nước tốt nhất, từ đó tự tin hơn trong hành trình trồng cây của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng cần áp dụng cách cải tạo hay chăm sóc phù hợp với từng loại đất để chúng có thể phát huy trọn vẹn những ưu điểm cũng như tránh được các hạn chế còn tồn tại.

Xem thêm  Cây cảnh hợp tuổi Nhâm Thân 1992 mang đến nhiều may mắn tài lộc

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.