Giới thiệu về cây dưa leo
Dưa leo (hay gọi là dưa chuột) chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết tốt cho sức khỏe như: vitamin, canxi, protein… Đặc biệt, loại quả này được nhiều chị em yêu thích trong lĩnh vực làm đẹp. Là một trong những dưỡng chất thiên nhiên nổi tiếng với công dụng chống oxy hóa, dịu da, dưỡng ẩm.
Tùy theo điều kiện khí hậu địa phương và không gian trồng, bạn nên lựa chọn giống dưa dễ canh tác. Loại cây thuộc họ bầu bí này có một số giống phổ biến như:
✦
Dưa leo nếp ta
✦
Dưa leo Thái Lan
✦
Dưa leo trắng
✦
Dưa leo mèo
✦
Dưa leo baby
✦
Dưa leo chùm gai
✦
Dưa leo chùm trơn
✦
Dưa leo bao tử
✦
Dưa leo kiếm
Hướng dẫn cách trồng dưa leo cho người mới
Để đảm bảo sức khỏe và ưu tiên nguồn thực phẩm xanh sạch cho gia đình, hiện nay mô hình cách trồng cây dưa leo tại nhà được nhiều chị em áp dụng vì không cần quá kỹ trong khâu chăm sóc. Chỉ cần một góc nhỏ ở sân vườn hay ban công là bạn có thể gieo hạt dưa leo một cách dễ dàng.
Chuẩn bị
✦
Chọn hạt giống dưa leo chuẩn: bạn có thể tìm mua ở các địa điểm bán giống cây uy tín như siêu thị hoặc cửa hàng nông sản. Tại đây, bạn cũng có thể tham khảo nhân viên để hiểu rõ hơn đặc tính của từng loại và đưa ra lựa chọn phù hợp.
✦
Mua chậu trồng dưa leo: Vì bộ rễ của cây phát triển khá nhanh nên hãy chọn thùng xốp hay chậu nhựa to để cây sinh trưởng tốt. Để giúp rễ được thông thoáng, trao đổi oxy và tránh tình trạng ngập úng chết cây, bạn hãy nhớ đục lỗ trước khi trồng nhé.
✦
Đất trồng: nên trộn đất pha với phân trùn quế, phân hữu cơ, phân xanh… nếu điều này quá khó vì bạn không biết xử lý đất trồng dưa leo như thế nào thì phương án tốt nhất là hãy chọn mua đất hữu cơ vi sinh tại cửa hàng khi mua hạt giống. Vì đất là một trong những nhân tố quyết định tỷ lệ thành công và tăng năng suất cho cây. Đất tơi xốp, dễ dàng thoát nước và đủ dinh dưỡng thì cây sẽ luôn khoẻ mạnh và cho trái sai trĩu quanh vụ mùa.
>> Xem thêm: Top mô hình trồng rau sạch tại nhà hẹp đơn giản, hiệu quả nhất
Các bước thực hiện
Cách trồng dưa leo đơn giản và dễ thực hiện, giúp bạn có thể thu hoạch được những quả ngọt và giòn nhất.
Bước 1: Ủ mầm
Tiến hành bỏ hạt giống vào một bát nước ấm ngâm với nhiệt độ 30-35°C trong thời gian 2-3 tiếng. Vớt hạt và rửa sạch với nước, sau đó đem ủ trong khăn ẩm với nhiệt độ 27-30°C từ 3-5 ngày. Chú ý giữ độ ẩm cho khăn và khi kiểm tra thấy hạt giống nứt nanh, nảy mầm thì bắt đầu đem đi gieo
Bước 2: Gieo giống dưa leo trong khay xốp
Cho một lượng đất vừa đủ vào khay, tiếp đến dùng ngón tay ấn xuống đất tạo lỗ trồng khoảng 1cm, mỗi lỗ như vậy gieo vào 2-3 hạt. Lấp đất và phun nước để cung cấp độ ẩm vừa đủ cho đất. Cuối cùng, phủ khay với túi nilon và đặt khay ươm ở nơi có nắng ấm nhẹ để hạt nhanh chóng nảy mầm.
Ở bước này, đất là một nhân tố quan trọng thúc đẩy mầm xanh phát triển, nếu có thể tự tay chuẩn bị phần này, bạn hãy tham khảo thử cách làm đất trồng dưa leo tại nhà nhé!
Bước 3: Trồng cây dưa leo trong thùng xốp hoặc chậu nhựa
Chỉ cần sau 1 tuần gieo, là hạt đã phát triển thành mầm non. Quan sát cây con ướm chừng cao khoảng 10cm là bạn có thể chuyển cây sang thùng xốp và để cây bước vào giai đoạn trưởng thành. Dùng lưới để che chắn cho cây vài ngày đầu để cây tập thích nghi với môi trường mới.
Thời gian trồng và thu hoạch
Dưa chuột phù hợp trồng quanh năm. Nhưng để cho năng suất cao nhất, ít bị sâu bọ tấn công, nên lựa chọn canh tác vào khoảng thời gian tháng 5 đến tháng 8 và tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
Thời điểm trồng nên chọn là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát (khi không có ánh nắng gay gắt). Chú ý che phủ tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời để cây hồi sức và thích nghi.
Khi trồng dưa leo tự thụ phấn hay không? Lúc nào cây cho ra quả? Cây có thể tự thụ phấn nhờ côn trùng. Tùy theo sự phát triển của từng giống, khoảng từ 60-80 ngày thì cây sẽ cho ra quả, lúc này bạn đã có thể thu được quả ngọt do chính tay mình vun vén, chăm sóc. Khi thu hoạch nên hái vào sáng sớm hoặc chiều mát, vì thời điểm này là lúc cho quả ngon, ngọt và giòn nhất.
Nên bón phân đạm và kali 2 tuần/lần để tái tạo dinh dưỡng cho đất nuôi cây, tiếp tục cho ra những quả chất lượng đợt tiếp theo.
>> Xem thêm Hướng dẫn cách trồng rau xà lách xoăn đơn giản, dễ làm tại nhà
Bảo quản dưa chuột
Cách bảo quản dưa leo tươi ngon, không bị héo và hạn chế mất nước:
Cách bảo quản dưa chuột trong tủ lạnh
✦
Cách 1: Không rửa, bọc từng quả vào khăn giấy và đựng trong túi nilon kín.
✦
Cách 2: Sau khi rửa sạch, để ráo thì bạn hãy sơ chế cắt gọt dưa leo theo khẩu phần ăn vừa đủ. Lót một lớp khăn giấy dưới đáy hộp và đặt dưa leo lên trên rồi đậy kín hộp. Nếu thấy khăn giấy ướt, bạn có thể thay để dưa giữ được độ tươi ngon.
Để dưa giữ được độ tươi ngọt, thanh mát bạn nên ăn trong khoảng từ 3-5 ngày kể từ ngày lưu trữ.
Cách bảo quản dưa ở nhiệt độ phòng
Dưa leo sẽ dùng được lâu và tươi ngon hơn khi được để ở nơi khô thoáng, mát mẻ. Nếu không có tủ lạnh, bạn hãy thử cách này nhé.
>> Xem thêm: Cách bảo quản trái cây không cần tủ lạnh đúng cách, đơn giản
Các vấn đề thường gặp khi trồng dưa leo tại nhà
Cách trồng dưa leo hiệu quả không có nghĩa là cây sẽ phát triển tự nhiên và cho trái quanh năm. Đôi khi, thời tiết và môi trường sẽ là nhân tố tác động khiến dưa leo chậm phát triển. Để ngăn chặn kịp thời, bạn cần biết các bệnh về cây sau:
✦
Khi xuất hiện một lớp phấn trắng lắng đọng trên bề mặt khiến lá trở nên còi cọc và teo tóp. Bạn nên giữ cho đất ẩm và trồng ở những vị trí mát mẻ hơn.
✦
Nếu cây, lá còi cọc và biến dạng, lá có hoa văn khảm màu vàng đặc biệt. Hoa bị giảm hoặc không mọc. Quả nào xuất hiện cũng đều nhỏ, rỗ, cứng và không ăn được. Đây là bệnh lây từ cây này sang cây khác do rệp hút nhựa cây.
✦
Lá có đốm vàng và dần chuyển thành màu nâu. Lúc này cây bị mắc bệnh rũ lá.
Khi cây dưa leo có một trong số những biểu hiện trên, bạn cần đến ngay cửa hàng nông sản và nêu rõ các triệu chứng của cây để có phương án xử lý nhanh chóng nhất.
>> Xem thêm: Những điều cần lưu ý để cây cảnh trồng trong nhà luôn tươi tốt
Những lưu ý cần biết khi trồng và chăm sóc cây dưa leo
Vì thuộc nhóm cây ưa nhiệt nên khi trồng nơi có ánh sáng nhiều thì dưa leo sẽ nhanh lớn và cho chất lượng quả tốt.
✦
Nhu cầu cần nước của cây khá cao nhưng cây sẽ không chịu được ngập úng. Trong 2 tuần đầu khi mới trồng, bạn nên tưới nước thường xuyên cho cây. Phủ phân chuồng hoặc rơm xung quanh để giúp giữ ẩm đất.
✦
Khoảng tuần thứ 3, lá và tua cuốn của dưa leo bắt đầu phát triển, đây là thời điểm thích hợp để tiến hành làm giàn cho cây bám vào. Bạn vẫn có thể chọn cách trồng dưa leo không cần giàn. Tuy nhiên, việc làm giàn và cắt tỉa cây sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của quả nên bạn đừng bỏ qua bước này nhé.
✦
Giai đoạn dưa leo cần được chăm sóc kỹ nhất là tròn 1 tháng (giai đoạn chuẩn bị ra hoa). Tiếp tục cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây bằng cách bón phân NPK vào thời điểm này. Tưới nước đều đặn mỗi ngày 2 lần để cây luôn tươi tốt, khoẻ mạnh.
Việc tận dụng khoảng không gian trong vườn nhà hoặc trên sân thượng làm vườn rau không chỉ đem lại nguồn rau hữu cơ sạch mà còn là một hoạt động giúp bạn thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Chúc bạn áp dụng cách trồng dưa leo cơ bản thành công và có được một giàn dưa sai trĩu quả.
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười hai, 2024Cách chăm sóc cây thường xuân tươi tốt tại nhà
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười một, 2024Tổng hợp các cách trồng dưa leo cơ bản cho người mới
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười, 20247 loại cây trồng ban công vừa đẹp vừa tỏa hương thơm ngát
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng chín, 2024Mẹo Chụp Ảnh Cây và Hoa Tuyệt Đẹp Ngoài Thiên Nhiên