Tấn tần tật về xương rồng tai thỏ
Xương rồng không quá xa lạ với nhiều người yêu thích trồng cây. Tuy nhiên, đối với loài cây xương rồng tai thỏ thì không có nhiều người hiểu rõ về đặc điểm và nguồn gốc. Cleanipedia xin chia sẻ một số thông tin về loài cây này như sau:
Nguồn gốc
Xương rồng tai thỏ có tên tiếng Anh là Opuntia microdasys, được biết đến là một loài cây xương rồng thuộc họ Cactaceae. Một trong những loài cây này có nguồn gốc tại phía Bắc và trung tâm của Mexico với đặc điểm độc đáo là hình dáng có nhiều cánh nhỏ giống tai thỏ. Vì vậy, nhiều người gọi loài cây xương rồng giống tai thỏ.
Loài xương rồng này thường mọc tự nhiên trong các vùng hoang mạc và bán hoang mạc. Giống cây này có khả năng thích nghi với điều kiện khắc nghiệt như biến đổi khí hậu và đất đai cằn cỗi. Điều này giúp cho việc trồng và chăm sóc cây xương rồng trở nên dễ dàng hơn.
Đặc điểm
Xương rồng tai thỏ giống như một đôi tai thỏ, có thân màu xanh và được bao phủ bởi nhiều gai nhỏ, xếp thành từng hàng và phân bố đều trên thân. Điều này giúp cây dự trữ nước tốt hơn và chống chọi lại thời tiết khắc nghiệt ở hoang mạc.
Cây xương rồng này thường phát triển với một thân chính và có hai nhánh nhỏ mọc ra. Một số trường hợp hiếm hoi, cây cũng có thể phát triển nhiều nhánh hơn. Điều này làm cho loài xương rồng này nổi bật và dễ nhận biết so với các loài xương rồng khác trong họ Cactaceae.
Kích thước của xương rồng này thường nhỏ và có chiều cao tối đa chỉ khoảng vài mét. Hoa của cây có màu sắc đa dạng, bao gồm màu vàng và đỏ. Quả của loài này ban đầu có màu xanh và khi chín và thường đổi sang màu đỏ. Quả xương rồng chứa nhiều hạt, trung bình khoảng 3.000 hạt cho mỗi cây. Gai trên thân cây có thể biến thành lá nếu được trồng trong điều kiện môi trường râm mát, lá sẽ trở nên dày và có cuống ngắn
Bạn đã biết công dụng của xương rồng tai thỏ chưa?
Cây xương rồng loại tai thỏ không chỉ để làm cảnh mà còn có nhiều tác dụng khác như chế biến các món ăn ngon và ứng dụng trong y học. Cùng Cleanipedia tìm hiểu chi tiết công dụng cụ thể của loại cây này nhé:
- ✦
Chế biến món ăn ngon từ cây xương rồng tai thỏ:
Loài xương rồng này là một trong những đặc sản phổ biến tại Mexico, nơi người dân sáng tạo nhiều món ăn độc đáo bằng cách kết hợp xương rồng với nhiều loại nguyên liệu khác nhau như: trứng gà, thịt, bánh mì và salad.
Khi nhập khẩu vào Việt Nam, chúng ta đã thể hiện sự sáng tạo không kém so với người dân Mexico. Xương rồng tai thỏ trở thành một đặc sản của tỉnh Quảng Nam. Từ đó, tại vùng đất này xuất hiện nhiều món ngon độc đáo như xương rồng luộc, xương rồng xào, canh xương rồng, gỏi xương rồng và salad xương rồng.
- ✦
Áp dụng trong y học với công dụng chữa bệnh:
Ngoài ra, giống xương rồng này còn được biết đến với các công dụng chữa bệnh. Trong y học cổ truyền, loài cây này được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh như: đau răng, sâu răng, viêm dạ dày, viêm ruột, và sốt rét. Hơn nữa, mỗi bộ phận của cây cũng có các công dụng riêng, ví dụ như lá được dùng để chữa bí tiểu và đinh sang, trong khi nhựa được sử dụng để điều trị xơ gan, thấp khớp, đau thần kinh, mụn cóc và các vấn đề về da.
Theo y học hiện đại, xương rồng tai thỏ được cho là có khả năng giảm nồng độ cholesterol. Nhờ đó, loài cây này có thể ngăn ngừa hiệu quả các bệnh như: ung thư, hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường, chống viêm nhiễm, bảo vệ tế bào não và hỗ trợ hệ tiêu hóa của cơ thể.
Hướng dẫn chi tiết cách trồng xương rồng tai thỏ đơn giản tại nhà
Việc trồng xương rồng có thể thực hiện thông qua việc sử dụng hạt giống hoặc chiết cây. Tuy nhiên, việc chiết cây đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn nên nhiều người thường ưa chuộng việc sử dụng hạt giống. Nếu bạn chưa biết cách trồng cây xương rồng phù hợp có thể thực hiện theo các bước gieo từ hạt giống sau:
- ✦
Bước 1: San bằng đất trong chậu đã chuẩn bị sẵn. Sau đó, bạn rải đều hạt giống lên trên mặt đất và nhẹ nhàng ấn hạt xuống. Cuối cùng, thêm một lớp sỏi lên trên bề mặt để giúp duy trì nhiệt độ ổn định. Mặc dù không bắt buộc nhưng việc này sẽ tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của cây.
- ✦
Bước 2: Bạn cung cấp một lượng nước vừa đủ cho cây và đảm bảo tưới đều trên bề mặt để duy trì độ ẩm. Tiếp theo, bạn có thể sử dụng túi nilon để bọc kín miệng châu. Từ giai đoạn này, bạn nhớ duy trì việc tưới nước đều đặn khoảng 2-3 ngày/lần. Sau khoảng 10 ngày, cây xương rồng tai thỏ sẽ bắt đầu nảy mầm
Kỹ thuật chăm sóc xương rồng tai thỏ
Bất kỳ trong loài cây nào cũng cần có nắm rõ các kỹ thuật chăm sóc để cây dễ dàng phát triển tốt. Đối với loài cây xương rồng này, bạn cần lưu ý một số yếu tố quan trong sau đây:
- ✦
Nước: Xương rồng là cây chịu hạn, vì vậy bạn không cần phải tưới nước nhiều. Tuy nhiên, cây vẫn cần một lượng nhỏ nước để duy trì độ ẩm. Hãy tưới cây một lần mỗi tuần với khoảng 30-40ml nước. Đảm bảo rằng chậu cây có lỗ thoát nước để tránh tình trạng ngập úng.
- ✦
Ánh sáng: Xương rồng tai thỏ cần ánh sáng để phát triển tốt. Trong tự nhiên, giống cây này thường mọc ở các khu vực có ánh sáng trực tiếp. Nếu trồng trong điều kiện thiếu sáng, bạn nên tắm nắng cho cây 2-3 lần/tuần để đảm bảo cây nhận đủ ánh sáng cần thiết.
- ✦
Nhiệt độ: Giống cây xương rồng này chịu được nhiệt độ từ 10 đến 50 độ C. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt nhất, nhiệt độ nên được duy trì trong khoảng 15-28 độ C. Điều này đảm bảo rằng cây không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.
- ✦
Phòng trừ sâu bệnh: Cây xương rồng tai thỏ thường gặp một số vấn đề về sâu bệnh như bệnh thối gốc, bệnh đốm than và bệnh rệp sáp.
- ✦
Bệnh thối gốc: Đây là loại bệnh gây ra các đốm thối trên cây. Nguyên nhân chủ yếu là do sai sót trong quá trình chiết cây. Để ngăn chặn bệnh này, hãy khử trùng công cụ trồng cây, sử dụng đất có ít nấm mốc và loại bỏ các cành cây có nguy cơ lây nhiễm.
- ✦
Bệnh đốm than: Loại bệnh này thường xuất hiện với các đốm màu nâu nhạt trên cây. Để ngăn chặn bệnh này, hãy đảm bảo cây được trồng ở nơi khô ráo, thoáng mát và hạn chế việc tưới quá nhiều nước.
- ✦
Bệnh rệp sáp: Loại rệp này hút nhựa cây, gây suy yếu cây và ngăn chặn sự phát triển của nó. Để kiểm soát bệnh, bạn nên kiểm tra cây thường xuyên và loại bỏ rệp sáp khi cần thiết.
- ✦
Nhân giống: Để nhân giống xương rồng tai thỏ, bạn có thể sử dụng phương pháp ghép cây. Bước đầu, hãy chọn những nhánh cây to khỏe và xanh tươi. Sau khi cắt, đợi vết cắt khô sạch và sau đó cắm cây vào chậu đã chuẩn bị sẵn. Hãy nhớ đảm bảo nhánh cây đã được cắm chặt vào đất nhé. Sau khoảng 20-25 ngày, nhánh cây sẽ phát triển rễ.
>>> Xem thêm:
- ✦
Sen đá tím: Nguồn gốc, Ý nghĩa và Cách trồng
- ✦
Các mẹo chăm sóc cây sống đời không phải ai cũng biết
- ✦
Bỏ túi ngay cách trồng cây hoa nhài và chăm sóc đúng để nở rộ quanh năm
Cây xương rồng tai thỏ có nhiều công dụng trong cuộc sống như chế biến món ăn và áp dụng trong y học. Hy vọng với những thông tin mà Cleanipedia cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại cây này. Để có thêm nhiều thông tin khác bạn đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Cleanipedia nhé!
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười hai, 2024Cách chăm sóc cây thường xuân tươi tốt tại nhà
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười một, 2024Tổng hợp các cách trồng dưa leo cơ bản cho người mới
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng mười, 20247 loại cây trồng ban công vừa đẹp vừa tỏa hương thơm ngát
- Chia sẻ kiến thức13 Tháng chín, 2024Mẹo Chụp Ảnh Cây và Hoa Tuyệt Đẹp Ngoài Thiên Nhiên